Lốp ôtô dự phòng, thay tạm thời hay tiếp tục sử dụng?
Hầu hết các hãng xe khuyến cáo không nên sử dụng lốp dự phòng để chạy xe quá 50 dặm (khoảng hơn 80km).
Nhiều người đi đường dài và bị xịt lốp nên phải sử dụng lốp dự phòng để thay thế. Tuy nhiên, thay vì sử dụng lốp dự phòng như một phao cứu sinh, nhiều người đã sử dụng loại lốp này để chạy xe với quãng đường dài hơn so với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Vậy đâu là lý do các nhà sản xuất khuyên bạn không nên sử dụng lốp dự phòng lâu hơn mức khuyến cáo?
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém hơn lốp chính. Ảnh: Tinxe
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn. Sử dụng lâu dài lốp dự phòng có thể gây ra một vấn đề cơ khí nghiêm trọng, lốp xe có đường kính nhỏ hơn khiến bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn.
Lốp dự phòng ôtô không bền như lốp thông thường
Sức mạnh thực sự của lốp xe xuất phát từ lớp thép và polyester bên dưới lớp cao su và lốp dự phòng có các lớp này ít hơn lốp xe thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng chống thủng và khả năng vào cua.
Lốp dự phòng có bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn nên độ ma sát kém
Lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn. Điều này làm giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh và có khả năng không thể đoán trước xử lý trong tình trạng khẩn cấp. Nó cũng có nghĩa là ABS và điều khiển chống trượt không hiệu quả trong việc giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.
Video đang HOT
Sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Ảnh: Cartimes
Do bộ vi sai có chức năng khá phức tạp, nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển các bánh xe bên trái, bên phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua. Trong một đoạn rẽ, con đường của phần bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau.
Khi đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng.
Lốp dự phòng lâu không sử dụng sẽ nhanh bị mất tính đàn hồi
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Vì tất cả những lý do này, các nhà sản xuất đề nghị giữ tốc độ dưới 80km/h và sử dụng lốp dự phòng dưới mức khuyến cáo.
Ngoài ra, do lốp xe dự phòng thường được làm từ cao su nên cách sử dụng của nó cũng tương tự như lốp xe chính bình thường. Khi lốp xe để lâu không được sử dụng, cao su sẽ nhanh bị lão hóa, mất tính đàn hồi tạo ra do ma sát khi chạy trên đường.
Do đó, theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất lốp, vỏ xe dù chạy ít chưa bị mòn cũng cần phải thay sau 6 năm. Vỏ xe còn mới tinh không dùng đến vẫn phải bỏ sau 10 năm.
Mẹo sử dụng lẫy chuyển số trên vô lăng xe ô tô
Hầu hết xe ô tô sử dụng hộp số tự động ngày nay được tích hợp thêm lẫy chuyển số sau vô lăng nhưng không phải chủ xe nào cũng biết và tận dụng hết những công dụng của bộ phận này.
Cách hoạt động tính năng lẫy chuyển số rất đơn giản, người lái dùng chế độ Sport, sau đó sử dụng 2 nút ( ) và (-) ở 2 bên vô lăng cho việc tăng số và giảm số mà không cần tác động đến cần số.
Sử dụng lẫy chuyển số để chuyển lên các số cao
Khi bạn muốn tăng tốc thì giá trị của đồng hồ vòng tua động cơ sẽ tăng lên. Điều này sẽ giúp bạn xác định thời điểm chuyển số tăng hoặc giảm khi lái xe, thời điểm chuyển số thích hợp thường dao động từ 2.700 vòng/phút đến 3.300 vòng/phút. Tuy nhiên, mỗi chiếc xe đều khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn nên quan sát đồng hồ vòng tua máy để tìm điểm chuyển số của mình thay vì đồng hồ đo vận tốc.
Lẫy tăng cấp số thường nằm ở bên phải và trong hầu hết các xe thường có dấu trên đó. Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ ràng của động cơ cũng như cảm giác khi chuyển số. Lặp lại quá trình cho đến khi bạn đạt được tốc độ mong muốn.
Nếu bạn muốn duy trì tốc độ đó trong một khoảng cách xa, hãy nhớ tiếp tục sang số cho đến khi giá trị vòng tua động cơ của bạn nằm trong khoảng 1.500 vòng/phút đến 2.000 vòng/phút. Điều này sẽ đảm bảo bạn duy trì hiệu suất nhiên liệu tốt trong khi ở tốc độ mong muốn.
Ngoài ra, việc thay đổi thời điểm sang số của bạn tùy thuộc vào phong cách lái xe mà bạn muốn đạt được. Đối với việc lái xe thông thường, điểm chuyển số từ 2.700 vòng/phút đến 3.300 vòng/phút là lý tưởng.
Để chiếc xe đạt được vận tốc nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất, bạn sẽ chọn thời điểm vòng tua máy gần với giới hạn đường đỏ của mình. Trên đồng hồ đo vòng tua máy, điều này thường được biểu thị bằng dấu tích màu đỏ và chữ màu đỏ.
Sử dụng lẫy chuyển số để chuyển xuống các số thấp
Giảm tốc xe bằng bàn đạp phanh. Chú ý đến đồng hồ vòng tua máy, bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn giảm tốc độ, giá trị của đồng hồ này sẽ giảm. Điều này sẽ giúp bạn chọn điểm xuống số của mình..
Các lẫy chuyển số giảm tốc thường nằm ở bên trái và trong hầu hết các xe hơi, lẫy bên trái có dấu - trên đó. Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ ràng trong tốc độ động cơ cũng như cảm giác chuyển số.
Các trường hợp sau có thể dùng lẫy chuyển số:
- Khi xe mất phanh: Dùng lẫy chuyển số cũng có thể giúp bạn trả số và giảm tốc độ xe trong trường hợp xe bị mất phanh.
- Đổ đèo: Khi đổ đèo, sử dụng lẫy chuyển số và về số thấp để tận dụng khả năng phanh bằng hộp số sẽ giúp bạn tránh tình trạng đĩa phanh nóng quá mức, nghiêm trọng hơn là mất thắng do rà thắng liên tục.
- Leo dốc: Trang bị lẫy chuyển số sẽ giúp tài xế chủ động hơn khi xe leo dốc. Bởi lẽ, bộ phận này giúp bạn có thể điều chỉnh số thấp khi xe leo dốc, tránh được những khó khăn do hộp số tự động đơn thuần mang lại.
- Vượt xe: Việc trang bị lẫy chuyển số giúp tài xế tự tin và an tâm hơn khi cần vượt một chiếc xe cùng chiều. Bởi việc chủ động về cấp số thấp giúp xe tăng tốc nhanh và mạnh mẽ hơn.
Những điều cần làm ngay với ôtô trước mùa mưa bão Mùa mưa bão thường kéo theo rất nhiều rủi ro thiệt hịa về vật chất trong đó có cả những chiếc ôtô. Vậy cần làm gì để bảo vệ xế hộp của bạn trước mùa mưa bão. 1. Đỗ xe ở nơi an toàn Khi những cơn bão "tấn công" đất liền thường đem theo tốc độ gió mạnh, đủ sức làm đổ...