“Lột trần” 8 mẫu câu khi nhắn tin khiến các nàng mãi vẫn “ế”
Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp cả mình và đối phương đều “phát điện” với nhau nhưng chỉ sau vài buổi chat chit chàng biến mất tăm mất dạng? Có thể bạn đang mắc phải 8 lỗi cơ bản sau đây.
1. “Hi!” | “Ok”
Bắt đầu buổi nói chuyện bằng “Hi!” hoặc “Chào anh!” hoặc “Này!” rồi im lặng chờ đến khi đối phương trả lời. Nhiều nàng nghĩ đối phương sẽ cảm thấy “bị kích thích” và nhắn tin lại ngay tắp lự để hỏi xem họ muốn nói gì. Thực tế, điều này chỉ phần nào hữu dụng với trường hợp anh chàng kia “mết” bạn thật rồi và chỉ đợi “tín hiệu” từ bạn nữa thôi. Còn các anh chàng mới chỉ dừng lại ở hứng thú ư? Họ sẽ “lơ đẹp” bạn ngay lập tức.
Tương tự, nhiều cô gái muốn tỏ ra “chảnh” một chút để thể hiện cho đối phương rằng “Em chưa thích anh lắm đâu” thường chọn cách kết thúc cuộc nói chuyện bằng một câu “Vâng” hay tệ hơn là “Ok”. Điều này chẳng giúp bạn gây thêm chút thiện cảm nào cho chàng cả mà cá là chàng sẽ chỉ nghĩ bạn chán nói chuyện với chàng mà thôi. Muốn “làm kiêu” cũng phải tùy lúc nhé con gái!
Bạn nên thay thế bằng: Bất cứ câu mở đầu hoặc kết thúc nào khác dài và thể hiện bạn đang quan tâm đến chàng hơn.
2. “Anh đang ở đâu? Anh đang làm gì? Anh làm vui không?…”
Vẫn biết bạn tò mò về chàng nhưng có cần thiết 10 câu nói chuyện với nhau đến 9 câu là câu hỏi không? Thực chất con trai là những kẻ rất kém (hay nói đúng hơn là lười) trong việc tường thuật lại những điều về bản thân mình. Thế nên, việc đơn giản nhất khiến các chàng “tự động” chia sẻ cùng bạn là làm điều tương tự. Kể một chút về mình không quên “cài thêm” những câu mở khiến chàng cũng muốn nói tiếp về điều tương tự. Tuy nhiên, đừng quá sa đà vào việc kể lể sẽ khiến chàng bị “quá tải” và không biết nói tiếp thế nào đó.
Bạn nên thay thế bằng: “Hôm nay em… Kể ra cũng hay lắm! Chắc anh cũng … rồi nhỉ!”
3. Sử dụng quá nhiều emo
Video đang HOT
Các hình emo đáng yêu khiến cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn rất nhưng lạm dụng nó chẳng mang lại lợi ích gì cả. Bạn gửi đi 1 emo đối phương cũng sẽ đáp lại 1 emo và cuối cùng là “tịt”, chẳng ai biết nói thêm gì với nhau.
Bạn nên thay thế bằng: Chữ!
4. “Không” | “Có”
Bạn chẳng chừa lại “lối thoát” nào cho chàng. Con trai không muốn là những người phải đặt ra quá nhiều câu hỏi trong một buổi nói chuyện. Chúng sẽ khiến chàng cảm thấy “cạn kiệt” trí lực để suy nghĩ xem nên hỏi bạn điều gì tiếp theo. Với cả, trả lời kiểu này cũng đẩy bạn vào tình thế bị động khi là người kết thúc câu chuyện trong ngại ngùng.
Bạn nên thay thế bằng: “Em thích thế này thế này nhưng không thích cái nọ cái kia lắm”
5. “Tùy anh”
Không phải lúc nào con trai cũng thích được làm người quyết định, họ mong muốn sự chủ động phía con gái có thể tạo nên những ý tưởng hay ho hơn. Khi bạn “lửng lơ” với mọi đề xuất của bạn thì cũng chính là lúc bạn đang “lơ lửng” với tình-yêu-đầy-tiềm-năng của mình đấy.
Bạn nên thay thế bằng: Có thể dùng chung với mẫu 4 được
6. “ Sao anh không trả lời em?”
Mỗi chàng trai có thể nghĩ ra đến 1001 lý do vì sao họ không trả lời bạn, cái nào nghe cũng hợp lý và bất đắc dĩ lắm nhưng điều đáng bàn không phải ở đó mà là họ đang thực sự không-muốn-trả-lời bạn. Dừng cuộc chơi ở đây thôi!
Bạn nên thay thế bằng: Chỉ cần cảm nhận thôi, tốt nhất không thêm lời.
7. “Hôm nào đi chơi nhé!”
Hạn chế những câu rủ rê không rõ ràng, đối phương sẽ chẳng thấy bạn có chút thành ý nào và tin nhắn cứ thể bạn đang gửi cho vô số người vậy.
Bạn nên thay thế bằng: “Chủ nhật này anh rảnh không?”
8. Im lặng
Im lặng không bao giờ là tốt cả.
Bạn nên thay thế bằng: Khi câu chuyện đi đến ngõ cụt, hãy kết thúc nó bằng một câu đơn giản liên quan đến việc bạn sẽ làm sau khi nhắn tin với chàng xong, chẳng hạn “Thôi em đi nấu cơm đây ạ. Bye anh nha!”. Điều quan trọng là đừng để cuộc trò chuyện rơi vào “khoảng không” khi cả 2 đều không biết “dứt điểm” như thế nào.
Theo Giaothong
Bi kịch "trai quê" lấy vợ phố
Nguyên Khang cũng giống như nhiều chàng trai ở quê khác ra Hà Nội học đại học. "Phải thoát nghèo" là mục tiêu mà gia đình cậu, đặc biệt là cậu, muốn hướng đến.
Trải qua vài mối tình thời sinh viên, cuối cùng cậu quyết định "chốt lại" với Liên Anh - con gái của một chủ công ty. Liên Anh nhan sắc trung bình, nhưng bù lại lại có những điều kiện khác.
Họ cưới nhau, sau khi bố của Liên Anh xin cho Khang vào làm việc ở một nhà máy cơ khí. Nhà vợ nhiều đất, nhà cửa rộng rãi, tất nhiên Khang được bố vợ cho một suất cạnh ngôi biệt thự của gia đình. Và ngôi nhà, dù chưa thật rộng, gia đình xây dựng trước đó vài năm cũng được giao cho vợ chồng Khang.
Nhiều bè bạn bảo: "Thằng Khang số vậy mà "ấm", cưới được vợ Hà Nội, có chỗ ở, chỉ việc làm ăn, sinh con đẻ cái". Nhiều người còn ghen với Khang, họ bĩu môi cho rằng đó là trào lưu của cánh trai quê bây giờ. Còn tôi, là bạn bè chơi với nhau đã lâu, tôi không tin Khang là người dựa dẫm.
Khang bảo: "Tớ với Liên Anh yêu nhau thật lòng. Tớ cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong công việc. Dù nhà vợ có của cải, có khả năng giúp đỡ hay không cũng không quan trọng. Cốt là hai vợ chồng yêu nhau, chung sống hạnh phúc".
Sau khi cưới được nửa năm, gặp lại Khang, nhìn mặt câu ta phờ phạc. Hỏi chuyện thì được biết, ở rể chẳng sung sướng gì. Nhiều lúc bố vợ uống mấy chén rượu với bè bạn, nói ra nói vào, nhiều câu rất khó nghe nên Khang tự ái.
Khang bảo: "Tớ nghe cô dì, chú bác của Liên Anh thắc mắc vì sao cháu họ lại lấy một gã nhà quê như tớ, lại còn bảo tớ là "mèo mù vớ được cá rán". Cậu thử nghĩ xem, tớ làm sao chịu được. Tớ cũng là thằng đàn ông...".
Từ đó, Khang thường xuyên sống trong cảnh chán nản, rượu chè be bét. Nhà vợ giận, thi thoảng mắng té tát vào mặt Khang. Khang nói với vợ sẽ ra thuê trọ ở ngoài để ở, như chục năm trước khi cưới. Vợ cậu không chịu bởi cô sắp sinh con, rất cần gần gũi bố mẹ để được giúp đỡ. Vợ Khang khuyên cậu nên ở lại, cậu cứ nhất định "anh không chịu được nhục, anh phải ra ngoài".
Vậy là hai người lại cãi nhau. Mỗi người một quan điểm. Khang không kìm được nóng giận, đạp đổ chiếc liễng có kê chiếc bình gốm khá quý. Chuyện đến tai bố vợ, Khang bị mắng té tát rằng cậu không biết điều, sướng chẳng biết đường sướng. Khang bỏ đi.
Đúng những ngày vợ sắp sinh thì Khang quyết định ra thuê một phòng trọ và thuyết phục được vợ ra ở cùng sau khi sinh được ba ngày từ bệnh viện về. Nhưng bố mẹ vợ nhất quyết đòi đưa con gái về nhà chăm sóc vì lo con gái khổ. Liên Anh lại xuôi theo bố mẹ. Vậy là Khang chới với. Cậu đành ở lại một mình trong căn phòng trọ 15 mét vuông đã trót thuê, chỉ buổi tối mới về nhà bố mẹ vợ 3 tiếng đồng hồ để được bên vợ và con...
Những bi kịch ở rể như Khang hiện rất nhiều. Dù đa số đàn ông đều muốn có điều kiện để sắm một ngôi nhà riêng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế, ở đâu thì ở, hiểu biết và học cách xóa bỏ tự ái là điều rất quan trọng với những cặp vợ chồng trẻ. Câu chuyện trên thoạt nghe chỉ liên quan đến Khang, nhưng chính người vợ cũng cần tìm ra cách hợp lý hơn để "trong ấm, ngoài êm", khỏi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và con cái.
Theo VNE
Chị dâu cao tay lập kế đối phó với em chồng "mất nết" Những cô em chồng quái tính không phải hiếm nên để trị được em chồng, nhiều người chị dâu đã phải "nát óc" nghĩ kế. Có một cô em chồng "khó nhằn", Hà Liên (Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN) thực sự đau đầu vô cùng. Cô than thở: "Mình kết hôn xong không phải làm dâu, nhưng lại sống chung với em chồng....