Louis Vuitton bị tố cáo ăn cắp ý tưởng
Nhà thiết kế Walter Van Beirendonck nói bộ sưu tập mới của Louis Vuitton lấy ý tưởng của anh.
Hôm 7/8 trên Hypebeast, Walter Van Beirendonck cho biết nhà thiết kế dòng thời trang nam của hãng mốt Pháp – Virgil Abloh – từng nhiều lần đạo ý tưởng của anh. Beirendonck nói: “Đây không chỉ là sao chép, anh ta chiếm dụng thế giới của tôi, từ ý tưởng, màu sắc, phong cách, đến đường cắt, phom dáng để đưa vào bộ sưu tập của anh ta”.
Trang phục và kính mắt của Louis Vuitton (phải và thứ ba từ phải sang) giống các thiết kế của Beirendonck. Ảnh: Gorunway.
Anh cũng bày tỏ bức xúc trên trang cá nhân: “Đây có phải là trò đùa, Virgil Abloh? Một giám đốc sáng tạo không có tài cán gì đã nhái ý tưởng của nhà thiết kế người Bỉ”. Beirendonck đính kèm một bức ảnh chụp thiết kế nằm trong bộ sưu tập Thu Đông 2020 của anh mang dòng chữ “I hate copycats” (Tôi ghét sao chép ý tưởng).
Trên Instagram, nhiều khán giả đồng tình với Beirendonck, cho rằng cách gắn thú bông lên áo rất giống với trang phục và phụ kiện nằm trong bộ sưu tập Thu Đông 2016 và 2018 của nhà thiết kế người Bỉ. “Louis Vuitton nên cân nhắc về Virgil Abloh với sự sao chép đáng xấu hổ này”, “Đạo nhái quá rõ ràng”, “Bộ sưu tập phản ánh rõ bạn là một nhà thiết kế thế nào. Nếu bạn thực sự có chất riêng, bộ sưu tập của bạn phải có thông điệp. Nhưng đằng này, các thiết kế của bạn hoàn toàn trống rỗng, vì bạn đạo ý tưởng”… là những bình luận của khán giả.
Show Xuân Hè 2021 dành cho nam của Louis Vuitton diễn ra ở Thượng Hải hôm 6/8. Những con thú bông to nhỏ gắn trên suit là điểm nhấn xuyên suốt bộ sưu tập. Virgil Abloh cho biết ý tưởng này đến từ những lần anh đi mua đồ chơi cho con. Chương trình gây lo ngại khi tổ chức trong thời dịch nhưng hàng trăm khán giả ngồi sát nhau mà không đeo khẩu trang. Theo WWD, video phát trực tiếp show diễn của nhà mốt đạt 85 triệu view.
Video đang HOT
Áo mang dòng chữ “I hate copycats” trong bộ sưu tập Thu Đông 2020 của Walter Van Beirendonck. Ảnh: Gorunway.
Walter Van Beirendonck sinh năm 1957 tại Bỉ. Tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Hoàng gia năm 1980, Beirendonck mở thương hiệu riêng mang tên mình và giới thiệu bộ sưu tập đầu tiên vào năm 1983. Các thiết kế lúc đó gây tiếng vang khi được truyền cảm hứng từ nghệ thuật thị giác, văn học, thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc. Sự kết hợp màu sắc bất quy tắc và chịu ảnh hưởng mạnh từ đồ họa là nét đặc trưng trong các bộ sưu tập của anh. Năm 1997, Beirendonck thiết kế trang phục cho chuyến lưu diễn “PopMart Tour” của U2. Hai năm sau, ông được trao tặng danh hiệu danh dự “Đại sứ văn hóa vùng Flanders”.
Xuất thân với bằng cử nhân kỹ sư xây dựng, Virgil Abloh từng nhiều lần bị tố cáo đạo ý tưởng của nhiều nhà mốt trên thế giới. Thiết kế dành cho nam trong show Thu Đông 2019 của anh bị cho giống của thương hiệu COLRS đến từ Nigeria và thương hiệu Gramm của Anh. Váy thuộc bộ sưu tập nữ Xuân Hè 2019 cũng bị cộng đồng yêu thời trang phát hiện giống hai thiết kế của Miniswoosh và Giambattista Valli.
Kansai Yamamoto - 'Kính vạn hoa' của làng mốt Nhật
Kansai tiên phong đưa thời trang Nhật Bản lên bản đồ thế giới bằng phong cách sắc màu.
Cuối tháng 7, Kansai Yamamoto qua đời ở tuổi 76 bên người thân sau hơn năm tháng chiến đấu bệnh bạch cầu. Nhiều nhân vật nổi tiếng làng mốt như nhà tạo mẫu Anna Sui, Marc Jacobs, Jeremy Scott, người mẫu Melanie Ward... bày tỏ thương tiếc. Theo W Magazine, khi nhận kết quả chẩn đoán bệnh vào tháng hai, nhà thiết kế sốc nặng. "Tuy nhiên việc đầu tiên tôi bắt đầu làm là chuẩn bị bộ đồ ngủ sặc sỡ để vui vẻ và hạnh phúc tại bệnh viện", ông viết trên trang cá nhân.
Nhà thiết kế Kansai Yamamoto giữ tinh thần lạc quan đến cuối đời. Ảnh: GQ.
Màu sắc trở thành dấu ấn phong cách, gắn liền với từng sáng tạo của Kansai Yamamoto. Nhà tạo mốt phản chiếu vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản tới thế giới hiện đại qua những gam màu rực rỡ và tươi sáng. CNN ca ngợi ông là một trong những huyền thoại thiết kế.
Phong cách Kansai ảnh hưởng tới thế hệ tài năng của thế giới như Jean Paul Gaultier, Hedi Slimane hay Raf Simons. Bảng màu rực rỡ, những kết cấu quá khổ, họa tiết đặc trưng của ông xuất hiện trong vô vàn bộ sưu tập của các nhà mốt: mùa Thu Đông 2002 của Jeremy Scott, Xuân Hè 2011 của Louis Vuitton, Thu Đông 2017 của Givenchy, Resort 2018 của Louis Vuitton... Mới nhất, trong mùa mốt Thu Đông 2020 dành cho nam, Rick Owens tái hiện những bộ jumpsuit bất đối xứng ở thập niên 1970 của ông.
(Từ trái sang phải) Thiết kế Thu Đông 2017 của Givenchy, Resort 2018 của Louis Vuitton và Thu Đông 2020 của Rick Owens chịu ảnh hưởng màu sắc, đường nét, kết cấu trong phong cách thiết kế của Kansai Yamamoto. Ảnh: Gorunway, Indigital.tv.
Sinh năm 1944 tại Yokohama trong Thế chiến hai, Kansai sóm hình thành ý chí tự lập. Bố mẹ ly dị năm ông lên bảy, cuộc sống tuổi thơ nghèo khó khiến ông biết nhìn ngắm, cảm nhận xung quanh từ nhỏ, nhất là cuộc sống của tầng lớp lao động, hay tinh thần thời hậu chiến. Năm 18 tuổi, Kansai học ngành kỹ thuật dân dụng tại đại học địa phương. Sau đó, ông rời quê hương theo học chuyên ngành tiếng Anh ở Đại học Nihon. Trong lúc học, Kansai tình cờ phát hiện ra tình yêu thời trang nên bỏ dở, đi làm công nhân với mức lương tối thiểu cho nhà mốt Junko Koshino và Hisashi Hosono để có tiền học thiết kế.
Năm 1967, Kaisan được công nhận khi thắng giải nhất trong cuộc thi thiết kế thời trang do trường Bunka Fashion ở Tokyo tổ chức. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Connect, Kansai nói: "Một số người nói tôi giàu có, không phải làm việc cật lực để thành công, nhưng sự thật tôi rất nghèo và đã đánh đổi tất cả những gì mình có để giành giải thưởng".
Nhà thiết kế Kansai Yamamoto thời trẻ. Ảnh: GQ.
Khi có tên tuổi, Kansai theo đuổi phong cách basara dù công chúng Nhật Bản thờ ơ với nó. Basara có nghĩa tự do ăn mặc với phong cách ngông cuồng, trái ngược tư tưởng "wabi sabi" nghiêng về khiêm tốn, nhã nhặn trong truyền thống của Nhật. Màu sắc, sự lòe loẹt là trung tâm thiết kế của Kansai. Khi không được đón nhận ở quê nhà, năm 1971, ông thành lập thương hiệu riêng mang tên mình và sang Anh tìm cơ hội.
Kansai là nhà mốt Nhật đầu tiên trình làng bộ sưu tập tại London Fashion Week. Theo Guardian, làng mốt phương Tây kinh ngạc khi lần đầu chứng kiến vẻ đẹp Nhật Bản qua những trang phục lộng lẫy, tươi sáng. Sáng tạo của Kansai đan xen truyền thống và hiện đại với những bộ kimono tân thời, thể hiện kiểu xăm Izerumi truyền thống, tranh Great Wave của danh họa thời Edo - Katsushika Hokusaiqua, nghệ thuật đan Kumihimo... Các tạp chí Harpers & Queen, The Sunday Times Magazine, Honey, Nova đăng mẫu thiết kế của Kaisai, gọi là "Nhật Bản bùng nổ".
Cuộc gặp gỡ của Kansai với danh ca David Bowie đã đưa trang phục của ông phổ biến tới số đông, tạo tiền đề cho phong cách Nhật Bản ghi dấu ấn trên bản đồ làng mốt thế giới.
Năm 1972, một người bạn khăng khăng Kansai phải bay tới New York để gặp Bowie bởi nam ca sĩ đã sử dụng trang phục trong bộ sưu tập nữ của ông để biểu diễn tại Radio City Music Hall. Nhà thiết kế hủy mọi lịch trình, đi thẳng tới sự kiện âm nhạc và nhanh chóng bị ấn tượng bởi cách kết hợp trang phục dị thường, độc đáo của Bowie. Hai người trở nên thân thiết.
David Bowie ủy thác Kansai Yamamoto thiết kế đồ diễn cho Ziggy Stardust - tour huyền thoại trong sự nghiệp âm nhạc của ca sĩ. Trang phục với phom dáng trừu tượng, màu sắc sống động, hoa văn đậm chất Á Đông phù hợp với phong cách lưỡng tính của Bowie. Nhiều bộ đồ trở thành kinh điển, được Kansai cài cắm văn hóa Nhật Bản. Tiêu biểu là jumpsuit Space Samurai với ống quần kẻ sọc, lấy cảm hứng từ hakama - quần truyền thống của đàn ông Nhật mặc cùng kimono. Jumpsuit đen Tokyo Pop có phần chân tròn, quá khổ. Những chiếc jumpsuit bất đối xứng sặc sỡ dựa trên ý tưởng tái hiện nhiều lớp áo kimono, kết hợp áo choàng in tên David Bowie bằng chữ Kanji... Cùng âm nhạc, phong cách thời trang đã tạo nên dấu ấn cho nam ca sĩ trong thập niên 1970.
Những trang phục biểu diễn của David Bowie trong "Ziggy Stardust Tour" do Kansai Yamamoto thiết kế. Ảnh: Pinterest, Miramax Films.
Những năm 1970 - 1980, sự nghiệp Kansai tiếp tục thành công rực rỡ khi phong cách của ông hòa quyện với trào lưu nghệ thuật pop-art thịnh hành bấy giờ. Đến năm 1992, ông ngừng tham gia các tuần lễ thời trang, chuyển sang mảng sản xuất sự kiện bởi cảm thấy không phù hợp với xu hướng tối giản hiện đại. Nhà mốt tổ chức nhiều sự kiện Super Shows tại Nga, Ấn Độ, Việt Nam..., kết hợp âm nhạc, khiêu vũ, nhào lộn, trình diễn lễ hội như cách thức khác để lan tỏa văn hóa Nhật.
Một năm trước ngày mất, Kansai vẫn lên kế hoạch tới Bắc Cực. "Tôi muốn xem cá tính của mình phản ứng sao trước không gian thuần trắng (màu sắc trái ngược với bảng màu rực rỡ của ông)", nhà thiết kế nói với tạp chí Connect.
Rộ tin Louis Vuitton ra mắt trang sức cho Airpods, giá 8,5 triệu đồng Theo hình ảnh được leak ra, đôi hoa tai từ Louis Vuitton sẽ có 2 kích cỡ khác nhau dành cho người dùng. Thời gian vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên doanh thu của các nhãn hàng lớn sụt giảm nghiêm trọng. Louis Vuitton cũng không ngoại lệ. Để đối mặt với sự sụt doanh thu từ phụ kiện,...