Lớp tàu sân bay lai tạp kém thành công của Liên Xô
Các chiến hạm lớp Kiev có thiết kế lai giữa tuần dương hạm và tàu sân bay, nhưng lại không thể thực hiện chuyên biệt nhiệm vụ nào.
Baku, chiếc tàu sân bay hiện đại nhất trong lớp Kiev. Ảnh: Wikipedia.
Cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chế tạo hàng loạt tàu sân bay lớp Kiev trong nỗ lực xây dựng lực lượng không quân hải quân sử dụng tiêm kích cánh bằng đầu tiên, nhằm chuyển từ cường quốc trên bộ sang cường quốc biển và thách thức sự thống trị đại dương của hải quân Mỹ, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định sự ra đời của chiến hạm lớp Kiev đã nâng tầm hải quân Liên Xô, giúp nước này triển khai sức mạnh ra thế giới, đặc biệt khi họ không có lực lượng tấn công tầm xa để đối phó hàng rào phong tỏa trên biển của Mỹ trong khủng hoảng tên lửa Cuba.
Dù đã đầu tư lớn vào tàu ngầm, Sergei Gorshkov, đô đốc hạm đội Liên Xô, vẫn muốn có một lực lượng cân bằng giữa tàu ngầm và tàu nổi, đủ sức triển khai tới vùng biển xa. Trước việc Mỹ sắp triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident C-3, hải quân Liên Xô cần có khả năng hoạt động cách xa lục địa Á – Âu để đối phó, dẫn tới cạnh tranh trực tiếp với lực lượng tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới trở thành đồng minh của Liên Xô, giúp họ tiếp cận được nhiều cảng biển hơn. Từ đó, Moscow cũng muốn duy trì mạng lưới đồng minh nước ngoài, điều vốn đòi hỏi sự hiện diện của lực lượng hải quân xa bờ. 4 tàu sân bay Đề án 1143 “Krechyet” (lớp Kiev) là một phần trong nỗ lực phục vụ hai mục tiêu này.
Liên Xô ra mắt tàu sân bay Kiev vào năm 1975, trước khi đóng thêm tàu Minsk năm 1978, Novorossiysk năm 1982 và Baku vào năm 1987. Cả 4 tàu đều được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev ở Ukraine, cơ sở duy nhất của Liên Xô đủ khả năng đóng tàu mặt nước cỡ lớn.
Giống các tàu lớp Moskva trước đó, lớp Kiev là sự pha trộn thiết kế của nhiều loại tàu, với nửa phía trước giống tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường và nửa sau giống thiết kế tàu sân bay. Liên Xô định danh lớp Kiev là “tàu tuần dương hạng nặng mang theo tiêm kích”. Tàu có lượng giãn nước 45.000 tấn và chiều dài 271 m, bằng 85% chiều dài siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Nửa trước tàu Kiev được trang bị hỏa lực mạnh với 8 tên lửa diệt hạm P-500 Bazalt, mỗi quả mang đầu đạn nổ mạnh nặng 907 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 23 quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima. Tên lửa P-500 có tầm bắn 550 km, nhận dữ liệu mục tiêu từ máy bay tuần thám Tu-95 hoặc trực thăng thuộc không đoàn ngay trên tàu. Đầu đạn hạt nhân là phương án rất hiệu quả để đối phó cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ, chỉ cần một quả xuyên thủng lưới phòng không là đủ hủy diệt toàn bộ cụm tàu sân bay chiến đấu của Washington.
Tiêm kích Yak-38P hạ cánh trên tàu sân bay lớp Kiev. Ảnh: Wikipedia.
Được thiết kế để đối đầu trực tiếp với tàu sân bay Mỹ nên lớp Kiev được trang bị lưới phòng không dày đặc. Ba chiếc đầu tiên được tích hợp hai bệ phóng tên lửa phòng không M-11 Shtorm với 72 quả tên lửa dự trữ, trong khi chiếc Baku mang tới 192 tên lửa phòng không thuộc hệ thống 3K95 Kinzhal. Mỗi tàu cũng mang theo 40 tên lửa thuộc tổ hợp 9K33 Osa.
Hệ thống phòng thủ tầm gần của tàu gồm 8 bệ pháo AK-630 cỡ nòng 30 mm. Ngoài ra, lớp Kiev còn được trang bị hai pháo 76 mm ở mũi và đuôi tàu, cùng hai bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 10 ngư lôi.
Tuy nhiên, cải tiến thực sự ở lớp Kiev là khả năng triển khai không quân hải quân. Tàu có đường băng nằm lệch 6 độ so với trục dọc thân, song song với đài chỉ huy và kéo dài tới đuôi tàu. Đường băng chiếm 2/3 chiều dài tổng thể của tàu, trong khi phần còn lại vẫn giữ thiết kế tuần dương hạm mang tên lửa truyền thống.
Video đang HOT
Lớp Kiev được thiết kế để mang theo 20 tiêm kích Yak-38 với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng. Khi hoạt động trên biển, mỗi tàu thường mang theo 13 tiêm kích Yak-38 và 12 trực thăng Ka-25. Phi đội Ka-25 có thể làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho tên lửa P-500 Bazalt, săn ngầm và tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi Liên Xô tan rã, những tàu này được Nga tiếp quản, nhưng không thể bảo dưỡng do nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev và phụ tùng thay thế nằm ở Ukraine, khiến cả 4 tàu lớp Kiev đều bị loại biên. Trung Quốc mua lại tàu Kiev và Minsk. Tàu Kive được lai dắt về Thiên Tân và cải hoán thành một khách sạn nổi sang trọng, trong khi tàu Minsk được mang trưng bày. Tàu Novorossiysk bị tháo dỡ lấy sắt vụn ở cảng Pohang, Hàn Quốc trong thập niên 1990.
Baku, chiếc cuối cùng của lớp Kiev, cũng là tàu hiện đại và trong tình trạng tốt nhất được đổi tên thành tàu Đô đốc Gorshkov, trước khi được bán cho Ấn Độ để hoán cải thành tàu sân bay thực thụ. Khi được bàn giao cho hải quân Ấn Độ, nó được đổi tên thành INS Vikramaditya và đóng vai trò soái hạm.
Chiếc Baku được hoán cải thành tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Wikipedia.
Tàu sân bay lớp Kiev là dự án tham vọng của Liên Xô nhằm tạo ra chiến hạm đủ sức đối đầu với tàu sân bay Mỹ và săn tìm tàu ngầm chiến lược của đối phương. Tuy nhiên, do thiết kế “nửa nạc nửa mỡ”, không chuyên biệt cho một nhiệm vụ cụ thể, khả năng chiến đấu thực tế của lớp Kiev là rất hạn chế, chuyên gia Mizokami nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Sát thủ diệt ngầm nhanh nhất thế giới khiến Mỹ "khiếp vía"
Tàu ngầm tấn công hạt nhân siêu nhanh lớp Lyra của Liên Xô từng là nỗi khiếp sợ của hải quân phương Tây và Mỹ vì các vũ khí thời đó hoàn toàn không thể đánh trúng tàu ngầm "sát thủ" này.
Tàu ngầm hạt nhân Lyra sở hữu nhiều tính năng vượt trội mà các tàu ngầm ngày nay vẫn chưa thể sánh bằng.
Theo National Interest, Chiến tranh Lạnh bắt đầu là lúc Liên Xô tụt hậu khá xa so với Mỹ về công nghệ tàu ngầm.
Mặc dù Liên Xô đã nắm trong tay nhiều loại tàu ngầm Đức sau Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ vẫn đi trước nhờ kinh nghiệm và năng lực trong những trận hải chiến lịch sử ở Thái Bình Dương.
Kết hợp với ưu thế về công nghệ, Mỹ đạt bước tiến nhảy vọt về khả năng đóng tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân, trong 2 thập kỷ đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.
Những mẫu tàu ngầm hạt nhân Liên Xô đầu tiên phải đối mặt với thách thức lớn từ phương Tây bởi khả năng tàng hình và độ tin cậy chưa cao. Sau vài thiết kế mang lại kết quả, Liên Xô lựa chọn phát triển lĩnh vực mà tàu ngầm Mỹ chưa bao giờ đạt đến.
Điều đó có nghĩa là tàu ngầm phải di chuyển nhanh hơn, lặn sâu hơn các tàu ngầm phương Tây. Thiết kế tàu ngầm cũng phải nổi trội và tích hợp công nghệ cao.
Kết quả là tàu ngầm lớp Projet 705 Lyra (NATO định danh là Alfa), còn có biệt danh "Cá vàng", ra đời. Đây là loại tàu ngầm hạt nhân với chức năng tấn công/săn ngầm của Liên Xô, được cục Thiết kế Malakhit ở Saint Petersburg nghiên cứu phát triển từ năm 1960 và bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 1971.
Vỏ tàu được làm bằng hợp kim titanium để chịu được ma sát khi tàu đạt đến tốc độ hơn 80 km/giờ.
Theo chuyên gia Robert Farley, phó giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), sự xuất hiện của lớp tàu ngầm Lyra đã giúp Liên Xô đạt được đồng thời nhiều mục tiêu.
Thứ nhất, Liên Xô nắm trong tay loại vũ khí mạnh mẽ, đủ sức làm thay đổi cán cân quân sự ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực, thậm chí chấm dứt sự thống trị của hải quân phương Tây.
Loại tàu ngầm Lyra đặc biệt nguy hiểm vì nó được chế tạo chỉ riêng cho mục đích săn tàu ngầm và nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương.
Thứ hai, Liên Xô chứng minh tiến bộ trong công nghệ đóng tàu, sở hữu công nghệ mà các tàu ngầm sau này vẫn phải học hỏi. Thứ ba, hải quân NATO và Mỹ buộc phải đầu tư tiền bạc và công sức để tìm cách hóa giải mối đe dọa từ tàu ngầm Lyra.
Tàu ngầm hạt nhân Lyra dài 81,4 mét, rộng 9,5 mét và cao 6,9 -7,6 mét, lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi chìm là 3.200 tấn. Động cơ chính của tàu là một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng OK-550 hoặc BM-40A có công suất 155 MW. Ngoài ra trên tàu còn một động cơ tua bin khí dự phòng với công suất 30 MW.
Vỏ tàu được làm bằng hợp kim titanium để giảm khối lượng và độ dày, qua đó giảm thiểu độ ma sát nhằm giúp tàu đạt được tốc độ cao nhất có thể.
Tàu chỉ có 31 thành viên thủy thủ đoàn nhờ vào việc tự động hóa nhiều hệ thống quan trọng, giúp tăng khả năng phản ứng khi chiến tranh nổ ra. Tuy vậy, nếu gặp phải trục trặc tàu ngầm Lyra sẽ mất nhiều thời gian hơn để bảo dưỡng và sửa chữa.
7 tàu ngầm Lyra đều được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Để đạt tốc độ cao, tàu ngầm Lyra được trang bị tính năng đặc biệt, giúp làm mát lò phản ứng hạt nhân một cách nhanh chóng. Từ đó, tàu có thể sử dụng một lượng lớn năng lượng trong môi trường hạn chế. Nhược điểm là đội ngũ thủy thủ trên tàu sẽ khó có thể sửa chữa ngay trên biển nếu lò phản ứng gặp trục trặc.
Có thể nói, tàu ngầm hạt nhân Lyra có những tính năng mà không một tàu ngầm nào khác có thể sánh bằng. Tàu lặn sâu tới 800 mét, sâu hơn bất kỳ một tàu ngầm nào của Mỹ hay phương Tây có thể lặn tới ngày nay.
Tàu ngầm Lyra đạt tốc độ khi lặn hơn 80 km/giờ, nhanh hơn bất cứ loại ngư lôi nào thời đó.
Tàu ngầm hạt nhân này hoạt động không hề yên tĩnh chút nào ở tốc độ cao. Nhưng khả năng lặn sâu đáng kể cùng tốc độ nhanh là hai "bảo bối" khiến tàu không thể bị đối phương tấn công.
Bởi kích thước khiêm tốn nên tàu ngầm Lyra không mang được nhiều vũ khí, giới hạn ở mức 18-21 ngư lôi hoặc tên lửa hành trình. Tuy vậy, số vũ khí này được cho là đủ để đánh chìm cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ nếu đội tàu không thể phản ứng một cách hiệu quả.
Vũ khí chính của Lyra là 6 ống phóng ngư lôi có khả năng sử dụng tên lửa RPK-2 Vyuga (tầm bắn 45km) hoặc RPK-7 Veter (tầm bắn 120km) mang đầu đạn hạt nhân. Hai loại tên lửa này được dẫn đường bằng radar Topol MRK-50 Snoop Tray.
Ngoài ra, tàu còn có 18 ngư lôi 53-65K có tầm bắn 19 km hoặc ngư lôi siêu khoang VA-111 đạt vận tốc đến 320 km/giờ cùng các loại thủy lôi.
Giống như MiG-25 và các loại vũ khí vượt trội của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, NATO đặc biệt lo ngại đến sức mạnh của các tàu ngầm Lyra.
Tàu ngầm hạt nhân Lyra là minh chứng cho cuộc đua không ngừng giữa Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.
Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đã gấp rút khởi động chương trình phát triển ngư lôi tấn công Mark 48, ngư lôi cao tốc Spearfish, đạt tốc độ lên đến 150 km/giờ hay tên lửa siêu thanh UUM-125 Sea Lance có thể mang đầu đạn hạt nhân. Sau khi Liên Xô ngừng dự án tàu ngầm Lyra thì Mỹ cũng hủy bỏ chương trình vũ khí Sea Lance vì chi phí sản xuất đắt đỏ.
Được mệnh danh là "Cá vàng", tàu ngầm Lyra đã tiêu tốn một lượng lớn ngân sách của Liên Xô. Tổng cộng có 7 tàu ngầm loại này được chế tạo nhưng chúng rất ít khi ra khơi vì việc bảo trì quá phức tạp.
Trong giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô gặp khó khăn về tài chính nên những trang thiết bị vũ khí đắt tiền như Lyra không còn phù hợp. Vào giữa những năm 1990, toàn bộ các tàu ngầm Lyra đều được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ.
Ngày nay, trải qua những khủng hoảng của thế kỷ trước, Nga đang hồi sinh lại những dự án chế tạo vũ khí tham vọng. Các tàu ngầm lớp Barracuda (NATO gọi là Sierra) hay tàu ngầm tấn công Shchuka (NATO gọi là Akula) đều mang những tính năng chiến đấu và tự động hóa tương tự giống như tàu ngầm Lyra.
Theo chuyên gia Faley, liệu Nga có khởi động dự án chế tạo tàu ngầm kế thừa lớp tàu ngầm Lyra hay không hiện vẫn còn là dấu hỏi.
Hải quân Nga ngày nay nắm trong tay nhiều loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược nhưng mẫu tàu ngầm tấn công mạnh mẽ như Lyra vẫn luôn phù hợp để đối đầu với tàu ngầm Mỹ hay NATO.
Theo Danviet
Vì sao Hải quân Mỹ chưa thay thế tàu chiến lớp Ticonderoga? Hải quân Mỹ là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo, hiện đại và đa dạng nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ, tàu hậu cần. Mặc dù nhiều tàu chiến hùng mạnh như tuần dương hạm lớp Ticonderoga sắp hết thời hạn phục vụ, song Hải quân Mỹ...