Lớp ôn thi đại học miễn phí của thủ khoa ĐH Kiến trúc
Học ôn không mất tiền với thủ khoa và các anh chị có điểm thi đầu vào môn vẽ cao, nhiều học sinh đến lớp sớm để có chỗ ngồi. Gần hai mùa thi qua, nhóm sinh viên ĐH Kiến trúc đã giúp ước mơ của nhiều thí sinh trở thành hiện thực.
Trong phòng học mát mẻ, đủ ánh sáng trên tầng 4, gần 40 học sinh chăm chú dõi theo từng bài vẽ được một chị sinh viên đang nhận xét. Đứng trên bục giảng, cô gái trẻ cầm từng bức vẽ rồi chỉ ra điểm mạnh và những lỗi học sinh mắc phải. Với bài chưa đạt, cô góp ý bằng nụ cười và những câu nói hóm hỉnh. Gặp bài vẽ tốt, “cô giáo” không ngần ngại tuyên dương trước lớp rồi khích lệ thêm tinh thần học tập.
Thấy chị sinh viên nhận xét đến bài mình, Nông Thị Thảo (Cao Bằng) hơi ngượng ngùng xấu hổ. Nghe chị hỏi đây là bài của ai tới lần thứ 3, nữ sinh này mới dám giơ tay nhận là bài của mình. Đề bài của buổi học hôm nay về thiên tai, mỗi học sinh có 30 phút để hoàn thành bài vẽ.
Trong thời gian cho phép, Thảo thể hiện trên giấy vẽ khung cảnh lũ lụt. Theo thảo, biến đổi khí hậu hiện là vấn đề nóng, lũ lụt lại xảy ra thường xuyên và nguyên nhân một phần là do con người chặt phá rừng bừa bãi. Bằng chiếc bút chì, cục tẩy và thước kẻ, cô muốn diễn đạt ý tưởng của mình qua những nét vẽ trừu tượng.
Lớp học ôn thi miễn phí của các thủ khoa ĐH Kiến trúc. Ảnh: Bình Minh
Xuống Hà Nội ôn thi đã gần 2 tuần qua, Thảo may mắn được theo học ngay từ những buổi đầu của lớp học đặt biệt này. Ở trọ cùng chị gái, hai buổi một tuần, Thảo bắt xe buýt tới lớp học miễn phí. Do có quen biết nhiều anh chị học ở ĐH Kiến trúc, Thảo được giới thiệu vào lớp của các thủ khoa có điểm thi đầu vào môn vẽ cao nhất. Thảo cho hay, trong bài thi vẽ thường có mỹ thuật 1 (vẽ đầu tượng thể hiện bằng chất liệu chì) và mỹ thuật 2 (bố cụ tạo hình tức là sắp xếp những hình khối và đường nét vào một khung hình sao cho ý nghĩa, đẹp). Trước khi xuống Hà Nội học ôn, cô chưa biết gì về mỹ thuật 2. Đến lớp của các anh chị sinh viên, cô được trang bị kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm làm bài và cả cách tránh lỗi thường gặp về bố cục, hình khối.
“Các anh chị giảng nhiệt tình, thoải mái không giống như không khí ở các lò luyện thi. Đến đây, em được anh chị sinh viên chia sẻ nhiều ý tưởng hay, lạ. Lớp học này bổ trợ quan trọng cho phần kiến thức trước đây em chưa biết”, Thảo cho hay.
Do lớp của các thủ khoa chỉ tập trung dạy phần mỹ thuật 2 nên Thảo vẫn phải tới một lò luyện khác gần trường để học mỹ thuật 1. Tập trung vào vẽ, hai môn còn lại là Toán và Lý, Thảo tự ôn luyện ở nhà. Năm nay, cô dự định thi ĐH Kiến trúc và ĐH Kinh tế khối D. Tự tin nhất với môn Toán, Thảo chia sẻ, ở nhà cô dành nhiều thời gian cho vẽ, tự làm đề rồi nhờ các anh chị sinh viên sửa giúp. Nữ sinh người dân tộc tự tin cho biết, ước mơ vào trường Kiến trúc nên nếu năm nay chưa đỗ, cô sẽ ôn luyện để thi tiếp năm sau.
Lớp này sĩ số biến động, không cố định. Hôm nào các em học sinh bị trùng buổi học, lớp sẽ vắng. Có hôm lớp đông tới 80 học sinh. Ảnh: Bình Minh
Không giống Thảo được bạn bè giới thiệu, đôi bạn Trịnh Thảo Huyền và Nguyễn Thái Thư ở Nghệ An tình cờ biết đến lớp học của các anh chị sinh viên khi đọc được thông báo lúc ngang qua trường. Ở Nghệ An, hai nữ sinh cũng từng học vẽ đầu tượng. Định ra Hà Nội đăng ký vào lò luyện nhưng do ra muộn, các lớp đã học được nhiều nên hai bạn không thể theo kịp. Hiện tại, hai cô quyết định chỉ theo lớp của các anh chị thủ khoa.
Huyền tâm sự, học phí không quan trọng và cô quan tâm tới chất lượng dạy của giáo viên. Ở lớp của các anh chị sinh viên, cô cảm thấy thoải mái, hứng thú bởi được truyền đạt những đường nét mới mẻ.
Video đang HOT
Khác với các bạn trong lớp đã theo được nhiều buổi, hôm nay mới là buổi đầu tiên của ba nam sinh đến từ Sơn La, Thái Bình và Hải Dương. Đang học ở một lò khác gần trường, biết đến lớp học miễn phí này, cả ba kéo đến học thử. Được anh chị sinh viên góp ý chi tiết và chỉ ra lỗi trong bài, ba chàng trai “kết” luôn lớp học và bảo nhau sắp xếp lại lịch học ở lò để có thể tham dự đầy đủ các buổi học ở đây. Cách giảng bài nhiệt tình của chị sinh viên, cách chị hay nói từ “à” và “ok” khiến cả ba cảm thấy buổi học vui, không bị căng thẳng.
Không chỉ nhận được sự ủng hộ của các sĩ tử, lớp học của các thủ khoa còn thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Không ít học sinh đến lớp ôn thi cũng có mẹ theo học cùng.
Mặc dù không hiểu nhiều về mỹ thuật, kiến trúc nhưng một phụ huynh ở Quảng Ninh vẫn chịu khó buổi nào cũng đến lớp ngồi nghe cùng con. Năm nay con trai mới học lớp 10 nhưng đam mê vẽ nên nghỉ hè, chị đưa con lên Hà Nội thuê trọ học. Người mẹ này tâm sự, cậu con ham đến nỗi chưa tới hôm học đã nhắc nhở mẹ cho khỏi quên. Nhắc đến lớp học, phụ huynh ấy tấm tắc khen ý tưởng dạy miễn phí cho học sinh ngoại tỉnh của sinh viên Kiến trúc. Theo chị, trong khi học sinh ở tỉnh xa bỡ ngỡ về Hà Nội chưa biết đến đâu ôn thi chất lượng, lớp học của các thủ khoa này giúp các em yên tâm hơn.
Mỗi buổi học kéo dài 2 tiếng, học sinh được truyền đạt kiến thức mới, làm bài thi ngay tại lớp và giao bài tập về nhà. Cuối buổi, “giảng viên” thường tổng hợp lại kiến thức rồi nhắc nhở các em về nội dung buổi học sau. Thông thường, buổi học sẽ có một “giảng viên” đứng lớp chính và 2 người khác trợ giảng. Mỗi hôm sẽ là một thủ khoa hoặc người có điểm thi đầu vào môn vẽ cao nhất phụ trách một chủ đề. Trước khi truyền đạt cho học sinh, nhóm thủ khoa sẽ bàn bạc, thống nhất với nhau về “giáo án”.
Theo Hoàng Xuân Hòa, sinh viên năm cuối khoa Kiến trúc Công trình và là người có ý tưởng mở lớp ôn thi miễn phí cho học sinh, lớp học thủ khoa nằm trong chuỗi hoạt động tiếp sức mùa thi của Hội sinh viên ĐH Kiến trúc. Lớp không chỉ quy tụ “cao thủ” trong kỳ thi đại học các năm mà còn có sự tham gia của nhiều bạn đạt điểm vẽ cao nhất, những sinh viên có kỹ năng, học lực tốt. Ngoài việc muốn chia sẻ kinh nghiệm học tập, thi cử, các sinh viên này còn muốn rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Sáng kiến mở lớp ôn thi cho các sĩ tử ở tỉnh xa ra đời từ năm 2012 sau một lần tình cờ Hòa biết đến mô hình này. Không phải là thủ khoa nhưng từng vất vả ôn luyện ở các lò, kinh qua 2 năm không đỗ, chàng sinh viên quê Vĩnh Phúc thấu hiểu nỗi vất vả, cả sự hoang mang của thí sinh. Ban đầu, Hòa định thuê lại một phòng trong ký túc xá làm lớp học và thu phí mỗi học sinh 10.000 đồng một buổi. Số tiền thu được sẽ để trả tiền thuê phòng. Biết được ý tưởng của Hòa, hội sinh viên trường đã phối hợp và mượn được phòng học của trường.
Được sự ủng hộ của các thủ khoa, phòng học lại không mất tiền, Hòa bắt tay mở lớp ôn thi miễn phí. Nhận đứng lớp từ mùa trước đến năm nay có nhiều sinh viên khá, giỏi trong đó có Vũ Mạnh Thắng (thủ khoa năm 2009), Đỗ Thị Kim Oanh (điểm vẽ cao nhất năm 2010), Trần Trung Hiếu…
Đỗ Thị Kim Oanh đang nhận xét bài làm của học sinh. Năm 2009, Oanh là thí sinh có điểm thi vẽ đầu vào cao nhất, 9/10. Ảnh: Bình Minh
Lúc đầu, chỉ những học sinh có anh chị học ở ĐH Kiến trúc mới biết đến lớp này nhưng sau đó, các em giới thiệu cho nhau và kéo đến học ngày càng đông. Mùa ôn đầu tiên, lớp có khoảng 80 học sinh và gần một nửa số này đỗ đại học. Khác với năm trước, chuỗi chương trình tiếp sức mùa thi kéo dài 10 buổi, năm nay, Hòa dự định sẽ rút ngắn buổi học xuống còn khoảng 7-8 buổi. Cậu hy vọng, mô hình này sẽ tạo tiền đề tốt cho các năm sau và có thể nhân rộng ra các trường khác.
Nhắc tới lớp học, Hòa tâm sự: “Những buổi học vừa mang tính chất chia sẻ vừa dạy các em cách làm bài tốt. Mỗi bạn sinh viên đứng lớp đều từng qua các lò luyện và có thế mạnh riêng. Họ sẽ truyền đạt lại cho học sinh những lỗi trước đây từng mắc phải để các em tránh”.
Hòa cho biết thêm, nhiều em đến lớp còn chưa biết cách vẽ ra sao. Hình ảnh của các em gợi cho các “giảng viên” trong nhóm của Hòa nhớ về thời ôn luyện của mình. Nhận thấy sự khát khao và muốn được học ở các em, nhóm sinh viên thủ khoa càng có thêm động lực để truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức.
Theo Đỗ Huy Hoàng, chủ tịch Hội SV ĐH Kiến trúc, lớp học thủ khoa miễn phí xuất phát từ thực tế đã gặp phải của hầu hết các bạn sinh viên. Nhóm thủ khoa và các bạn có điểm thi vẽ đầu vào cao đã cùng ngồi lại thống nhất giúp học sinh tháo gỡ khó khăn khi lần đầu tiên lên Hà Nội ôn thi. Ngay khi lên ý tưởng cho mùa đầu tiên, chương trình đã nhận được sự ủng hộ của nhà trường và hội sinh viên.
“Tất cả các bạn đứng lớp đều tham gia với tinh thần tự nguyện. Nội dung môn học được các thầy cô trong khoa kiến trúc tư vấn để chương trình ôn luyện sát hơn. Năm ngoái, thủ khoa của trường là học sinh của lớp thủ khoa lần 1 này”, Hoàng nói.
Theo VNE
Trùm ma túy xăm hình đầu rồng và cuộc truy bắt quyết liệt lúc rạng sáng
Tuyến QL6A qua địa phận tỉnh Hòa Bình được xác định là điểm nóng về trung chuyển ma túy của khu vực Tây Bắc. Các đầu nậu ma túy từ khắp nơi chắp nối, thông qua khu vực "tam giác vàng" thẩm lậu vào Việt Nam, qua tuyến QL6A, vận chuyển tới các tỉnh đồng bằng và sang nước thứ ba tiêu thụ.
Mặc dù chứng kiến nhiều chuyên án ma túy lớn bị triệt phá trên tuyến đường độc đạo này, tuy nhiên người dân khu vực dốc Má, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình vẫn không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc về đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn mới bị lực lượng Công an triệt phá. Điều đáng nói ở chuyên án này, một đối tượng nữ bị tiêu diệt tại chỗ, 2 đối tượng bị bắn trọng thương, 2 đối tượng còn lại bị bắt tại chỗ.
Chuyện án triệt phá đường dây ma túy
Thông tin về đường dây vận chuyển ma túy do đối tượng Đỗ Huy Hoàng, trú tại Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) đã được các trinh sát của Phòng 5 Cục C47 nắm bắt từ nhiều tháng nay. Bởi đối tượng Hoàng không lạ gì với các anh.
Vào ngày 9/1/2012, trong một chuyên án khác, khi Hoàng đang cùng người tình Bùi Thị Thiển, 45 tuổi, trú tại Lạc Sơn (Hòa Bình) và Nguyễn Hoàng Thạch, 33 tuổi, trú tại Đông Triều (Quảng Ninh) vận chuyển 500g heroin, 4 túi ma túy tổng hợp đi tiêu thụ tại Hà Nội, trong người đối tượng Hoàng có 9 viên đạn. Nhưng tại thời điểm đó, Bùi Thị Thiển nhận tội lỗi về mình. Hoàng chỉ đóng vai trò là người đi cùng trên xe nên sau đó đã tạm "thoát nạn".
Ngày 1/4, nhận được thông tin Hoàng sẽ lên Sơn La mua một lượng hàng ma túy lớn vận chuyển về Hà Nội, lực lượng liên ngành gồm: Phòng 5 Cục C47, PC47 Công an TP Hà Nội, Cục Cảnh sát biển, Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã bí mật tập trung lực lượng tại khu vực QL6 thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình để "đón lõng" đối tượng. Trước khi lên đường, Đại tá Nguyễn Địch Nam, Trưởng ban Chuyên án đã yêu cầu các lực lượng phải thận trọng, trang thiết bị đầy đủ để đảm bảo an toàn cho lực lượng phá án và người dân xung quanh. Bởi theo tài liệu trinh sát, Hoàng là đối tượng côn đồ, nhiều tiền án, thường có vũ khí "nóng" trong người. Hắn đã từng tuyên bố với đồng bọn: Sẽ chống lại đến cùng nếu bị lực lượng Công an phát hiện.
Nhưng một sự việc nằm ngoài "kế hoạch" đã xảy ra. Vốn là đối tượng nghiện "đập đá", Hoàng có một bộ đồ "đập đá" hình đầu rồng, luôn mang theo mình như vật bất ly thân. Trước lúc lên đường đi mua bán ma túy, Hoàng tổ chức "đập đá", bị vỡ đầu rồng của bộ đồ "đập đá" nên hắn nghĩ có điềm gở, quyết định dừng chuyến đi. Vì thế, cuộc phục bắt tạm hủy, các lực lượng rút về Hà Nội để họp bàn, rút kinh nghiệm và tiếp tục theo sát di biến động của các đối tượng.
Tiếp tục đến ngày 2/4, các trinh sát phát hiện Hoàng và đồng bọn lại đi thu gom tiền để lên Sơn La lấy ma túy. Ngay lập tức, từ tối 2/4, 18 cán bộ, chiến sỹ của Phòng 5, Cục C47 do Thiếu tá Ngô Thanh Bình, Phó Trưởng phòng trực tiếp chỉ huy, cùng gần 30 cán bộ của PC47 Công an TP Hà Nội, Cục Cảnh sát biển, Cục Chống buôn lậu lại quyết tâm lên đường. Địa điểm lực lượng liên ngành khảo sát và chọn để "đón lõng" các đối tượng trên đường lấy ma túy quay về thuộc khu vực Dốc Mã, xã Thu Phong (Cao Phong, Hòa Bình). Từ tối 2/4, lực lượng liên ngành đã chia thành 4 tổ công tác, tính toán tốc độ di chuyển của loại xe ôtô do các đối tượng điều khiển để chốt chặn, đảm bảo không cho đối tượng chạy thoát.
Khoảng 6h ngày 3/4, 2 chiếc xe của các đối tượng xuất hiện. Đỗ Huy Hoàng và vợ là Lê Thị Minh Huệ, 25 tuổi, trú tại TP Lào Cai, cùng Phạm Đông đi trên chiếc xe ôtô hiệu Lexus, BKS 30Z-5335, theo sau một quãng là chiếc xe Innova, BKS 30S-5914 của hai đối tượng Đặng Việt Dũng và Nguyễn Công Thu. Theo tài liệu các trinh sát nắm được, khi vào mua ma túy tại Sơn La, trực tiếp Hoàng vào thử các loại ma túy, trong đó có "chơi đá". Trên đường đi, các đối tượng cũng sử dụng loại ma túy này nên tinh thần sẽ bị kích động mạnh, sẵn sàng chống đối cơ quan Công an.
Một thế trận "chốt chặn" đã được bày ra. Bên cạnh chiếc xe tải bị chết máy, 2 chiếc xe 15 chỗ ngồi cũng được đưa ra, tạo thế gọng kìm trong việc chốt chặn các đối tượng. Chiếc xe ôtô Lexus đi trước, lọt vào thế trận phục kích của cơ quan Công an. Khi thấy lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe, với kinh nghiệm của tên trùm ma túy cáo già, Hoàng nhấn ga xe đến mức cực đại, đâm thẳng vào những chiếc xe chốt chặn của lực lượng chức năng. Lực húc của chiếc xe mạnh đến mức, những chiếc xe chốt chặn bị bẹp rúm đầu, chiếc xe Lexus của các đối tượng cũng bị đẩy bật lại.
Các đối tượng cài số lùi, định quay đầu xe, húc vào các xe chốt chặn phía sau để bỏ chạy. Chiếc xe của chúng bị tụt xuống dốc ruộng mía, chúng rồ ga định thoát lên mặt đường. Trong giây phút đó, lực lượng chức năng đã kêu gọi bọn chúng ra hàng, bắn cảnh cáo nhưng chúng vẫn cố thủ trong xe, liên tục rồ ga để thoát lên mặt dốc, quay đầu chạy.
Trong tình huống của một vụ án ma túy trước đây cũng tại Hòa Bình, đối tượng Tráng A Chư đã dùng xe ôtô húc mạnh vào xe chốt chặn của lực lượng làm nhiệm vụ, khiến cho đồng chí Đỗ Mạnh Linh của Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh, một đồng chí khác bị thương. Chính vì thế, trước tình huống khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng của lực lượng truy bắt, cùng với quyết tâm bắt bằng được đối tượng trùm ma túy cùng tang vật liên quan, các tổ công tác có mặt buộc phải nổ súng. Cùng lúc này, tổ công tác phía sau đã khóa đuôi, bắt 2 đối tượng trên chiếc xe ôtô Innova.
Kết quả, lực lượng chức năng đã bắt được toàn bộ nhóm đối tượng trên, thu toàn bộ lượng ma túy gồm 20 bánh heroin, 1kg ma túy dạng đá, 1.000 viên ma túy tổng hợp. Đối tượng Lê Thị Minh Huệ bị thương nặng do trúng đạn đã chết trên đường đi cấp cứu. Còn đối tượng Phạm Đông bị thương ở đùi, trùm ma túy Đỗ Huy Hoàng chỉ bị xây xước nhẹ...
Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đã có sự chỉ đạo kịp thời. Đại tá Phạm Văn Sửu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình có mặt ngay tại hiện trường, chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh phối hợp với các lực lượng phá án bảo vệ hiện trường, đưa các đối tượng bị thương đi cấp cứu và phân luồng, giải tỏa ách tắc giao thông... Đến 16h, các công việc khám nghiệm hiện trường mới hoàn thành.
Chiều tối cùng ngày, khám xét nhà ở của Đỗ Huy Hoàng và Nguyễn Công Thu, cơ quan Công an thu thêm được 3g ma túy dạng "đá"...
Chân dung trùm ma túy nghiện "đập đá"
Đỗ Huy Hoàng là con nghiện "đập đá" thuộc diện "cuồng" từ nhiều năm nay. Hắn nghiện đến mức lúc nào, đi đâu, cũng phải kè kè bộ đồ "đập đá" có hình đầu rồng mà hắn lùng sục nhiều nơi mới mua được. Tại thời điểm cơ quan Công an bắt Hoàng cùng trên xe với Bùi Thị Thiển, hắn đang là gã bồ trẻ, kém người tình đến 8 tuổi.
Trong chiếc xe ôtô đi cùng người tình, mọi vật dụng được Hoàng thiết kế như một ngôi nhà thu nhỏ, có đồ ăn, thức uống, dàn âm thanh mạnh và đồ "đập đá". Hễ lúc nào hắn và đồng bọn lên cơn phê là dừng xe, mở nhạc, "đập đá" luôn. Chiếc xe ôtô của hắn đang đi cũng đầu bẹp, đít bẹp, theo phán đoán của một số người, có lẽ hắn cũng vừa bị lực lượng chức năng ở đơn vị nào đó chốt chặn và hắn đã sử dụng bài "đâm thẳng, rồi quay đầu bỏ chạy". Có tiền từ buôn ma túy, Hoàng sẵn sàng vung vào các buổi ăn chơi thác loạn ở các quán bar, tổ chức các buổi "đập đá" cho đám đàn em...
Hoàng từng có vợ cả ở ngay khu Cầu Bươu (Thanh Trì), nhiều người tình và cách đây 3 tháng thì làm đám cưới với Lê Thị Minh Huệ. Do luôn có ma túy "đá" trong người nên Hoàng phóng xe cực nhanh. Kể cả xe máy, lẫn xe ôtô, hễ cứ ngồi lên xe là hắn phóng như kẻ điên. Chẳng thế mà theo tài liệu trinh sát thu được, trong quá trình vận chuyển ma túy, Hoàng và đồng bọn đã có lần gây tai nạn làm chết 2 phụ nữ đi xe máy trên QL6 rồi bỏ chạy...
Hoàng là đối tượng côn đồ, từng có 4 tiền án về các tội trộm cắp, vận chuyển ma túy, cố ý gây thương tích... Sau mỗi lần ở tù, hắn lại xăm trổ một hình đầu rồng trên cơ thể và đánh dấu ngày tháng (vì Hoàng tuổi rồng nên chỉ thích xăm đầu rồng). Một trong những dòng chữ chúng tôi đọc được xăm trên cánh tay của hắn là "Nợ ngàn thu" bên dưới cái đầu rồng. Côn đồ hung hãn, lại thoát thân sau vụ đi cùng người tình Bùi Thị Thiển nên Hoàng khá ngông nghênh trong giới buôn ma túy. Hắn nhận buôn ma túy theo kiểu "tạp phế lù", cứ đối tác nào đặt mua loại gì, từ heroin, hồng phiến, ma túy "đá" đến thuốc phiện, tài mà..., thấy lợi nhuận là hắn nhận tất, sau đó móc nối các đầu bán.
Hàng "ma túy" của Hoàng và đồng bọn được mang về tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thậm chí ra cả nước ngoài. Hiện Hoàng đang là đối tượng bị một số đơn vị Công an lập án đấu tranh về mảng liên quan đến ma túy.
Trong các phi vụ làm ăn, Hoàng luôn đưa theo Huệ để làm "kế toán trưởng". Các đối tượng Đông, Dũng, Thu đều là đồng bọn thân tín trong các phi vụ mua bán ma túy cùng Hoàng. Trong đó Thu cũng có 3 tiền án, làm nghề cầm đồ, còn Dũng cũng là đối tượng có biểu hiện liên quan đến ma túy của tỉnh Hà Nam. Mỗi khi đi lấy "hàng" về bán, Hoàng và đồng bọn lại đi thu gom tiền, thậm chí trong chuyến "hàng" này, Hoàng đã đi vay hơn 400 triệu đồng để mua được lượng "hàng" lớn kể trên (theo ước tính giá trị của số ma túy trên khoảng 3 tỷ đồng). Nếu trót lọt, bọn Hoàng có bộn tiền để tiêu pha.
Đường dây ma túy bị triệt phá thành công, cơ quan CSĐT tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, tội phạm ma túy bất chấp tính mạng, sẵn sàng liều chết để đạt mục đích thực sự là vấn nạn đáng báo động. Trong số đó có nhiều đối tượng là nữ giới, tuổi đời còn trẻ, vì thiếu hiểu biết, làm giàu bất chính, nhúng chàm, và điều gì đến sẽ đến. Các đối tượng này đã sớm khép lại cuộc đời mình khi còn rất trẻ
Theo vietbao
Hậu trường phá án vụ bắt 20 bánh heroin Theo một nguồn tin, trước khi thực hiện phi vụ làm ăn lớn lần này, ông trùm Đỗ Huy Hoàng đã định "xuất quân" vào cuối tháng 3/2013 nhưng do hôm đó bộ đồ "đập đá" hình đầu rồng của hắn bị vỡ nên hắn nghĩ có điềm gở, quyết định dừng chuyến đi. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, dù tinh quái...