Lột trần “đường chín đoạn” phi lý
Philippines đã từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị hủy vụ kiện bản đồ “đường chín đoạn” của Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Như vậy là Manila quyết tìm kiếm giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không thông qua đàm phán song phương với Bắc Kinh
Đoàn đại diện của Philippines tham dự PCA
Ông H. Coloma, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, nhấn mạnh: Một khi đã đưa vụ việc ra PCA, Philippines nhất quyết theo đuổi đến cùng. Ông H. Coloma cho biết thêm Philippines dứt khoát tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật lệ cho các tranh chấp ở Biển Đông. Tuyên bố của ông H. Coloma được đưa ra sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hối thúc Philippines “trở lại đúng đường hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn”.
Hôm 7-7, Tòa án trọng tài thường trực LHQ (PCA) có trụ sở tại La Hay của Hà Lan đã bắt đầu nghe đại diện của Philippines trình bày lập trường liên quan đến Thông báo và tuyên bố khởi kiện mà Manila đã trình lên PCA từ ngày 22-1-2013. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bắt nguồn từ những căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ tháng 3-2012. Vụ việc này chưa được giải quyết thì một vụ căng thẳng khác lại xảy ra giữa hai bên ở bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền, còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Sau những cuộc tiếp xúc trao đổi song phương không đem lại kết quả, Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc trước PCA, chính thức mở màn cho việc tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng con đường thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Philippines cho rằng việc Trung Quốc tự vạch “đường chín đoạn” đồng thời thực thi các yêu sách về biển theo “đường chín đoạn” là trái với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) và vô giá trị. Đồng thời, các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng chỉ đem lại cho nước này tối đa lãnh hải 12 hải lý chứ không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa.
Video đang HOT
Cách khởi kiện như vậy là bước đi được tính toán kỹ của Philippines. Nếu Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Philippines khi xâm nhập khu vực Bãi Cỏ Rong và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông thì chắc chắn các cơ quan tài phán theo UNCLOS sẽ không có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, nếu chỉ đề nghị PCA phán xét tính pháp lý của “đường chín đoạn” do Trung Quốc đơn phương tự vạch ra, cũng như yêu cầu giải thích Điều 121 của UNCLOS đối với các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, Philippines nhiều khả năng sẽ đạt được mục đích của mình.
Nếu PCA tuyên rằng “đường chín đoạn” của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý thì điều này có nghĩa là Philippines không cần phải xác định chủ quyền của mình đối với những khu vực biển đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines vì chúng mặc nhiên thuộc lãnh thổ của Philippines. Nếu phán quyết của Tòa trọng tài tuyên các vị trí Trung Quốc đang chiếm đóng không phải là “đảo” thì kết quả cũng sẽ tương tự, vì tối đa vùng nước của đá chỉ là 12 hải lý bao xung quanh, không xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
Trung Quốc hiểu rõ bước đi khôn khéo của Philippines. Cho nên, tuy tuyên bố không tham gia vụ kiện của Philippines, nhưng Trung Quốc theo dõi rất chặt chẽ và đang nỗ lực vận động hành lang để đối phó bằng nhiều cách. Kêu gọi Philippines từ bỏ kiện vào quay lại đàm phán song phương, Trung Quốc muốn tránh việc phán quyết nào đó của PCA có lợi cho Manila sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nước này và những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Xử vụ kiện Philippines -Trung Quốc
Nếu tòa án trọng tài thường trực có thẩm quyền thì Philippines đã thắng 80%.
Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 7-7 (giờ địa phương), tòa án trọng tài thường trực ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa về đơn kiện của chính phủ Philippines. Đơn đề nghị tòa hủy yêu sách bao chiếm biển Đông của Trung Quốc. Phiên tòa sẽ kéo dài đến cuối tuần.
Phó phát ngôn tổng thống Philippines Abigail Valte thông báo phiên tòa đầu tiên sẽ kéo dài ba tiếng (từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30 ngày 7-7) và tập trung về thẩm quyền tài phán của tòa đối với đơn kiện.
Đầu tiên ông Florin Hilbay, cố vấn pháp luật của chính phủ Philippines, sẽ trình bày. Kế đến Ngoại trưởng Albert del Rosario nêu lý do kiện. Các luật sư thuộc văn phòng luật sư Foley Hoag ở Washington (Mỹ) do luật sư Paul Reichler đứng đầu sẽ tiếp tục nêu các luận cứ liên quan đến thẩm quyền tòa án.
Phái đoàn Philippines tham dự phiên tòa gồm nhiều quan chức chính phủ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Francis Jardeleza, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima...
Ngày 7-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tiếp tục tuyên bố phản đối Philippines kiện ra trọng tài quốc tế. Hôm trước đó, đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa cũng đã đề nghị Philippines nối lại đàm phán song phương về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Tàu USS Fort Worth (Mỹ) tham gia tập trận tại Philippines ngày 26-6. Ảnh: NAVAL TODAY
Báo The Straits Times (Singapore) ngày 7-7 giải thích vụ kiện như sau:
Tại sao Philippines kiện?: Trung Quốc đòi 90% trong 3,5 triệu km2 biển Đông với bản đồ "đường chín đoạn" năm 1953. Tháng 3-2014, Philippines nộp đơn kiện và khẳng định "đường chín đoạn" không có giá trị theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Phiên tòa giải quyết vấn đề gì?: Tòa án trọng tài thường trực sẽ xem xét có thẩm quyền tài phán trong vụ kiện không. Cuối năm 2014, Trung Quốc đã công bố tài liệu xác định vụ kiện của Philippines liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nhưng chủ quyền không thuộc thẩm quyền của tòa án trọng tài thường trực mà thuộc Tòa án Công lý quốc tế.
Philippines đã khéo léo xác định đây không phải là vụ kiện về chủ quyền lãnh thổ mà vụ kiện chỉ nhằm yêu cầu tòa án phán quyết "đường chín đoạn" đi ngược UNCLOS.
Phó Chánh án Tòa án Tối caoPhilippinesAntonio Carpio đánh giá nếu tòa án trọng tài thường trực khẳng định tòa án có thẩm quyền thì xem như Philippines thắng 80%. Kế tiếp, vào tháng 11 tới, Philippines sẽ tiếp tục điều trần về nội dung vụ kiện và chờ tòa phán quyết vào tháng 3-2016.
Ngày 7-7, Reuters cho biết lần đầu tiên hải quân Philippines nhìn thấy phaotiêu gần bãi Cỏ Rong. Cuối tháng 5, các thủy thủ đi trêntàu cá phát hiện một cột mốc nổi lớn bằng thép có khắc chữ Trung Quốc với hàng trăm phao tiêu cao su màu vàng rải dài trên biển. Các thủy thủ định loại bỏ phao tiêu nhưng phải bỏ chạy vì tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện. Giữa tháng 6, hải quân kiểm tra thì phao tiêu vẫn còn, còn cột mốc nổi đã biến mất. Khi được yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không hay biết nhưng khăng khăng Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận. Một tướng không quân Philippines nghi ngờ phao tiêu được thả để ngư dân Trung Quốc buộc tàu cá. Khi hải quân Philippines xua đuổi các tàu này thì tàu cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện bảo vệ. QUÂN KHOA Không có quốc gia nào đòi toàn bộ một đại dương. Chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất đưa ra yêu sách như thế... Nếu tòa án (trọng tài thường trực) không có thẩm quyền, vậy không còn UNCLOS. Và nếu không có UNCLOS thì Ấn Độ có thể yêu sách đối với Ấn Độ Dương, Mexico đòi vịnh Mexico và lúc đó chỉ có luật pháo hạm. Phó Chánh án Tòa án Tối cao ANTONIO CARPIO
HOÀNG DUY
Theo NTD
Liệu có phải Trung Quốc đang cải tạo đất ở Biển Đông? Giáo sư Carl Thayer cho rằng, với hoạt động cải tạo đất, Trung Quốc đang thay đổi bản chất của UNCLOS và cắt xén vùng biển trung tâm của Đông Nam Á. Kể từ năm ngoái khi những hình ảnh chụp từ vệ tinh xác nhận rằng Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông, các nhà báo, chuyên gia...