Louis Hà Thế hệ Instagram của sân chơi thời trang
Louis Hà (Hà Mỹ Ngân) sở hữu 98,7 nghìn lượt theo dõi trên Instagram không phải vì giọng hát, diễn xuất hay “chân dài”, mà vì thời trang. Hà mặc đồ cá tính và chụp ảnh ngẫu hứng, phong cách của cô trên mạng xã hội khiến giới trẻ mê mẩn.
“EM KHÔNG PHẢI LÀ FASHIONISTA!”
Lời bài hát “They Said”: “Nghe nói em chỉ ra đường khi trời sắp tối…” có đúng với Hà không?
Không chị, em ngủ sớm và dậy sớm. Vì sống ở quận 2 nên muốn thức khuya cũng khó. 9 giờ tối ngoài đường đã thấy vắng. Mọi thứ yên tĩnh, tiếng côn trùng kêu… ngủ rất ngon.
Những góc nhìn khác, những cảm xúc thật về cuộc sống với thời trang.
Danh xưng nào hiện giờ là phù hợp với Hà nhất: fashionista hay là gì?
Em không biết nữa. Em không phải là một hình mẫu fashionista, cũng chẳng phải KOL [PV: key opinion leader]. Em không cần nổi tiếng, chỉ muốn truyền cảm hứng cho những ai cùng sở thích.
Có rất nhiều người theo dõi Louis Hà trên mạng xã hội, họ thích phong cách Louis Hà. Điều này có thể giúp bạn có công việc thú vị hoặc cơ hội mới mẻ, tại sao lại không nhỉ?
Instagram của em nhiều “follower” nhưng khi mọi người bình luận hoặc hỏi gì đó dưới mỗi bức ảnh, em thường ít khi trả lời. Đó chỉ là vì em lười, và cũng không biết nói gì. Và một người như vậy có lẽ khó làm KOL lắm. Em cũng từng nhận lời hợp tác với nhãn hàng nhưng khi được yêu cầu phải làm theo sự sắp đặt, em cảm thấy không còn là mình nữa. Hình mẫu fashionista có lẽ… phù hợp với người khác hơn.
Điều gì và ai đó ảnh hưởng đến bạn nhất?
Đó là phim, là nhạc. Louis Hà chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều phim nước ngoài, những bộ phim có nội dung hay, màu sắc, cảnh quay đẹp và quần áo thì thật “chất”, phần lớn là phim xưa. Em thích phim Lolita, Blue Velvet, Người trong giang hồ… Hình ảnh từ phim ảnh hưởng đến phong cách thời trang của em. Em sẽ thích chọn trang phục như các nhân vật trong phim.
Công việc nào hiện tại chiếm nhiều thời gian của Louis Hà?
Em không ép mình phải sống như thế nào, làm gì để vui là được. Hiện giờ em chia sẻ sở thích thời trang với mọi người qua một cửa hàng thời trang nhỏ. Đồ bán là những lựa chọn theo cảm nhận xu hướng của bản thân. Em cũng có thực hiện y tưởng cho các bộ ảnh thời trang, sản xuất hình ảnh với những gì phù hợp sở trường. Thời gian gần đây em có hợp tác với Quỳnh Anh Shyn trong vai trò stylist cho phong cách du lịch và đời thường.
Video đang HOT
Nhưng chắc là tương lai Hà sẽ có thương hiệu riêng do mình thiết kế chứ?
42 THE HOOD
Hà có phải là một người cuồng đồ hiệu?
Em rất cuồng đồ hiệu nhưng thích săn đồ hiệu vintage hơn. Những món đồ đó thường mang vẻ đẹp kinh điển vì thế có thể kết hợp linh hoạt với nhiều phong cách và dùng được dài lâu. Đồ hiệu mà không vận dụng được nhiều thì cũng không có giá trị lớn.
Đa số hình ảnh của Louis Hà được chụp bằng điện thoại di động.
Hình ảnh trên mạng xã hội của người trẻ hiện nay luôn được chăm chút kỹ lưỡng, thậm chí là rất khác với hình ảnh đời thường. Mọi người hay nói là “sống ảo”. Có ai đã từng nói rằng Hà ở ngoài khác trên mạng không?
Có chứ ạ, người ta bảo là gặp ngoài khác thế, nhỏ con ghê. Hay trên hình lạnh lùng, ở ngoài tính tình vui vẻ. Nhưng tóm lại, em không cần người khác thấy mình giống trên hình. Việc người trẻ thích chụp và chỉnh hình là đương nhiên. Vì công nghệ hiện giờ đang mời gọi tất cả làm điều đó, đó là trào lưu. Hình ảnh là phong cách của mình, ở ngoài mình mặc sao thì chụp hình vậy.
Hà có những người bạn cùng sở thích là nhóm 42 The Hood. Nhóm rất nổi bật và gây chú y lớn trong cộng đồng người trẻ yêu thời trang. Điều gì khiến các bạn thu hút như vậy?
Đó chắc chắn là đam mê thời trang của tất cả các thành viên. Sau đó là tính hài hước của mỗi người. Cá tính đó mang lại cho nhóm niềm vui khi gặp gỡ. “42 The Hood” nghĩa là “42 Tôn Thất Thiệp forever together”. Từ chung cư 42 Tôn Thất Thiệp chúng em kinh doanh và chia sẻ tình yêu thời trang, cùng được chơi, được học nhiều điều. Đó là tuổi trẻ của tụi em. Mục đích của nhóm là kỷ niệm một địa điểm, tình bạn và truyền cảm hứng tới người trẻ.
Có khi nào Hà và các bạn trong nhóm nghĩ sẽ mang nét gì đó của Việt Nam vào phong cách của mình?
Em nghĩ để Việt hóa thời trang, mọi thứ khác xung quanh cũng cần được khuyến khích. Một ví dụ nhỏ đối với em, đó là nếu phim Việt mang đến hình tượng thời trang Việt đẹp, phù hợp với cuộc sống thì chắc em và các bạn khác tự động sẽ được truyền cảm hứng thôi. Và để người Việt mặc đẹp hơn nữa cũng cần nhiều người và nhiều độ tuổi cùng làm thời trang chứ không chỉ người trẻ.
Theo elle.vn
Thời trang phụ nữ Việt từ xưa đến nay thay đổi như thế nào?
Thời trang trên thế giới từ xưa đến nay liên tục có những thay đổi. Bạn có tò mò trang phục của người Việt Nam ta thay đổi như thế nào không?
Vậy hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm về lịch sử phát triển của thời trang Việt nhé!
Năm 2000 trước công nguyênnăm 200 sau công nguyên: Những bộ trang phục truyền thống ra đời với các họa tiết được lấy cảm hứng từ nền văn hóa Đông Sơn. Phụ nữ thường mặc áo xẻ ngực, ngắn tới bụng, ôm sát kết hợp cùng với váy dài và phụ kiện bằng kim loại.
Thế kỷ 11-13, vào thời nhà Lý đã cho ra đời nhiều trang phục khác nhau. Với thiết kế kín đáo, rộng rãi, màu sắc đa dạng, nhiều lớp áo cùng váy dài chấm chân. Bắt đầu từ những năm này trang phục phụ nữ nước ta có nét giống với trang phục của người dân Trung Hoa.
Trang phục của phụ nữ thời nhà Trần thường có tông màu tối, ống tay áo rộng hơn cùng họa tiết đơn giản mà độc đáo.
Đến thời Tiền Lê, trang phục chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi văn hóa Trung Hoa nên trang phục thường có màu chủ đạo là xanh và trắng với những họa tiết sử dụng khi làm gốm.
Vào thời nhà Mạc, phụ nữ diện quần áo rộng rãi, thướt tha không quá cầu kì với màu sắc tươi sáng.
Thời Hậu Lê lại chuộng những trang phục màu đất với váy dài chấm chân.
Từ năm 1645 đến năm 1757, những bộ quần áo đơn giản, phóng khoáng và thoải mái được các chị em phụ nữ ưa chuộng hơn cả.
Sang đến thời Tây Sơn khoảng thế kỷ 18, trang phục khá cầu kì với các chi tiết thêu may đắp tỉ mỉ, và ôm sát cơ thể hơn.
Qua đầu thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn cấm phụ nữ mặc váy vì cho là dung tục. Đây là lý do mà những bộ áo dài đầu tiên ra đời.
Những năm 50, cuộc cách tân áo dài diễn ra với các thiết kế ôm sát làm nổi bật đường cong cơ thể.
Năm 1958, áo dài là trang phục của các quý bà. Áo dài không cổ in họa tiết lá tre ra đời và được xem là mốt trong thời gian này.
Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, áo dài được biến tấu ngày càng đa dạng với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau được biến tấu dựa trên nền kiểu dáng cổ điển. Áo dài trở thành quốc phục của phụ nữ Việt và là trang phục không thể thiếu trong những dịp lễ hội trọng đại.
Trên đây là lịch sử phát triển của thời trang nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Bạn thích kiểu trang phục của thời nào nhất? Đón xem thật nhiều bài viết khác tại đây.
Theo medium.com
Gợi ý áo khoác bóng chày nữ đẹp đông 2018 2019 bạn gái cá tính nên sắm ngay Gợi ý áo khoác bóng chày nữ đẹp đông 2018 - 2019 dành riêng cho cô bạn có cá tính mạnh mẽ, hơi tomboy một chút để thoải mái diện ấm trong ngày tiết trời hơi se lạnh. Đây cũng chính là một trong những mẫu áo đang đón đầu xu hướng thời trang Việt hiện nay. Ưu điểm của món đồ này...