Lớp học đặc biệt ở ‘phố chị Dậu’
Đó là những buổi học cho các em nhỏ nghèo khó ở “ phố chị Dậu” bên sông Cửa Tiền, nơi giáp với khu mua bán tấp nập bậc nhất thành phố.
Một góc phố “chị Dậu” bên sông Cửa Tiền, TP Vinh, Nghệ An.
Cuộc sống khốn khó
Khu phố bên bến sông Cửa Tiền (thuộc TP Vinh, tỉnh Nghệ An) ngày đêm tấp nập người mua, kẻ bán đủ mặt hàng. Nơi đây tàu thuyền lớn, nhỏ tập trung đổ hàng, và còn tiếp giáp khu chợ Vinh – trung tâm buôn bán lớn vào bậc nhất khu vực Bắc miền Trung.
Nằm không xa trung tâm này, phía trên cũng như dưới cầu Cửa Tiền, mọc lên dãy phố nghèo xơ xác. Dưới sông, hàng trăm hộ gia đình sống trôi nổi. Trên bờ, đoạn phía sau khu chợ Vinh (thuộc phường Vinh Tân) mọc lên những dãy nhà tranh lụp xụp. Hầu hết người dân ở đây đều đến từ nhiều miền quê khác nhau.
Chị Nguyễn Thị Vịnh (SN 1989), người từ nhỏ sống trên thuyền, tâm sự, quê ở tận huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Thời ông nội và ông ngoại của chị đã ra sống ở bến sông này. Gia đình sống bằng nghề sông nước, đánh bắt cá, cua… dọc hạ lưu sông Lam và sông Cửa Tiền.
Người dân vạn chài ở khu vực phường Vinh Tân, TP Vinh.
Chị Vịnh xây dựng gia đình với anh Nguyễn Văn Vận (SN 1977), cả hai đều theo cái nghề ông cha truyền lại. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng phải gửi con gái đầu lòng cho một ân nhân ở tận Đắc Lắk nuôi dạy.
Video đang HOT
Cùng hoàn cảnh khó khăn như vợ chồng Vịnh – Vận, một số gia đình ở đây hằng ngày ngược xuôi trên sông đánh bắt cá. Tối đến, họ neo đậu một chỗ, tiện lên bờ xin nước sạch nấu ăn.
Cách bến sông Cửa Tiền và khu chợ Vinh không xa, nhiều dãy nhà “chị Dậu” mọc lên. Thực chất, đó là những túp lều, lán trại nhếch nhác, tiêu điều. Hầu hết những hộ dân ở đây đều từ nơi khác đến…
Hoàn cảnh khó khăn, nhiều học sinh ở đây không biết hết mặt con chữ. Trước hoàn cảnh đó, nhóm sinh viên ở các trường đại học đóng trên địa bàn TP Vinh, tình nguyện dựng bàn ghế trong túp lều dột nát bên bến sông, dạy học.
Các buổi chiều thứ tư, ngày thứ bảy và chiều chủ nhật, các bạn trẻ tình nguyện không quản gian khó dạy các em nhỏ ê a đánh vần.
Trẻ em vạn chài trước nguy cơ thất học.
Bạn Nguyễn Thị Hòa, sinh viên ĐH Vinh, cho biết: “Sinh viên tình nguyện dạy học ở xóm vạn chài từ hai năm nay. Lớp học duy trì từ 12 đến 15 học sinh sống ven sông Cửa Tiền.
Những ngày đầu, nhóm sinh viên tình nguyện tới vận động phụ huynh dựng lán cho con em học chữ, hầu hết bà con không ủng hộ. Họ quan niệm, có học chữ cũng chẳng để làm gì, vì thế gặp nhiều khó khăn”.
Anh Hoàng Văn Vững, một ngươi dân sinh sống ở đây, cho biết, nhờ các bạn sinh viên tình nguyện đến dạy chữ thường xuyên cho con em họ nên ngoái (năm học 2010-2011), năm cháu đạt học sinh tiên tiến. Có em từ chỗ đã học lớp hai mà chưa biết đọc, viêt, sau đó đã trở thành học sinh xuất sắc, như Lê Thị Oanh (học sinh lớp 3B, trường Tiểu học Vinh Tân, TP Vinh).
Sinh viên tên Hồng (đến từ ĐH Y khoa Vinh) tâm sự, các em nhỏ ở đây rất say mê cái chữ. Mỗi lần thấy “thầy, cô tình nguyện” đến, các em đều reo vui.
Hàng năm, cứ đến mùa mưa lũ về, nước lại ngập mấp mé mái nhà. Mấy cô trò phải bẻ lá làm phên che chắn “tứ bề” mà vẫn ướt. Sinh viên tình nguyện gắn bó với các em từ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Bạn Võ Thị Huyền (sinh viên Đại học Vinh) là người có thâm niên dạy chữ cho trẻ em dân vạn chài nhiều nhất. Ngoài lên lớp ban ngày, nhiều đêm, Huyền còn tới đây tranh thủ dạy các em học bài, nhất là những lúc ôn thi học kỳ. Nhiều lần trời khuya, kèm mưa to, nước lũ ở thượng nguồn đỗ về, Huyền phải ngủ lại trong lán trại với các bé.
Ông Nguyễn Trung Châu, Phó chủ tịch UBND Thành phố Vinh cho biết, hiện tại, Thành phố đang giao Phòng Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp chính quyền địa phương các phường, xã rà soát, thống kê số hộ gia đình dân vạn chài sinh sống và làm ăn trên địa bàn, để lập danh sách báo cáo thành phố, có phương án xử lý.
Trước đây, một số người được địa phương sở tại tiếp nhận về quê hương, nhưng bà con quay lại vì quen sống với nghề sông nước. Nếu tình trạng này kéo dài, hầu hết con em của họ đều bị thất học.
Theo Tiền Phong
Lớp học đặc biệt của bà giáo 80 tuổi
Đã tròn 80 tuôi, tóc bạc trắng, da đây những vêt đôi môi, nhưng bà Hô Hương Nam vân ngày ngày tân tụy với các em học sinh ở lớp học đặc biêt, đến nay tròn 15 năm tình nguyện "lái đò" không công...
Trò chuyên với bà Nam vào môt buôi chiêu cuôi thu - tôi như bị cuôn hút và ân tượng với những cử chỉ thân mât, lời nói dịu dàng. Dù sông tại Hà Nôi đã hơn 40 năm (từ 1957) nhưng bà vân giữ nguyên chât giọng xứ Huê: điêm đạm và nhẹ nhàng.
Từ năm 1997 đến nay, bà Nam gắn bó với lớp học tình thương là các em nhỏ tàn tât có hoàn cảnh khó khăn. Từ khi còn là môt giáo viên trẻ, bà đã âp ủ trong mình những dự định đê có thê công hiên cho thê hê trẻ những bài học hay, những niêm vui trong cuôc sông.
Khi vê hưu, từ năm 1979 - 1996 bà làm công tác dân sô tại địa phương (phô An Dương Vương, phường Yên Phụ, quân Tây Hô, Hà Nôi) - đã chứng kiên nhiêu trẻ em khuyêt tât, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn... Với tình yêu trẻ, nhớ trường, nhớ lớp - bà đã quyêt định mở lớp dạy học.
Cụ Nam đang dạy học sinh Lưu Hông Dương viêt chữ
Có người nói tôi "bị khùng"
Lớp học ban đâu gặp phải muôn vàn khó khăn, nhât là công viêc vân đông các gia đình cho các cháu đi học. Nhiêu người dân xung quanh thây bà già rôi còn cho là lâm câm, bị khùng mới có cái ý tưởng đó... Còn những gia đình có con khuyêt tât thì mặc cảm và quan niêm: "Người bình thường đi học còn không ăn ai, huông gì người khuyêt tât thì học đê làm gì". Vì thê mà không ai cho con đên lớp học.
Khó khăn nữa đó là vê cơ sở vât chât. Địa điêm học không ôn định, phải chuyên chô nhiêu lân... Khi mới mở, lớp chỉ vẻn vẹn 2 học sinh: môt cháu bị đao và môt cháu bị thiêu năng trí tuê. Cả hai cháu đêu có hoàn cảnh gia đình hêt sức khó khăn: gia đình thì nghèo, lam lũ, vợ chông bỏ nhau. Bà đã phải vân đông người thân mãi mới thuyêt phục được gia đình.
Đên hiên nay, lớp học đã có 15 cháu, có cả những trẻ em câm, điêc bâm sinh. Trong lớp có 2 cháu thành tích nôi trôi: cháu Đô Kim Thúy (23 tuôi) bị liêt nửa người viêt chữ rât đẹp, cháu Lưu Hông Dương (30 tuôi, học 14 năm nay tại lớp) đọc được báo môt cách trôi chảy.
Cụ Nam và lớp học tình thương
Với quyêt tâm tạo lòng tin cho người dân, muôn chứng minh được những viêc mình làm là đúng, bà đã tân tụy dạy dô từng con chữ, không ngừng tìm hiêu và linh hoạt trong phương pháp dạy.
Những trăn trở
Theo bà, những trẻ bị tât nguyên cân có cách dạy đặc biêt: đâu tiên phải tìm hiêu và phân loại bênh đê có cách dạy hợp lí; công viêc thứ hai đó là dạy chữ và tiên tới dạy toán. Đôi với những học sinh này: "học chữ O mât cả 1 tháng đê thuôc".
Nêu như không có sự kiên trì, say mê nghê và yêu mên trẻ thì ít người làm được!
Hàng ngày tiếp xúc với các cháu học sinh tàn tât, bên cạnh niềm vui vì thấy các cháu tiến bộ thì bà lại thoáng buồn. Bà lo tuổi ngày một cao không còn sức theo chân dạy dỗ thì các cháu sẽ ra sao? Bà mong muôn các nhà hảo tâm quan tâm đên các cháu dù là sự chia sẻ bằng tâm lòng đê các cháu vượt qua mặc cảm mà sông vui.
Thành công nhân được trong 15 năm "lái đò" không công là những cái ôm thân thiêt, những bông hoa giản dị tiêt kiêm từ sô tiên ăn quà ít ỏi, cái vô tay khi bà có áo mới đên lớp... Cứ thê, bà luôn vui vẻ và thây cuôc sông ý nghĩa.
Theo VNN
Lớp học của những người "đặc biệt" Đã 80 tuổi nhưng cụ Hồ Hương Nam (số nhà 253, An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn hằng ngày miệt mài đến Trường để chăm sóc, dạy dỗ những trẻ em khuyết tật ở trường THCS An Dương. Tấm lòng của một nhà giáo Cụ Hồ Hương Nam sinh năm 1933, từng là giáo viên của Trường THCS Hoàng Hoa...