Lớp học đặc biệt ở TPHCM, cụ ông cụ bà rủ nhau tham gia để bớt cô đơn, tụt hậu
Sợ cô đơn, tụt hậu khi không am hiểu công nghệ, nhiều người già rủ nhau tham gia lớp học dùng mạng xã hội, điện thoại thông minh (smartphone).
Để không lạc lõng, tụt hậu
14h, ông Nguyễn Phương (67 tuổi) chở vợ đến quận 1 (TPHCM) tham gia lớp học đặc biệt. Tại đây, ông, bà và những người cùng tuổi được hướng dẫn sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Trước đây, ông Phương chỉ sử dụng điện thoại cơ bản. Thế nên khi sở hữu chiếc điện thoại thông minh, ông cảm thấy bối rối.
Đặc biệt, khi biết chiếc điện thoại mới tích hợp nhiều tiện ích, ứng dụng có lợi, cần thiết cho cuộc sống, ông càng tò mò. Đôi lúc, ông cảm thấy ức chế vì không hiểu, sử dụng được những tiện ích mà thiết bị này đem lại.
Nhiều ông, bà lớn tuổi tham gia lớp học sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội. Ảnh: Hà Nguyễn
Ông chia sẻ: “Tôi không biết đặt xe ôm công nghệ, không biết đặt đồ ăn, chuyển khoản… qua điện thoại mà phải nhờ người thao tác nên thấy rất phiền. Do đó, khi biết có lớp học dạy sử dụng điện thoại thông minh, tôi thấy cần thiết nên động viên vợ cùng đăng ký tham gia.
Mục đích của tôi là sau khóa học, vợ chồng có những hiểu biết nhất định về điện thoại thông minh, sử dụng được các ứng dụng cơ bản như: Chuyển khoản, đóng tiền điện, nước, gọi, đặt xe, mua thức ăn”.
Trong khi đó, bà Bùi Thanh Lam (64 tuổi) quyết định tham gia lớp học sử dụng điện thoại thông minh do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn TPHCM tổ chức, để bản thân không cảm thấy lạc lõng khi không hiểu biết về công nghệ.
Ở nhà, con cháu bà Lam thường xuyên liên lạc, trò chuyện thông qua mạng xã hội. Thành viên gia đình, bạn bè của bà còn tạo nhóm chat để chia sẻ hình ảnh, khoảnh khắc đáng nhớ trong khi bà chỉ biết nhấn nút nghe, gọi trên điện thoại…
Đa số các học viên mong muốn hiểu biết về điện thoại thông minh và có thể sử dụng được một số ứng dụng có ích cho cuộc sống. Ảnh: Hà Nguyễn
Những ngày đầu mới học, bà Lam nhớ trước quên sau bởi có quá nhiều thao tác và từ ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên bà cố gắng ghi chép những kiến thức chưa nhớ, đọc kỹ tài liệu được giáo viên ở lớp cung cấp rồi thao tác theo.
Cùng lớp với bà còn có ông Phan Gặp (82 tuổi, quận Phú Nhuận, TPHCM). Ông Gặp vốn là giáo viên dạy các môn Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh. Dù đã về hưu, cao tuổi nhưng khi có điện thoại thông minh, ông vẫn mày mò tìm hiểu và có thể sử dụng ở mức cơ bản.
Khi biết có lớp học, ông quyết định tham gia để mình không tụt hậu. Cụ ông tâm sự: “Dù đã về hưu nhưng tôi vẫn sử dụng điện thoại thông minh để tải và cài đặt ứng dụng cần thiết như: Máy tính, từ điển, bản đồ…
Hàng ngày, tôi vẫn sử dụng các ứng dụng này để giải đề Toán, Lý, Hóa như một cách rèn luyện trí não. Tôi cũng biết sử dụng mạng xã hội và một số ứng dụng khác. Tuy nhiên, tôi vẫn đi học để hoàn thiện những kiến thức về điện thoại thông minh.
Video đang HOT
Đến lớp, tôi được hướng dẫn về các phần mềm, tiện ích cần thiết và không nên có trên điện thoại của mình. Tôi cũng được chia sẻ về cách nhận biết, xử lý thông tin giả trên mạng xã hội, các cuộc gọi mạo danh để không bị lừa”.
Tại đây, các học viên lớn tuổi được tình nguyện viên hướng dẫn tận tình, trực tiếp thao tác trên máy. Ảnh: Hà Nguyễn
Sân chơi bổ ích
Chị Thiềm Phương Anh, phụ trách mảng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ cho biết, mô hình lớp học nói trên được thành lập từ năm 2013 và duy trì đến nay. Trước đó, trung tâm chỉ chú trọng dạy học viên làm quen với máy vi tính.
Sau này, trung tâm dạy thêm về cách sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh của người cao tuổi tăng cao.
Vợ chồng ông Phương đã học được 7 buổi và có thể sử dụng mạng xã hội để kết nối với con cháu, bạn bè. Ảnh: Hà Nguyễn
Để đáp ứng nhu cầu trên, trung tâm đã tăng số buổi học từ 5 – 6 buổi/khóa lên 12 buổi/khóa. Chị Anh cho biết: “Hiện nay, các cô chú đến đây chủ yếu mong muốn được học cách sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Các cô chú muốn sử dụng điện thoại thông minh để kết nối với con cháu, làm chủ ứng dụng có lợi để tự phục vụ một số nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày như: Đặt đồ ăn, đặt xe, sử dụng bản đồ để tìm đường…”.
Mỗi buổi học kéo dài trong 2 giờ đồng hồ. Đầu buổi học, các cụ cao tuổi thường dành một khoảng thời gian sinh hoạt chung, thậm chí tổ chức sinh nhật cho nhau.
Khi lớp học bắt đầu, các cụ sẽ được những tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn, thao tác và giải đáp thắc mắc về chiếc điện thoại thông minh. Nhiều cụ ông, cụ bà sau các buổi học tự tin cho biết bản thân đã có thể kết nối với con cháu, làm chủ được một số ứng dụng, tiện ích có lợi trên điện thoại của mình.
Sau 7 buổi học, ông Phương không chỉ biết đọc báo trên điện thoại mà đã bước đầu có thể dùng mạng xã hội để kết nối với bà con, bạn bè. Ông cũng không phải nhờ người khác thao tác khi đặt xe, gọi thức ăn… qua mạng.
Bà Lam hào hứng cho biết đã khám phá được nhiều điều mới lạ trên điện thoại thông minh. Ảnh: Hà Nguyễn
Ngồi cũng dãy với ông Phương, cụ bà đang sinh sống ở TP Thủ Đức (TPHCM) tự hào chia sẻ, các buổi học giúp bà dễ dàng kết nối với con gái và cháu ngoại đang sinh sống ở nước ngoài.
Nếu như trước đây, bà chỉ có thể nghe tiếng con gái và cháu ngoại thì hiện nay, cụ đã biết cách gọi video để nhìn thấy mặt con cháu cho đỡ nhớ.
Cụ bà còn đùa rằng, mình có thể tham quan không gian sống của con gái đang định cư ở nước ngoài mà không cần xuất ngoại nhờ việc sử dụng thành thạo mạng xã hội.
Trong khi đó, bà Lam cho biết bản thân hạnh phúc như khám phá được thế giới mới khi có thể làm chủ một số công nghệ, ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Bà chia sẻ: “Trước đây, tôi có sử dụng điện thoại thông minh nhưng không rành. Đến lớp học, biết nhiều thứ về chiếc điện thoại của mình, tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Tôi không chỉ biết cách chụp ảnh, quay phim mà còn được hướng dẫn cách tạo ra bức ảnh đẹp, thước phim hay để chia sẻ lên mạng xã hội, gửi cho bạn bè, người thân… Những điều ấy khiến tôi rất vui.
Ngoài ra, khi đến lớp, tôi còn được gặp gỡ, trò chuyện với những người cùng tuổi nên tinh thần rất thoải mái. Tôi thấy lớp học là một sân chơi bổ ích vừa đem lại kiến thức vừa giúp người cao tuổi có nơi sinh hoạt đồng trang lứa”.
Cụ bà U90 diện áo dài đỏ, nhảy cực sung trong ngày đại thọ
Lễ mừng đại thọ được coi là một trong những nét truyền thống tốt đẹp của người Việt, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "kính trọng người già", đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc ông bà, cha mẹ.
Trong buổi lễ này, các cụ thường sẽ mặc những y phục sang trọng, thường là áo dài ngồi vào nơi trang nghiêm nhất trong nhà để con cháu để chúc mừng. Nhiều người cho rằng người già khi bước sang tuổi 90 sẽ đi lại khó khăn và thần trí không còn minh mẫn song vẫn có rất nhiều cụ vẫn sáng mắt, thính tai, giọng nói rõ ràng và bước đi vô cùng chắc chắn.
Ông bà vẫn khỏe mạnh khi về già quả thật là một niềm vui không gì sánh bằng của con cháu. Ảnh: Ngọc Hòa Nam Định
Mới đây, trên mạng xã không ngừng truyền tay nhau một đoạn video về việc cụ già 90 tuổi nhảy cực sung trong ngày đại thọ của mình. Đoạn ghi hình này đã khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ trước sức khoẻ tuổi 90 của cụ.
Trong ngày vui đại thọ, cụ bà đã hòa mình nhảy nhót cùng con cháu vô cùng náo nhiệt. Ảnh: Ngọc Hòa Nam Định
Theo đó, đoạn ghi hình cho thấy, trong ngày đại thọ, sau khi nhận những lời chúc bình an, vui khoẻ thì cụ đã nhảy rất "sung" khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Cụ thể, cụ bà có tóc đã bạc trắng với răng đen thẫm do nhai trầu trong tà áo dài màu đỏ đã hòa mình nhảy từng bừng cùng con cháu trên nền nhạc Modern Talking. Cụ có những động tác lắc người, vung tay rất mạnh mẽ không cần ai dìu làm con cháu đều vui mừng khôn xiết. Hành động, cử chỉ của cụ vẫn nhanh nhẹn và thoăn thoắt như ngày nào. Thỉnh thoảng, có thanh niên trẻ vào nhảy cùng, khiến các cụ càng khí thế và hăng hái hơn. Trên gương mặt của cụ chưa bao giờ tắt nụ cười trong ngày quan trọng này.
Tuy đã già, nhưng động tác của cụ vẫn rất nhanh nhẹn. Ảnh: Ngọc Hoà Nam Định
Nụ cười trên môi cười trên môi cụ quả thật ngàn vàng cũng không đổi được. Ảnh: Ngọc Hòa Nam Định
Sau khi loạt hình trở nên viral khắp cõi mạng, nhiều netizen đã không khỏi ngưỡng ngộ trước sự đáng yêu và sức khỏe tuổi 90 của cụ.
- Cụ khỏe mạnh yêu đời quá ạ.
- Nhìn cụ quẩy banh nóc nhà mà mình cũng muốn nhảy theo.
- Xin vía cụ để 90 vẫn quẩy banh nóc.
Phản ứng ngưỡng mộ của cư dân mạng dành cho sự chịu chơi của cụ. Ảnh: Chụp màn hình Ngọc Hòa Nam Định
Cụ già "giận lẫy" vi không được đọc sách "chùa", về bán sách cho "bỏ ghét"
Xoắn áo dài lên và quẩy thôi, còn sống là còn vui chơi. Ảnh: Ngọc Hòa Nam Định
Phải rủ thêm hội chị em già quẩy chung mới vui hơn. Ảnh: Ngọc Hoà Nam Định
Cuộc sống của ông bà tuổi xế chiều sẽ vui tươi hơn khi có con cháu quây quần bên cạnh và tuổi thơ của các bé nhỏ cũng trọn vẹn hơn khi có họ. Những hình ảnh ông bà tràn ngập trong tiếng cười của những đứa cháu luôn khiến nhiều người không khỏi xúc động và tràn ngập hạnh phúc.
Hình ảnh tuy đơn giản nhưng tràn ngập hạnh phúc. Ảnh: Him
Mới đây, trên mạng lan truyền hình ảnh một cặp vợ chồng già nô đùa cùng cháu gái khiến nhiều người thích thú, nhớ lại những ngày thơ ấu. Những bức ảnh chỉ đơn giản là ông bà và cháu gái mỗi ngày ngồi bên cạnh chiếc xe đồ chơi và đùa giỡn với nhau trong phòng. Những tưởng đây chỉ là tấm ảnh bình thường, nhưng chính nụ cười rạng rỡ của cả 3 đã khiến nhiều người không khỏi hạnh phúc lây.
Nhiều người không khỏi xúc động và nhớ về quá khứ của mình khi thấy những tấm ảnh này. Ảnh: Him
Nhìn nụ cười hồn nhiên của cô bé có thể thấy được bé rất thích ở bên ông bà. Và ông bà cũng thế, họ không thể dấu được tình yêu thương cho cháu gái rượu thông qua nét mặt ngập tràn tình cảm. Đúng thật là tuổi tác có khoảng cách khá xa nhưng chính sự gần gũi đã xoá đi sự chênh lệch ấy. Điều mà netizen cảm nhận được chính là sự hạnh phúc ngập tràn trong căn phòng của hai thế hệ.
Không có gì hạnh phúc hơn khi thấy ông bà vẫn khỏe mạnh và bên cạnh chúng ta. Những ai nếu vẫn còn ông bà, hãy cố gắng dành thời gian để về thăm họ những khi có thể nhé. Bởi với người già không có niềm hạnh phúc nào bằng cả nhà quây quần bên nhau, nhìn những đứa con, đứa cháu ngày nào còn bí bô nay đã trưởng, lớn khôn nhưng vẫn nhớ về họ.
Bà mẹ chỉ trích cô gái không nhường ghế xe buýt cho con trai mình Từ trước đến nay, các phương tiện công cộng luôn ưu tiên người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Chính vì thế, không ít người mặc định nếu dẫn theo trẻ con thì người khác luôn luôn phải nhường ghế cho mình. Cũng từ đây xảy ra không ít trường hợp gây tranh cãi trên mạng xã hội. Không phải ai...