Lũ chia cắt, cô lập nhiều vùng ở Quảng Nam
Nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân tại năm xã thuộc H.Phước Sơn (Quảng Nam) đang bị cô lập. Hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My cũng đang bị lũ chia cắt.
Nước lũ chia cắt các xã tại huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) – Ảnh: Hoàng Sơn
Trong suốt thời gian kéo dài từ đêm 1 đến rạng sáng 2.10, H.Phước Sơn có mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến ở mức khoảng 250 mm làm nhiều xã bị ngập cục bộ.
Theo ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn, do nước lũ lên cao, năm xã vùng cao bao gồm: Phước Kim, Phước Thành, Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công với khoảng 4.000 hộ dân đã bị cô lập hoàn toàn.
Ngoài ra, mưa lớn còn gây sạt lở đất, ách tắc giao thông tại các xã Phước Hiệp, Phước Hòa. Riêng thôn 1 và thôn 10 (xã Phước Hiệp) bị thiệt hại nặng nhất do nước lụt dâng cao làm ngập nhiều nhà cửa của người dân.
Theo nhận định của UBND H.Phước Sơn, mặc dù mưa không kéo dài nhưng do thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng nên nước lũ lên nhanh bất thường, gây ngập nhiều nơi.
Thủy điện Đăk Mi 4 bắt đầu xả lũ vào sáng 2.10 với lưu lượng 2.000 m3/giây – Ảnh: Hoàng Sơn
Chính quyền địa phương đã yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 xã lũ qua năm cửa tràn với lưu lượng 2.000 m3/giây nhằm tránh ngập lũ.
Do ngập lụt nên trong ngày 2.10, các trường học trên địa bàn đều cho học sinh nghỉ học.
Hiện UBND H.Phước Sơn đang khẩn trương điều động lực lượng ứng cứu người dân các vùng bị cô lập; tổ chức sơ tán người dân ra vùng có nguy cơ ngập nặng hoặc sạt lở.
Trong khi đó, nhiều tuyến đường huyết mạch từ trung tâm H.Bắc Trà My về các xã Trà Giáp, Trà Ka, ven lòng hồ Sông Tranh 2… xảy ra tình trạng sạt lở đất. Lũ đã dâng nhanh, gây ngập cục bộ ở hàng loạt xã, thị trấn trên địa bàn H.Bắc Trà My, nhiều tuyến giao thông tê liệt. Tại ngầm Sông Trường trên tuyến đường ĐT616, lũ đã băng qua ngầm và dâng cao gần hai mét, chia cắt hai huyện Nam – Bắc Trà My.
Video đang HOT
Ở H.Nam Trà My, mưa lớn từ tối qua đến sáng nay 2.10 đã gây sạt lở lớn tại tuyến đường tây Tắc Pỏ đang thi công, khiến đất đá tràn vào nhà của năm hộ dân. Những hộ này đã được UBND xã Trà Mai tổ chức di dời nhưng vẫn chưa chịu đi, đến sáng nay mới đồng ý cho di dời.
Nước đổ về lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 tăng đột biến, với lưu lượng bình quân 2.200 m3/s đo được từ sáng qua 1.10, khiến Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cho phát điện tối đa hai tổ máy.
Xe múc tại công trường kè suối chợ thị trấn Trà My (H.Bắc Trà My) cũng bị lũ cuốn trôi – Ảnh: Văn Bình
Đến 15 giờ chiều nay 2.10, sau nhiều giờ huy động lực lượng dân quân và người dân địa phương tìm kiếm, thi thể anh Nguyễn Văn Chính (21 tuổi, trú tổ 1, thôn Định Yên, xã Trà Đông, H.Bắc Trà My) đã được tìm thấy. Trước đó, khoảng 5 giờ sáng nay 2.10, anh Chính băng qua khu vực giao thủy giữa Sông Trạm với một suối nhỏ để lùa trâu vì sợ lũ cuốn trôi trâu và bị lũ cuốn. Cũng trong trưa nay 2.10, cô giáo Nguyễn Thị Phi Phụng (24 tuổi, trú H.Thăng Bình, đang dạy tại điểm trường tiểu học ở thôn 2B, xã Trà Giác) bị rắn độc cắn từ tối 1.10 mới được đưa đến Trung tâm Y tế H.Bắc Trà My cấp cứu. Sức khỏe cô Phụng hiện đã tạm qua cơn nguy kịch. Để cứu tính mạng cô giáo, nhiều phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và thanh niên địa phương phải cắt rừng, làm cáng khiêng, thậm chí đóng bè qua sông… mới đưa được cô Phụng đến bệnh viện. ( H.X.Huỳnh – Văn Bình)
Theo TNO
Người miền Trung gồng mình sau siêu bão
Một ngày sau khi siêu bão đổ bộ, vùng tâm bão từ huyện Gio Linh (Quảng Trị) đến các địa phương của tỉnh Quảng Bình, hàng ngàn người dân tham gia dọn dẹp, lợp lại mái nhà...
Bão số 10 với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 12 khiến vùng tâm bão Quảng Bình tan hoang. Thống kê ban đầu tỉnh này có hơn 11 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, hơn 1 nghìn ngôi nhà bị ngập và 35 người bị thương.
Chỉ bị cơn bão quét qua, nhiều nhà dân ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị cũng bị hư hỏng nặng. Người dân vui mừng vì bão đã tan và tranh thủ dọn lại nhà cửa.
Nhiều tuyến đường bị cát trắng phủ đầy. Người dân xã Trung Giang (huyện Gio Linh) nạo cát cho nước thoát ra biển.
Đoạn đường từ Cửa Việt về Cửa Tùng (Quảng Trị) bị ngập nặng. Dịch vụ "thồ xe thuê" xuất hiện với phí 15.000 đồng/lượt.
Những mái tôn cong veo sau bão cũng được gỡ xuống để thay thế những mái tôn mới. "Cũng không nghĩ chờ đến lúc Nhà nước hỗ trợ, mình phải chủ động cải thiện để sớm trở lại công việc", một chủ gara ô tô nói.
Người dân vùng bão Lệ Thủy (Quảng Bình) tận dụng những tấm lợp đỡ vỡ hơn để che chắn tạm mái nhà bị tốc, phòng hoãn lưu bão có khả năng gây mưa lớn.
Trong khi đó, một hộ dân ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) buộc dây vào người để trèo lên mái ngói căn nhà ba tầng lợp lại.
Ảnh hưởng của bão, các số điện thoại bàn tại Quảng Bình bị cắt liên lạc, công nhân viễn thông phải tỉ mẩn cắt từng cành cây gãy đè lên dây cáp để sớm khắc phục sự cố.
Hàng ngàn cây lớn bị đổ đè lên đường quốc lộ, đường sắt, nhà cửa... người dân phải nỗ lực cưa, chặt để giải phóng mặt bằng.
Nhiều trường học ở vùng tâm bão bị hư hỏng nặng. Tại trường mầm non Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), các giáo viên phải khắc phục sự cố nhà trường bị tốc mái, cổng sắt bị đổ sập, nhiều khu vui chơi hư hỏng.
Sau bão, nhiều người làm nghề buôn bán đồng nát có thể hái ra tiền từ việc nhặt nhạnh hoặc thu mua những tấm tôn, cọc sắt...
QL 1A đến chiều 1/10 đã được thông xe, trong khi buổi sáng chỉ thông xe được một chiều do cây gãy đổ.
Đợi công nhân cưa cắt những thân cây đổ, người đàn ông này xin về nhà làm củi, dù đang bị bệnh đau mắt đỏ.
Quảng Bình đến hết ngày 1/10 vẫn chưa có điện. Những bữa cơm của người dân tuy có vất vả hơn trước nhưng đỡ nhọc nhằn vì bão đã tan.
Trong khi đó, nhiều ngư dân ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình đã tận dụng nước lớn để chèo thuyền đánh cá tại phá Tam Giang và những cánh đồng ngập đồng.
Theo báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Bình lúc 16h ngày 1/10, thiệt hại bão số 10 ước tính giá trị là 4.600 tỷ đồng. Bão cũng đã làm 5 người chết, 2 người mất tích và 140 người bị thương. Ngoài ra, có 345 nhà bị sập đổ, 15.517 nhà bị tốc mái, 3.581 nhà bị ngập và 460 trường học bị tốc mái. Có tới 113 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng Về nông nghiệp, tỉnh này có 238 ha lúa bị ngập và hư hỏng. 2.499 ha hoa màu các loại bị thiệt hại. 277 ha hồ tôm và 12 ha hồ cá nước ngọt mất trắng. 7.495 ha cây công nghiệp và 11.297 ha cao su bị đổ gãy. Tuy nhiên, đó mới chỉ là thống kê ban đầu.
Nguyễn Đông - Lê Hoàng - Trần Văn
Theo VNE
Dùng thuyền thúng "xé" dòng nước lũ cứu 11 người trong đêm "Nghe tiếng kêu cứu từ những hộ ngoài xóm, tôi vội kéo chiếc thuyền thúng đánh cá ra ứng cứu. Lúc này nước lên rất nhanh và chảy xiết, mưa vẫn tầm tã...", ông Văn Đức Quỳnh (54 tuổi), xã Quỳnh Trang, kể lại giây phút dùng thuyền thúng đi cứu người. Dỡ ngói cứu người trong đêm lũ Tính đến 14h ngày...