Lũ bùn thải kinh hoàng do vỡ đập ở Brazil
Ít nhất 17 người thiệt mạng và hơn 40 người mất tích trong vụ vỡ đập hồ chứa nước thải tại khu mỏ Germano thuộc bang Minas Gerais, đông nam Brazil.
Cảnh tan hoang tại Bento Rodrigues sau vụ vỡ đập – Ảnh: AFP
Theo AFP, đập hồ chứa nước thải Fundao tại khu mỏ quặng sắt của Công ty Samarco, vốn là liên doanh giữa các tập đoàn khai khoáng Vale (Brazil) và BHP Billiton (Úc) đã bị vỡ lúc 16 giờ 20 ngày 5.11 (giờ địa phương, tức 1 giờ 20 sáng 6.11, giờ VN).
Hậu quả là cơn sóng thần nước thải ầm ầm đổ xuống đồi, gây lở đất và tạo thành dòng lũ bùn khổng lồ tràn vào thị trấn Bento Rodrigues với dân số khoảng 620 người, hầu hết là các gia đình công nhân làm việc trong khu mỏ. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy dòng lũ bùn kéo dài khoảng 2 km, nhấn chìm hàng chục ngôi nhà. Mái nhà, tài sản, cây cối bị quăng quật nằm vương vãi trong một khu vực rộng lớn bị nhuộm một màu đỏ mái tang tóc. Đây đó, nhiều người đứng ngồi trên mái nhà la hét cầu cứu.
Video đang HOT
Truyền thông địa phương dẫn lời giới chức ở TP.Mariana kế cận cho hay có tới 80% diện tích Bento Rodrigues chìm trong bùn, đồng thời cảnh báo nguy cơ tiếp tục xảy ra lở đất là rất cao. “Tình hình xấu lắm. Mọi thứ chìm đều bị chôn vùi. Lũ bùn tràn ngập khắp mọi nơi. Khó mà sống sót nếu bị mắc kẹt dưới lớp bùn đất dày đặc như vậy”, ông Adao Severino Junior, người đứng đầu Sở Cứu hỏa Mariana, nói. Ngoài ra, dưới sức tàn phá của lũ bùn, nhiều cột điện và cột tín hiệu trong vùng cũng bị quật đổ, khiến toàn bộ Bento Rodrigues và nhiều vùng lân cận chìm trong cảnh mất điện và bị cắt liên lạc hoàn toàn.
Lực lượng cứu hỏa địa phương xác nhận ít nhất đã có 17 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương và số người mất tích lên đến hơn 40 người. Tuy nhiên, Cơ quan Phòng vệ dân sự của bang Minas Gerais cảnh báo số nạn nhân có thể còn tăng cao hơn. Hiện hàng trăm người mất trắng nhà cửa, tài sản đang phải trú tạm trong nhiều trại sơ tán dã chiến ở Mariana. Ngoài ra, lũ bùn cũng tràn đến ngôi làng Paracatu de Baixo kế cận Bento Rodrigues và cư dân tại đây đã được lệnh sơ tán.
Cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra về vụ việc, trong khi Công ty Samarco cho biết chưa thể xác định nguyên nhân gây vỡ đập. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã ra lệnh quân đội và các đội phòng vệ dân sự quốc gia nhanh chóng đưa lực lượng đến hỗ trợ người dân ở vùng bị ảnh hưởng cũng như tham gia tìm kiếm các nạn nhân.
Theo Thị trưởng Duarte Junior của Mariana, hiện các đội cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường do các tuyến đường đều bị lớp bùn đặc quánh, dày nhiều mét phong tỏa. Ngày 6.11, một chuyên gia thuộc Ủy ban Quản lý đập của Brazil cho hay đây “có thể là sự cố vỡ đập nghiêm trọng nhất trong lịch sử Brazil”.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Brazil: Vỡ đập chứa nước thải của mỏ sắt, quét sạch cả làng
Một con đập chứa nước thải từ một mỏ khai thác ở Brazil ngày 5.11 đã bị vỡ gây ra lũ bùn quét qua một ngôi làng làm hàng chục người thiệt mạng và 45 người mất tích.
Vụ vỡ đập nước thải gây lũ bùn tại Brazil - Ảnh chụp từ clip của Reuters
Con đập dùng chứa nước thải từ một mỏ khai thác quặng sắt tại thành phố Mariana, bang Minas Gerais (Brazil) thuộc sở hữu của công ty Samarco liên doanh giữa Úc và Brazil, theo Reuters ngày 5.11.
Khối nước từ con đập khi tràn xuống đồi đã gây ra lũ bùn, phá hủy nhiều ngôi nhà. Hội đồng thành phố cho hay đã sơ tán khoảng 600 người đến các vùng đất cao tại làng Banto. Truyền thông địa phương cho biết khoảng 15-16 người thiệt mạng và 45 người mất tích.
Công ty khai thác mỏ Samarco xác nhận vụ việc và cho biết chất thải độc hại từ việc khai thác đã bị tràn ra ngoài. Công ty này cũng hứa sẽ giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất cho người dân và môi trường, theo đài RT.
Đây có thể là vụ vỡ đập tồi tệ nhất lịch sử Brazil, theo các quan chức chính quyền.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Cảnh lũ bùn chưa từng thấy ở Quảng Ninh Sau 3 ngày, dù nước đã rút song nhiều người dân Mông Dương (TP Cẩm Phả) vẫn không thể về nhà. Bùn đất dày hàng mét khiến hàng chục ngôi nhà biến mất không còn dấu vết. Bùn đất thải của bãi than Công ty Than Mông Dương (phía trên) theo nước mưa tràn qua đập trôi xuống khu vực dân cư ở...