Lothamilk bán thoả thuận 6 triệu cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP) giá 52.200 đồng/cp
Mức giá này cao hơn khoảng 1.600 đồng/cổ phiếu so với thị giá hiện tại của IDP (theo giá đóng cửa phiên 30/3).
Lothamilk hiện cung cấp ra thị trường các sản phẩm được làm từ sữa với thương hiệu Long Thành như sữa tươi, sữa chua uống Yaourt và bánh kẹo (Nguồn: Lothamilk)
Phiên 30/3, CTCP Lothamilk (Lothamilk) đã bán thoả thuận thành công 6 triệu cổ phiếu IDP của CTCP Sữa Quốc Tế (Mã CK: IDP) với giá 52.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 313,2 tỉ đồng. Mức giá này cao hơn khoảng 1.600 đồng/cổ phiếu so với thị giá hiện tại của IDP (theo giá đóng cửa phiên 30/3).
Như vậy, Lothamilk đã chính thức thoái vốn khỏi IDP sau khoảng nửa năm nắm giữ cổ phiếu này.
Theo tìm hiểu của VietTimes, Lothamilk tiền thân là Công ty Liên doanh Bò sữa Đồng Nai, được ra đời vào tháng 8/1997. Đây là doanh nghiệp liên doanh đầu tiên của tỉnh Đồng Nai có vốn hợp tác của hai quốc gia: Việt Nam – Đài Loan.
Tháng 6/2008, Lothamilk chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 44 tỉ đồng, hoạt động chính với nhãn hiệu sữa tươi thanh trùng Lothamilk.
Video đang HOT
Đến năm 2015, Lothamilk chuyển sang hoạt động với 100% vốn đầu tư trong nước, cơ cấu cổ đông lúc này gồm: Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico, nắm giữ 49% VĐL), công ty con của Dofico – Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Bửu Long (nắm giữ 40% VĐL), ông Nguyễn Tử Mục (nắm giữ 5,26% VĐL) và bà Nguyễn Thị Điệp (nắm giữ 5,74% VĐL).
Tính đến giữa năm 2020, quy mô vốn điều lệ của Lothamilk đạt 406,1 tỉ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông Nhà nước – Dofico chỉ còn 29,89%. Cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu phần vốn còn lại của Lothamilk không được công bố.
Dù đã chính thức thoái vốn khỏi IDP, tuy nhiên Tổng giám đốc Lothamilk – ông Hồ Sĩ Tuấn Phát (SN 1974) hiện vẫn là Thành viên HĐQT của IDP. Cùng với đó, bà Chu Hải Yến (SN 1977) – Thành viên HĐQT Lothamilk – cũng đang làm Phó Tổng giám đốc IPD; và ông Trương Ngọc Hoài Phương – Thành viên ban kiểm soát Lothamilk – vẫn kiêm làm Thành viên ban kiểm soát IDP.
Hiện Chủ tịch HĐQT Lothamilk là ông Đinh Quang Hoàn (SN 1976). Dù không đảm nhiệm chức vụ nào tại IDP, song ông Hoàn là Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) – cổ đông lớn nắm 15% vốn IDP.
Bên cạnh đó, dữ liệu của VietTimes cho thấy, cập nhật tại tháng 7/2020, ông Hoàn đang sở hữu 15 triệu cổ phần, tương đương 15% vốn điều lệ CTCP Blue Point (Blue Point) – cổ đông lớn hiện nắm giữ 60,56% vốn IDP.
Ngoài ra, cùng thời điểm trên, một cá nhân khác là ông Đoàn Minh Thiện (SN 1981) – Thành viên ban kiểm soát Lothamilk – cũng sở hữu 1% vốn cổ phần của Blue Point.
Lothamilk làm ăn thế nào?
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Lothamilk có xu hướng giảm dần. Gần nhất là năm 2019, Lothamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 464,6 tỉ đồng, tăng gần 30% so với năm trước; tuy nhiên lãi sau thuế lại giảm 29,7%, từ 39,4 tỉ đồng năm 2018 xuống 27,7 tỉ đồng năm 2019.
Trước đó, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Lothamilk đạt lần lượt 317 tỉ đồng và 312,6 tỉ đồng, lãi sau thuế ở mức 55,4 tỉ đồng và 59,9 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 17,5% và 18,6%.
Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Lothamilk đạt 709,4 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 497,4 tỉ đồng, giảm lần lượt 9,9% và 4,7% so với đầu năm.
Hiện Lothamilk đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm được làm từ sữa với thương hiệu Long Thành như sữa tươi, sữa chua uống Yaourt và bánh kẹo./.
SSI: Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng đạt đỉnh vào Quý 1/2021
Theo nhận định của SSI, ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong Quý 1/2021, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện.
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong 3 tháng cuối năm 2020. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng đạt mức cao nhất trong ba năm qua.
Theo nhận định của SSI, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong Quý 1/2021, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện.
Theo đó, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế Quý 1/2021 của các ngân hàng sẽ tăng khoảng khoảng 55% - 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 45% - 55% so với cùng kỳ.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh nhiều khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa, tăng khoảng 75% - 85% so với cùng kỳ năm trước do đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề.
SSI đánh giá 3 tháng đầu năm sẽ là đỉnh cao của tăng trưởng so với cùng kỳ trong năm 2021, vì các ngân hàng đã ghi nhận nhiều thu nhập bất thường (kinh doanh ngoại hối, kinh doanh trái phiếu....) trong 9 tháng cuối năm 2020.
Tính chung cả năm 2021, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 24% so với năm 2020, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng 15% và chi phí tín dụng giảm.
Giá thép có thể đảo chiều trong năm 2021 "Màu sáng" với ngành thép trong năm 2020 là giá thép tăng rất nhiều trong nửa cuối năm do nhu cầu thế giới phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép và nguyên liệu thô... Tổng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam tăng 48% so với cùng kỳ trong 11 tháng đầu năm 2020. "Sự...