Lột mặt nạ “phát triển hòa bình”
Việc Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc trước Tòa án quốc tế La Haye sở dĩ “lớn chuyện” là do một bên cậy đến luật pháp quốc tế, bên kia lại cự tuyệt, nhất định “tự ý làm luật” trên biển để áp đặt cái “lưỡi bò” của mình.
Đồng lòng cùng Chính phủ khởi kiện Trung Quốc ra Toàn án quốc tế
Giữa các quốc gia với nhau, việc kiện cáo này đã là thói quen từ hơn thế kỷ qua, qua trung gian Tòa án trọng tài thường trực (PCA) quy tụ 115 nhà nước tham gia. Tòa này, còn gọi là Tòa án quốc tế La Haye, được thành lập năm 1889, nhằm tạo thuận lợi cho việc tài phán cùng các hình thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. PCA được nhìn nhận như một định chế lý tưởng vận dụng cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng bức xúc của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
Hiện PCA đang thụ lý tám đơn kiện giữa các nhà nước như giữa Hà Lan và Nga, Úc và Đông Timor, Philippines và Trung Quốc, Croatia và Slovenia, Mauritius và Anh cùng Bắc Ireland, Bangladesh và Ấn Độ. Ngoài ra, PCA cũng đang thụ lý 52 đơn kiện giữa nhà nước và nhà đầu tư liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương hoặc đa phương, hay luật đầu tư.
Có những vụ lớn cấp quốc gia như vụ giữa Pakistan và Ấn Độ nhờ đến PCA tài phán vụ tranh chấp tài nguyên nước sông Indus, hay vụ giữa Ecuador và Mỹ về việc diễn giải và áp dụng hiệp định khuyến khích đầu tư giữa hai nước này. Liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), PCA cũng đã từng tài phán tranh chấp giữa Singapore và Malaysia về đất đai quanh eo biển Johor. Hoặc mới đây nhất là yêu cầu tu sửa điều 17 và phụ lục II của Công ước bảo tồn và quản lý tài nguyên hải sản biển xa ở Nam Thái Bình Dương (có hiệu lực năm 2012) theo yêu cầu của Nga, Chile, EU và New Zealand. Năm ngoái, một hãng tàu treo cờ Panama đã kiện Nhà nước Guinea – Bissau ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) về việc bắt giữ tàu “Virginia G” của họ khi con tàu này đang bán dầu trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Video đang HOT
Hàng trăm vụ đang thụ lý hay đã tài phán xong trong thời gian gần đây cho thấy việc đưa nhau ra tòa là một thông tục văn minh của thế giới loài người có từ hàng trăm năm qua và càng quan trọng trong hiện tại. Các nước ra tòa, không vì thế mà tuyệt giao với nhau. Đơn giản là ra tòa để khỏi động binh với nhau. Sang thế kỷ 21 này, đáo tụng đình không còn là vô phúc, trái lại là biểu thị của con người – luật pháp của nhân loại văn minh. Thậm chí ở tòa này hay tòa ITLOS, còn có những khóa tu nghiệp cho thực tập sinh các nước, kể cả hỗ trợ chi phí luật sư cho các quốc gia đang phát triển.
Do vậy, việc ngư dân và tàu cá Việt Nam bấy lâu nay bị đâm chìm, đánh đập, cướp tài sản… cần đưa ra trước tòa án quốc tế, để cho cả thế giới thấy công lý thuộc về ai, mặc cho thiên hạ không “thèm” nhận trát tòa. Càng khước từ ra tòa, càng đánh rơi mặt nạ “phát triển trong hòa bình” (thay cho cụm từ “trỗi dậy hòa bình” đã được đưa ra trước đây cho có vẻ hiền hòa hơn), công khai bộ mặt chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế, đến nỗi bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa lên tiếng về những gây hấn trên biển, đe dọa hòa bình. Đó cũng là biện pháp bảo vệ chủ quyền và ngư dân cụ thể nhất.
Theo Tuổi Trẻ
Dư luận Argentina tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc
Viện văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) bày tỏ tình đoàn kết đối với nhân dân Việt Nam trước những gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời hy vọng những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo sẽ được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, ngoại giao và sự tôn trọng lẫn nhau.
Chủ tịch Viện văn hóa Argentina-Việt Nam Poldi Sosa trả lời phỏng vấn phóng viên. (Ảnh: Minh Tâm/Vietnam ))
Trong một bức điện gửi Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch ICAV Poldi Sosa Schmidt chia sẻ với nhân dân Việt Nam mối quan ngại lớn trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã ký thông qua.
Bà Poldi khẳng định hành động trên cho thấy rõ Trung Quốc muốn đưa ra cộng đồng quốc tế một thông điệp của một cường quốc, và tìm cách kiểm soát các quần đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Bức điện tố cáo Trung Quốc theo đuổi mục tiêu kinh tế vì vùng biển đặt giàn khoan có nguồn dầu khí và hải sản dồi dào, đồng thời theo đuổi mục đích chính trị nhằm thống trị trên biển, ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam mà cả Philippines, Nhật Bản và các nước khác.
Tất cả các hành động trên nằm trong chiến lược thống trị của Trung Quốc thông qua hăm dọa hống hách, bức điện khẳng định.
Bức điện chỉ rõ thái độ của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối và lên án của những ai đang đấu tranh vì hòa bình và sự tôn trọng tuyệt đối chủ quyền của tất cả các nước, không phân biệt tiềm lực kinh tế và quân sự hùng hậu hay bé nhỏ.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Vietnam , Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư phụ trách quan hệ quốc tế Đảng cộng sản Argentina (PCA) Jorge Alberto Kreyness bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung sống hòa bình, công pháp quốc tế và đặc biệt là UNCLOS.
Trong khi đó, ông Ezequiel Ramoneda, Điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học quốc gia La Plata (Argentina) khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển.
Học giả này ủng hộ lập trường của Việt Nam trong xử lý tranh chấp với Trung Quốc, đó là thúc đẩy đàm phán trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế.
Theo ông Ramoneda, hành động của Trung Quốc mang động cơ chính trị. Thông qua nó, Bắc Kinh muốn khoa trương sức mạnh, dẫn tới căng thẳng leo thang và làm tăng nguy cơ bất ổn tại khu vực.
Về phần mình, ông Juan Carlos Minghetti, thuộc Trung tâm nghiên cứu về kinh tế và xã hội (CIEYS) của Argentina, khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan và điều cả tàu và máy bay quân sự tới Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho thấy Bắc Kinh tìm cách giải quyết tranh chấp với một nước được cho là yếu hơn thông qua sức mạnh quân sự.
Theo ông Minghetti, Trung Quốc tăng cường thăm dò dầu khí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tuy nhiên Bắc Kinh cần phải tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng.
Trong khi đó, ông Eduardo R. Hernández, giảng viên của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo Mácxít Héctor P. Agosti, khẳng định Trung Quốc đã có cách hành xử không đúng trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam. Theo ông, các bên cần phải đàm phán để giải quyết tranh chấp./.
Theo Vietnam
RFI: Lần đầu tiên ngư dân Việt Nam kiện tàu Trung Quốc Lần đầu tiên tại Việt Nam, một ngư dân - chủ tàu cá bị đâm úp ngày 26/5 vừa qua - đã quyết định khởi kiện chiếc tàu cá Trung Quốc vô nhân đạo. Ngày 26/05/2014, chiếc tàu cá mang số hiệu ĐNA 90152 lúc đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc vỏ sắt to gấp bốn...