“Lột xác” ngành hồ tiêu (Bài 1)
LTS: Khi cây tiêu thất thế, nỗi chán nản trượt dài, nỗi lo sợ cũng nhen nhóm và lan rộng trong nông dân trồng tiêu. Họ sợ nợ nần chồng chất, sợ giá tăng giảm phập phù, sợ khó cạnh tranh vì tồn dư chất cấm, sợ phát triển không bền…
Thực tế cho thấy, đã có không ít cá nhân, tập thể chuyển đổi sản xuất theo hướng tiêu sạch, xây dựng thương hiệu rồi liên kết với người dân để đáp ứng đầu ra. Ngành hồ tiêu đang cần một hành trình mới trên diện rộng để giải quyết những bất cập, phát triển bền vững.
Thuở vàng son, cây hồ tiêu từng giúp nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Nhưng khi “vàng đen” thất thế, hồ tiêu trở thành cái “bóng” đè nặng với những người từng được nó trả công, với cả những người chưa từng chạm tới giấc mơ làm giàu.
Những tỷ phú ngày xưa, nay đâu?
Năm 1996, ông Nguyễn Bá Thịnh rời quê nhà Thanh Hóa vào huyện Lộc Ninh ( Bình Phước) lập nghiệp. Cũng quay vòng chặt – trồng mãi, ông Thịnh mới quyết định chọn cây hồ tiêu. Năm 2005, giá tiêu phục hồi. Sau vài mùa bội thu, ông Thịnh đưa cả vợ con vào Nam định cư.
Ông Lộc ngồi ưu tư bên vườn tiêu của mình. Nguyên Vỹ
Giai đoạn hoàng kim, 1ha hồ tiêu cũng đủ sức biến người trồng thành triệu phú, tỷ phú sau vài vụ mùa bội thu. Nhờ kinh nghiệm kỹ thuật cao, ông Thịnh được nhiều người gọi là “vua trồng tiêu” vì vụ nào vườn tiêu của ông cũng đạt năng suất cao ngất ngưởng. Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế cũng từng bình chọn ông Nguyễn Bá Thịnh là “Người trồng tiêu giỏi” của thế giới.
Niềm vui không dài mãi, liên tiếp những cơn “bão bệnh”, “bão giá” khiến cây hồ tiêu thất thế. Ông Thịnh kể, tiêu ở Lộc Ninh bây giờ chết nhiều lắm. Nhiều nông dân ngập trong nợ nần, và cây tiêu trở thành gánh nặng. Sau 20 năm gắn bó, “Vua trồng tiêu” một thời nay đã chuyển sang trồng… cây ăn trái!
Cũng theo chân theo những lớp người di cư đi kinh tế mới, nhưng không mấy người được may mắn như ông Thịnh. Gia đình chị Lưu Thị Thương rời Nam Định vào xã Đăk Ơ (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) từ năm 1990. Năm 2016, giá hồ tiêu bắt đầu giảm, dịch bệnh cũng lan ra. Nhưng không mấy người quan tâm vì họ nghĩ giá tiêu còn cao, tiêu chết thì trồng lại… Chị Hương cũng như nhiều hộ dân lại gom tiền tích cóp, vay thêm ngân hàng để mở rộng diện tích trồng.
Video đang HOT
Cuối năm 2019, Đồng Nai có gần 16.600ha hồ tiêu. Đến tháng 5/2020 chỉ còn hơn 13.600ha. Nguyên nhân do thời gian dài, giá hồ tiêu ở mức thấp, người dân đã chặt bỏ nhiều diện tích tiêu để chuyển qua cây trồng khác.
Từ năm 2017, giá tiêu liên tiếp “thủng đáy”, lại thêm dịch bệnh hoành hành khiến cây “vàng đen” dần thất thế. Nhiều tỷ phú “vàng đen” bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần, đồng vốn bỏ ra vẫn. Khoản vốn chị Thương đầu tư, chờ ngày cây tiêu đơm bông, nay đã “kết” thành khoản nợ 2 tỷ đồng. Lập nghiệp 20 năm ở Bình Phước, chưa bao giờ gia đình chị rơi vào cảnh túng quẫn, thiếu trước hụt sau như lúc này.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, tính cả 2 niên vụ 2018-2019 và 2019-2020, toàn tỉnh có hơn 2.735ha hồ tiêu bị chết. Trong đó, Bù Gia Mập là huyện bị thiệt hại nặng nề nhất. Riêng xã Đăk Ơ có 875ha hồ tiêu đã chết từ năm 2017 đến nay.
Tính đến năm 2020, xã Đăk Ơ có hơn 700 hộ vay vốn các ngân hàng để trồng tiêu, tổng số tiền lên tới gần 370 tỷ đồng. Nhiều hộ không còn khả năng trả nợ, không có vốn để xoay xở tái canh phải chọn cách bỏ nhà, bỏ rẫy để đi nơi khác trốn nợ. Vợ chồng chị Thương đã lớn tuổi, không biết làm gì để trả hết nợ. Người con trai lớn phải bỏ đi làm ăn xa, con trai thứ thấy gia đình không có tiền cũng xin gia đình cho nghỉ học.
“Vườn tiêu chết, chồng đổ bệnh, tôi không dám ra vườn vì sợ nhìn cảnh cả vườn tiêu trơ trụi” – chị than thở.
Tiêu vẫn cay nhưng cây vẫn phải chặt
Suốt thời gian dài, nhiều nông dân ở Đồng Nai đua nhau đổ vốn đầu tư vào hồ tiêu. Hết thời kỳ tăng trưởng nóng, giá tuột dốc, nhiều nông dân lại rủ nhau chặt bỏ cây tiêu.
Xã Lâm San là vùng trồng tiêu sạch lớn nhất của huyện Cẩm Mỹ. 2 năm trước, diện tích tiêu toàn xã có 2.500ha. Khó khăn chồng chất, hết dịch bệnh lan rộng, chi phí sản xuất tăng cao mà giá tiêu cứ chạm đáy. Nhiều nông dân không còn mặn mà chăm sóc. Nếu không chặt bỏ, chuyển đổi cây trồng khác thì nhiều hộ cũng bán đất để đi làm việc khác. Đến nay, hồ tiêu toàn xã chỉ còn khoảng 1.500ha, giảm 1.000ha.
Ở xã Lâm San, ông Phạm Tấn Lực vốn là một nông dân cần cù, chịu khó nắm bắt khoa học kỹ thuật. Đã từng đưa vườn tiêu vượt qua bao phen sóng gió vì dịch bệnh, nhưng với giá hồ tiêu thì ông đành chịu.
Thẫn thờ nhìn vườn hồ tiêu xơ xác, ông Lực kể, cây trồng này từng giúp nhà ông và nhiều hộ dân khác vươn lên làm giàu, sắm nhà, tậu xe. “Hạt tiêu vẫn cay nhưng vườn tiêu phải chặt để tìm một hướng đi mới. Tự cầm máy cưa đi cây trồng mình nâng niu chăm sóc bao năm, đau lòng lắm!” – ông Lực nói.
Ngụ cùng xã, ông Trương Văn Lộc không đủ can đảm chặt vườn tiêu để tìm cơ hội mới. Ông Lộc từ Bình Định vào Nam lập nghiệp từ 30 năm trước, nay đã hơn 60 tuổi. Mảnh đất hơn 1ha ông mua lại vốn là đất nông trường cà phê. Sau nhiều năm trồng điều bị mất giá, ông Lộc mới chuyển qua trồng tiêu.
Vụ thu hoạch vừa rồi, giá thấp, ai có điều kiện thì để tiêu lại phơi khô. Gia đình ông Lộc thì hái tiêu tươi, bán ngay tại vườn, giá chỉ 12.000 đồng/kg. Ông Lộc kể, thời tiêu có giá, ông lại không có tiêu để bán, đến khi trồng thì tiêu rớt giá. Thêm phần dịch bệnh, cây nào còn xanh cũng cho năng suất thấp. Sau 3 năm trồng, đây là mùa thứ 3 liên tiếp thất thu, giấc mộng làm giàu của ông đến nay còn dang dở.
Lâm Đồng: "Hết duyên" với dự án trồng keo
Dự án trồng keo của người dân tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã bộc lộ nhiều bất cập như xa đường giao thông, giá trị kinh tế thấp... nên người trồng đã quay lưng. Vì vậy, chính quyền địa phương đang tìm cách chuyển đổi sản xuất.
Dân hết mặn mà
Từ năm 2009 đến nay, người dân 3 xã Đầm Ròn (gồm Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M'Rông) được UBND huyện Đam Rông giao đất để thực hiện dự án trồng rừng 135.
Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, sau khi được giao đất, người dân đã triển khai, phát dọn thực bì, đào hố trồng rừng. Trong hai năm 2009 và 2010, diện tích trồng rừng đã đạt hơn 1.400ha, có thời điểm diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện được người dân phát triển lên đến 4.000ha.
Giá trị kinh tế của cây keo quá thấp khiến người dân quay lưng, bỏ đồi trọc sau 1 - 2 vụ thu hoạch. Ảnh: Văn Long
Tuy nhiên, hiện nay dự án này đang có nguy cơ "chết yểu" và bộc lộ nhiều hạn chế. Đến nay, người dân đã không còn mặn mà với việc trồng keo, nhiều diện tích rừng bị bỏ hoang, không được bảo vệ và chăm sóc.
Theo ông Lơ Mu Ha Póh - Chủ tịch UBND xã Đạ Long, hiện nay toàn xã có khoảng 400ha đất trồng keo. Thế nhưng, người dân sau khi thu hoạch xong đã không tiến hành trồng mới.
"Đa số diện tích trồng keo của người dân đều nằm xa đường giao thông, vận chuyển khó khăn, bắt buộc doanh nghiệp phải mở đường hay thuê máy cày trung chuyển với chi phí cao. Thương lái sau khi trừ các chi phí chỉ trả cho chủ rừng 5 triệu đồng/ha. Thậm chí nhiều chủ rừng còn cho khai thác không, đổi lại họ được mở đường đi vào khu sản xuất"- ông Lơ Mu Ha Póh cho biết.
Ông Lơ Mu Ha Póh cũng thông tin thêm, hiện nay nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. Trong khi đó, người dân có kỹ thuật canh tác lạc hậu nên chất lượng, giá cả thấp.
Chính vì vậy, chỉ sau từ 1 - 2 vụ trồng rừng và khai thác, mặc dù người dân thiếu đất sản xuất nhưng phải bỏ hoang, không tái đầu tư trên phần đất rừng đã được giao. Đặc biệt, việc thu hoạch thiếu đồng bộ, có rừng chưa đủ tuổi nhưng vì cần tiền, người trồng vẫn bán. Thực tế đa số người trồng rừng và các doanh nghiệp tự thương lượng, ít có đơn vị nào đứng ra cam kết tiêu thụ.
Cần chuyển đổi
Theo ông Lơ Mu Ha Póh, cây rừng trồng mới bây giờ chủ yếu là cây keo. Cây keo có đặc điểm là sinh trưởng, phát triển nhanh, mạnh với điều kiện đất rừng mới khai thác, đất tốt, có độ ẩm khá. Keo là cây có tán lá to, cành nhiều, hút nước mạnh và phát tán nước cũng mạnh.
Vì vậy, cây keo trồng trên đồi núi càng cao, càng dốc thì sinh trưởng càng kém do đất khô hạn. Hiện việc trồng rừng bằng cây keo chỉ với mục đích để bán lại cây cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu giấy hoặc xuất khẩu gỗ dăm. Như vậy, rừng trồng lại trở thành rừng trọc trong lúc chờ trồng lại cây con hoặc để tái sinh.
"Để thay đổi tình trạng trên, địa phương đã cùng với bà con nông dân đến huyện Đạ Tẻh tham quan và học hỏi mô hình trồng tầm vông. Đây là mô hình đang rất có hiệu quả mà địa phương có thể học hỏi và áp dụng ngay. Trước mắt, chúng tôi vận động bà con triển khai xây dựng mô hình trồng tầm vông đầu tiên với quy mô tập trung khoảng 10ha" - ông Póh thông tin.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Chính - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông cho biết: "Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, huyện Đam Rông mong muốn hình thành vùng nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến sâu, nâng cao giá trị gỗ. Nhưng sau nhiều năm, rừng khai thác chủ yếu phục vụ cho các nhà máy dăm gỗ, còn phát triển rừng trồng gỗ lớn vẫn còn là... ước mơ".
Cũng theo ông Chính, hiện toàn huyện có hơn 1.000ha keo sau khi thu hoạch chưa được người dân trồng mới. Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và các xã tiến hành vận động bà con trồng lại rừng. Đối với các diện tích đất rừng được các hộ dân nhận nhưng bỏ hoang, đơn vị đang rà soát, đánh giá lại năng lực sản xuất. Hộ nào không làm được thì buộc phải cắt hợp đồng giao đất trồng rừng để chuyển sang cho hộ có năng lực cao hơn.
"Hơn thế nữa, ngành nông nghiệp cũng tính toán làm sao để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân có thể sống, có thu nhập cao từ việc trồng rừng. Để làm được điều này, cần có sự chung tay vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước, sự tích cực của nhà nông, sự đầu tư của doanh nghiệp trong định hướng, mở các hướng đi, thực hiện các giải pháp về kỹ thuật, giống, trồng, chăm sóc..."- ông Chính cho hay.
Văn Long
Xâm nhập mặn khả năng cao nhất từ đầu mùa khô đến nay Theo Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm Cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ, từ nay đến ngày 15-3-2020, xâm nhập mặn (XNM) sẽ tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 âm lịch. Đây là đợt XNM có khả năng cao nhất từ đầu mùa khô đến nay. Phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn là 4g/lít trên...