“Lột xác” nhà bếp nhỏ 9m2 trở nên hiện đại và sang trọng
Đôi khi diện tích không phải là thứ quyết định tất cả, mà điều quan trọng nhất là cách bạn bố trí, sắp xếp nội thất sao cho gọn gàng, sang trọng. Phòng bếp nhỏ 9m2 của một gia đình trẻ sống ở Moscow (Nga) dưới đây là minh chứng cụ thể.
Căn bếp đã sử dụng khá lâu nên cũ kỹ và lộn xộn, thiếu sức sống. Vốn dĩ căn bếp này không hề lớn, trong đó không gian lại phải chia các kệ tủ và nơi nấu ăn, không gian đặt bàn ăn còn rất nhỏ.
Sau khi được cải tạo, không gian bếp đã trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Toàn bộ gian phòng được chủ nhân ốp gỗ thông với tông trắng chủ đạo. Trên nền đó, sử dụng khung cửa, rèm và nệm ghế màu xanh biển đậm tạo điểm nhấn. Bàn ăn được thay thế bằng thiết kế hiện đại hơn.
Cách thiết kế hệ thống ánh sáng cũng rất ấn tượng, cách sử dụng đèn bàn ăn, đèn trần với ánh sang dịu nhẹ tạo cho căn bếp cảm giác ấm cúng và lãng mạn.
Video đang HOT
Bàn ăn với thiết kế hiện đại với tông màu trắng. Bàn ăn tuy không lớn nhưng cách thiết kế làm cho không gian bày bàn ăn khá rộng, vừa đủ để cho cả một gia đình cùng ăn tối bên nhau.
Chiếc ghế đa năng tích hợp vào chiếc tủ, ngay sát cửa sổ, kê thêm một bộ nệm và gối là có một chiếc ghế dài, tạo nên điểm nhấn cho gian bếp.
Một chiếc bàn gấp nhỏ có thể giúp tăng thêm diện tích để đồ hoặc có thể dùng để ngồi ăn khi cần.
Bếp nấu là sự tổng thể pha trộn của rất nhiều tủ và kệ lưu trữ mọi đồ dùng trong nhà bếp. Tủ bếp trên cao là nơi để chai lọ đồ dùng và gia vị. Kệ phía dưới là nơi để các loại nồi xoong và bát đũa. Ngăn ngoài cùng là thùng rác và để dụng cụ vệ sinh nhà bếp.
Theo Lao động
Cách mở rộng chiều cao cho ngôi nhà có trần thấp
Trần nhà thấp khiến căn phòng trở nên chật chội và bí bách. Một số KTS đã đưa ra các thủ thuật đơn giản để đánh lừa cảm giác, tạo sự tự do cho không gian của căn phòng có trần nhà thấp của gia đình.
Sử dụng đèn hắt sáng để nới rộng không gian cho trần nhà
Đây là một trong những giải pháp tốt nhất nếu muốn làm cho trần nhà trông cao hơn. Thiết bị chiếu sáng cho tường sẽ tạo nên bầu không khí ấm áp, gần gũi để tận hưởng không gian sống một cách trọn vẹn nhất. Ngoài việc hạn chế dùng đèn trần đồ sộ, cách sử dụng đèn trong phòng cũng có thể mang lại hiệu ứng khiến trần nhà có vẻ cao lên.
Nếu kết hợp với cửa kính rộng và cao cùng đèn tường hắt lên thì hiệu quả càng cao. Sự chuyển giao dịu dàng giữa những vùng sáng tối sẽ khiến mắt người gần như quên đi trần nhà và chiều cao của nó.
Những kệ, giá, và phụ kiện dáng cao tạo cảm giác không gian cao hơn. Ảnh minh họa
Tăng chiều cao của cửa tương đương trần nhà
Nói chung, cửa nội thất hầu như đều có cùng kích thước. Một cánh cửa cao từ sàn tới trần nhà có thể khá lạ lẫm với nhiều gia đình. Đây là ý tưởng để tạo nên ảo giác về một không gian rộng hơn.
Sử dụng sơn bóng để nới rộng không gian cho trần nhà
Sơn bóng hiếm khi được sử dụng trên tường và trần nhà, đúng hơn là chuyên dành để trang trí đồ nội thất, đặc biệt là bàn cà phê. Một lưu ý lớn khi sử dụng sơn bóng cho trần nhà là bề mặt trần phải thật bằng phẳng, nếu không, nó sẽ để lộ tất cả các khuyết điểm.
Giải pháp đưa ra là sơn tường và trần cùng màu trung tính, nhưng trần nhà bóng hơn hoặc sắc độ nhẹ hơn. Theo cách này, mắt người nhìn sẽ tập trung vào tường nhiều hơn, do đó, trần nhà có vẻ cao hơn. Làm trần bóng như gương cũng là một cách ấn tượng và hiệu quả tuyệt đối.
Treo rèm, khung tranh, ảnh cao sát trần nhà
Trường hợp muốn "kéo giãn" khoảng cách giữa sàn và trần nhà, nên treo tranh, ảnh được đóng khung theo chiều dọc. Chúng sẽ làm cho bức tường trông có vẻ cao hơn. Rèm cửa dài luôn nhấn mạnh yếu tố chiều cao. Thậm chí, nếu cửa sổ có kích thước nhỏ, loại rèm cao từ sàn tới trần nhà sẽ thể hiện các tính năng tuyệt vời của căn phòng mà trước giờ chưa được nhận ra.
Sử dụng kệ, giá, phụ kiện dáng cao
Không quan trọng để thứ gì lên kệ, đó có thể là sách, đồ trang trí, khung ảnh... Nếu sử dụng chúng, bức tường trông sẽ cao hơn và từ đó, trần nhà cũng cao hơn. Nến, cành cây, hoa... hay bất kỳ phụ kiện dáng cao nào đều rất có ích trong trường hợp này.
Tránh sử dụng đèn thả và trang trí lộn xộn
Đèn thả được thiết kế đặc biệt cho trần nhà cao, nhằm mục đích kéo trần nhà gần hơn với sàn nhà. Nếu trần nhà thấp, thì không nên sử dụng đèn thả. Thay vào đó, hãy chọn mẫu đèn ốp trần hoặc đèn âm trần. Sự lộn xộn sẽ làm giảm độ cao trần nhà. Loại bỏ bất kỳ chi tiết hoặc đồ đạc nội thất thừa thãi, rườm rà. Thiết kế nội thất đơn giản cho phép diện mạo căn phòng rộng và thoáng hơn.
Sử dụng thảm trải sàn nổi bật
Nếu trần nhà không đủ sức thu hút với mọi người, hãy chuyển sự chú ý sang sàn nhà bằng một tấm thảm trải sàn nổi bật. Thực tế, không phải dùng đến một tấm thảm, chỉ cần cố gắng duy trì sự lôi cuốn với nhiều loại họa tiết khác nhau.
Theo kinhtedothi.vn
'Ngôi nhà kết nối' trong phố nhỏ ở Sài Gòn Ngôi nhà ống 3 tầng ở TP.HCM được thiết kế tràn ngập ánh sáng, tạo không gian kết nối tự nhiên giữa con người với thiên nhiên, và giữa các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà ống ba tầng ở TP.HCM dành cho cặp vợ chồng và một cậu con trai nhỏ. Căn hộ được thiết kế nhằm tạo không gian sinh...