Lớp học bằng ván gỗ cũ nát ở vùng cao

Theo dõi VGT trên

Học trò Khuổi Chặng ngồi học trên nền đất, quây lại bằng ván gỗ tạp, chỉ có sáu bộ bàn ghế và tấm bảng xanh. 30 năm nay, phòng học ít thay đổi.

“Ghi nhớ. Nước về bản hồi 9h30, ngày 07/9/2014 (tức 14/8/2014), kịp Tết Trung thu”. Dòng chữ viết bằng phấn trắng từ sáu năm trước, in trên bức vách phòng hiệu bộ điểm lẻ Khuổi Chặng, thuộc trường Tiểu học bán trú Yên Lỗ. Tự tay trưởng thôn đ.ánh dấu khi nối thông đường ống nước từ con suối cách một km về điểm trường. Phía trên là khẩu hiệu của ngành giáo dục, nét phấn đã phai mờ, không nhìn rõ mặt chữ.

30 năm cắm bản, thầy Hoàng Văn Kiếm không nhớ xuống nhà dân xin nước bao nhiêu lần, gùi bao nhiêu can nước về trường. Tan học, thầy cùng sáu đồng nghiệp bỏ áo sơ mi, quần âu, xỏ dép tổ ong, quần cộc phóng xe tỏa đi các bản. Sau yên xe chằng thêm chiếc can 30 lít. Họ đến nhà dân xin nước về nấu ăn cho 48 học sinh bán trú. Quãng đường trở về vượt những dốc cua tay áo xóc nảy đến rơi can, hoặc qua sông bằng cầu tre. Nước ăn xin của dân, nước tắm giặt dẫn từ con sông cách đó 500 m. Các thầy giáo không biết đất đá nơi này là loại địa chất gì, chỉ thấy khoan sâu gần 40 m mà vẫn chưa bắt được mạch ngầm.

Năm ngoái, trước khai giảng ba tuần, Hiệu trưởng Lâm Văn Bài gọi điện cho thợ khoan giếng, khẩn khoản nhắn “cố vào khoan cho trường cái giếng”, để các thầy có nước nấu ăn cho học sinh. “Ối giời, xa lắm. Bọn em đi vào mất mấy triệu mà chắc gì đã có nước”, thầy Bài nghe thợ khoan giếng gào lên qua chiếc điện thoại tậm tịt vì sóng yếu. Thế nên, “nước về bản” trở thành một sự kiện cần ghi nhớ.

Yên Lỗ cách đường biên giới Việt – Trung gần trăm cây số, có mặt trong danh sách xã 135, vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư của tỉnh Lạng Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Lỗ hơn 60%, gấp gần 11 lần tỷ lệ bình quân của cả nước. Đường từ huyện lỵ Bình Gia lên Yên Lỗ gần 50 km và gần một nửa vẫn là đường đất, đầy khúc cua tay áo. Dọc đường in dấu vết những trận sạt lở đất đầu mùa mưa.

Điểm trường Khuổi Chặng hiện trên bản đồ vệ tinh mang màu xám tro của núi đá, chìm nghỉm giữa những mảng xanh của rừng, sông và ruộng bậc thang. Đối lập là hai mảng màu đỏ – hai dãy nhà bê tông được lợp tôn. Một dãy bốn phòng học bán kiên cố của cấp tiểu học xây từ 14 năm trước, một là của khối mầm non xây năm ngoái. Phòng tạm của khối lớp 3 cũng mang màu xám, nằm cạnh dãy nhà bán kiên cố. Từ vị trí ấy đi ra khắp vùng, không có thêm một mái ngói nào khác, cho đến khi bản đồ chỉ đến UBND xã Yên Lỗ cách đó 7 km.

Con sông chảy quanh hai bản Khuổi Chặng, Khuổi Cọ, ôm lấy điểm trường nằm trên đồi cao. Người dân hai bản đi chợ, ra trung tâm huyện, học sinh đến trường đều phải qua sông. Trường bán trú Yên Lỗ có ba điểm trường gồm điểm chính, hai điểm lẻ Bản Mè và Khuổi Chặng, tổng cộng 159 học sinh. Điểm Khuổi Chặng ở cuối xã, có 49 học sinh của hai thôn Khuổi Chặng và Khuổi Cọ. Mùa nước cạn, học sinh qua sông bằng cây cầu ghép lại từ tám thân tre, ở giữa lót một ván gỗ rộng một gang tay cho xe đi qua không trật bánh.

Lớp học bằng ván gỗ cũ nát ở vùng cao - Hình 1

Khu nhà hiệu bộ và phòng nghỉ giáo viên điểm trường Khuổi Chặng. Ảnh: Đức Hoàng

Căn phòng hiệu bộ của điểm lẻ Khuổi Chặng được ghép bằng gần trăm miếng ván gỗ. Bàn họp và chiếc ghế băng dài choán gần hết gian nền đất. Kiểu bàn ghế từ những năm 1990 thường xuất hiện trong các lớp học nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, giờ không còn xuất hiện ở miền xuôi. Nhà hiệu bộ cũng là nơi ăn nghỉ của 7 thầy giáo cắm bản. Ba thầy ở các xã Quang Trung, Thiện Thuật lưu trú tại trường. “Chưa có chỗ ở an toàn nên nhà trường chưa bố trí các cô xuống dạy”.

“So với năm 1991, trường thay đổi nhiều lắm rồi”, thầy hiệu phó Hoàng Văn Kiếm nhớ về ngày đầu tiên đặt chân về điểm trường.

Ngày 1/9 năm ấy, Hoàng Văn Kiếm, 20 t.uổi, nhét vào balo tờ quyết định phân công về điểm trường Khuổi Chặng của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn. Thầy giáo trẻ vừa tốt nghiệp trung cấp sư phạm hăm hở về làng. “Tốt rồi”, ông bố vỗ vai con trai, thầy giáo đầu tiên của bản.

Video đang HOT

Mùa thu năm 1991, điểm Khuổi Chặng có hai thầy giáo t.uổi đôi mươi cùng 56 học sinh đứng giữa bãi đất trống làm lễ chào cờ, khai giảng năm học mới. Thầy Kiếm nhìn xuống những gương mặt thân quen, lũ trẻ đều lớn lên trong bản, có đứa là anh em họ hàng.

Phía sau lá cờ là hai lớp học ghép bằng những tấm ván gỗ lợp ngói nâu. Trường khi ấy chỉ có khối 1 và 2. Thầy Kiếm chủ nhiệm 36 học sinh lớp 1. Lớp 2 do giáo người xã bên phụ trách. Hai năm sau, điểm trường có thêm khối lớp 3. Năm 1994 có thêm khối 4 và 1995 có đủ năm lớp tiểu học. 30 mùa khai giảng đã qua, hai phòng học gỗ vẫn còn, một cái thành nhà hiệu bộ, một cái giờ vẫn là lớp học tạm, luân phiên các năm cho khối ít học sinh nhất.

Làm thầy trên núi, nhưng đất Khuổi chặng lại dạy cho thầy Kiếm phải biết bơi, biết vượt lũ, chèo đò. Mùa nước về trùng dịp khai giảng, thầy Kiếm sẽ dậy từ 6h ra đầu cầu đón học sinh khi nước lũ dâng. Tháng 8 năm ngoái trước khai giảng ba tuần, mưa đột xuất, lũ về, nước sông dâng lên quá gốc cây xoan ở mép sông. Thầy cõng từng học sinh qua sông, phụ huynh đứng ở bên bờ đón. 30 năm qua, thầy không nhớ cõng bao nhiêu chuyến, nhưng biết chỗ nào nước cao, chỗ nào nước xiết, dưới lòng sông nơi nào đá tảng có thể bám vào.

Lớp học bằng ván gỗ cũ nát ở vùng cao - Hình 2

Phòng học tạm dành cho khối ít học sinh nhất, xây dựng cùng thời với nhà hiệu bộ, cách nay gần 30 năm. Ảnh: Anh Tuấn

Học sinh của điểm lẻ Khuổi Chặng đều khó khăn. Nhà của n.ữ s.inh Triệu Thị Huệ dựng trên một mỏm đồi cao, nhìn sang được bên kia trường, cách đúng quãng sông trước mặt. Mùa khai giảng 4 năm trước, lần đầu được thầy chọn vào đội văn nghệ của trường, cô bé lớp 3 háo hức dậy từ sớm nhờ mẹ buộc tóc, cài hoa, đi đôi dép mới, đợi trời sáng để sang trường. Nhưng mưa bất ngờ ập xuống, nước sông dâng ngập ngang tầm mắt. Huệ cùng gần 20 đ.ứa t.rẻ “bên này sông” tiu nghỉu đứng ở bậu cửa trước nhà, ngó sang “bên kia sông”, nghe tiếng trống khai trường vọng lại.

Giờ lên cấp 2, trường học ở trung tâm xã vẫn cách nhà 2 lần vượt sông. Cả thời học sinh của Huệ trước nay là những sớm ngủ dậy, ngó ra ngoài, mong trời khô ráo. Khi đó, mấy cô bạn sẽ đi bộ từ cuối bản đi qua nhà Huệ, đứng dưới gốc mận í ới gọi nhau, rủ đi học. Những ngày không mưa, nước sông xanh rì, đám trẻ tíu tít đạp chân qua 6 khúc bè tre, vượt qua 2 lần dốc là đã thấy bạn, thấy trường.

Nhưng cũng có những ngày cơn ưa ập xuống cuối buổi học. Lũ trẻ từ phòng tạm ghép bằng ván gỗ nghe “lộp độp” dội trên mái tôn là biết ngay thầy sẽ “lùa” cả đám lên khu kiên cố. “Tối nay thầy nấu gì?”, mấy đứa nhỏ ngước ra ngoài sân, rồi quay sang hỏi thầy giáo. Chúng đã dần quen với việc ở lại trường những ngày con nước lớn tràn bờ sông.

Huệ nhớ lại lần đầu phải ngủ qua đêm bên trường, là ngày học lớp 2. Bữa ấy, mưa ba ngày liền không dứt, 17 đ.ứa t.rẻ, từ lớp 1 đến lớp 5 không thể về nhà, khóc như ri. Phụ huynh đứng phía bờ sông, nước cuốn đục ngầu, thấy con mà không đón về được, chỉ biết chụm tay, hét vọng sang “Nghe lời thầy, ở yên đấy”. Ba thầy giáo vừa đe nẹt, vừa dỗ dành và nhóm củi nấu được ba nồi cơm, bắt trẻ ăn hết rồi lên giường đi ngủ.

“Cơm thầy nấu không ngon mấy”, cô bé Huệ tủm tỉm cười, xoa đầu 2 thằng em sinh đôi, giờ cũng là học trò thầy Kiếm. Việc vượt sông đi học ở đất này cũng giống như những phòng học ghép bằng ván gỗ ở điểm trường Khuổi Chặng, bao năm nay không có gì đổi khác. Những đứa em Huệ hôm nay vẫn như chị chúng 4-5 năm trước, tỉnh giấc với tâm thế mưa sẽ không thể sang trường. Khi sang được đến trường những ngày nắng ráo, chúng sẽ phấp phỏng liệu tối có thể về nhà ngủ cùng bố mẹ. Những sáng âm u, bà mẹ sẽ nhét thêm vào cặp nắm cơm, túi bánh, “nhỡ phải ở ngủ lại”.

Lớp học bằng ván gỗ cũ nát ở vùng cao - Hình 3

Học sinh Khuổi Chặng phải vượt qua nhiều khúc sông không có cầu kiên cố để tới trường mỗi ngày. Ảnh: Đức Hoàng

Ngược con đường về nhà Huệ khoảng gần một giờ đi xe máy, bố con anh Chu Văn Pọn sống thiếu bàn tay phụ nữ hơn nửa năm nay. Công việc của Pọn hàng ngày có vẻ nhàn nhã: Gọi thằng cu Lập dậy, cho ăn, đưa đi học rồi về đi nương, chiều lại đón về. Nhưng ở Yên Lỗ, “đưa con đi học” không phải là việc dành cho bất kỳ ai mà thường chỉ dành cho đàn ông.

Ở Khuổi Chặng, những gia đình người Nùng chỉ khác nhau ở xác nhà rộng hẹp, mái tranh hay mái ngói, do điều kiện từ thời mẹ cha tích cóp để lại, còn nguồn sinh kế không có gì khác ngoài trồng trọt trên những mỏm đồi. Pọn cùng 2 anh trai chăm chung hơn 100 gốc hồi, năm nào mưa thuận gió hòa, được quả đem bán ngoài chợ Hồng Phong, họ chia nhau khoản lãi non chục triệu đồng.

Thanh niên trong xã đã xuống xuôi gần hết, gia nhập vào hàng dài những người chấm công, tăng ca tại các khu công nghiệp. “Một tháng công ty bằng cả vài năm làm lúa nương”, chị Nổi, vợ Pỏn bàn với chồng, khăn gói xuống Bắc Ninh sau 2 năm mất mùa hồi liên tiếp. Gạo trong nhà đã đến lúc phải vay, nhưng để một người phải đi, chắc chắn không thể là Pọn. Hỏi anh sao không để vợ ở nhà, anh cười lớn: “Vợ ở nhà không đưa con đi học được. Vợ không biết bơi”.

Thằng bé con đã lên lớp 3, ngày đi học nhưng đêm đến vẫn tìm hơi mẹ, khóc đòi, rồi hậm hực đến nửa đêm mới ngủ. Hơn 2 tháng sau, Nổi mới có t.iền gửi về theo xe khách. Pọn chạy hơn 30 km xe máy ra “đường to” nhận về, khoản đầu tiên, vừa kịp đóng t.iền học đầu năm cho thằng bé và đổ đầy một can xăng 20 lít để góc nhà, cố gắng dùng trong đúng một tháng. “Chỉ đi tiết kiệm thôi, đưa con đi học mới đi xe máy. Đi nương, đi chơi thì đi bộ”, Pọn thật thà tâm sự.

Tháng 10, mưa trên núi đổ về, Pọn nhiều sáng tỉnh dậy thấy mưa, biết chắc hôm nay sông ngập lớn, phân vân cho thằng cu Lập đi trường hay nghỉ, nhưng thằng bé nhất quyết đòi đi. Pọn chiều ý con, quấn nó trong áo mưa, dặn ôm bố thật chắc, rồi lại vượt qua những cung đường nứt đôi, nhớp nháp sình lầy để xuống trường.

Đến đoạn sông chia cắt, không có cầu bắc ngang, Pọn dừng xe, dặn con đứng im, xa bờ còn mình cởi áo, bơi sang bên kia sông để lấy đò sang đón con. Trườn qua những phiến đá trơn như bôi mỡ và dòng nước xiết, tay Pỏn bám chặt dây neo, vừa bơi vừa kéo, mắt vẫn không rời thằng bé. Những ngày như thế, thời gian đi học thường lâu gấp đôi, nhưng Pỏn không mấy khi kể cho vợ. Sau giờ cơm, gọi cho Nổi, hai bố con chỉ nhắc toàn chuyện vui.

“Hôm nay trường con có thợ đào giếng, ồn không nghe thấy tiếng thầy nói”, một tối cuối tháng 9, thằng bé khoe với mẹ bằng cái giọng không rõ hớn hở hay giận hờn. Còn Pỏn thì mừng, vì cuối cùng, bọn trẻ và các thầy sắp có nước để dùng. Lớp 3 năm nay ít học sinh nhất điểm trường nên thằng bé bị xếp vào học ở khu phòng tạm bằng gỗ, nền đất. Gặp bố đi đón, hôm nào nó cũng vạch ra lưng áo, mông quần bê bết đất, nói “Cũng thích, nhưng mà lắm lúc lạnh”.

Mùa đông này, để đối phó lại những đợt gió mùa đông bắc xộc vào lớp học của con, Pỏn dặn vợ mua thêm cho nó ít áo ấm gửi về. “Nó cao lớn hơn, đồ gì cũng chật”, Pỏn nói dối vợ. Còn Nổi thì vẫn tưởng năm nay thằng bé vẫn được học ở khu trường kiên cố.

Lớp học bằng ván gỗ cũ nát ở vùng cao - Hình 4

Anh Pỏn mong những năm học tới, con trai mình và những đ.ứa t.rẻ ở Khuổi Chặng không phải ngồi học dưới những phòng học tạm. Ảnh: Đức Hoàng.

“Ở đây, cho con cái đi học lên cao là một sự phức tạp, vì làm gì có t.iền, đường xá lại xa xôi”, thầy Kiếm nói về những trở ngại của học sinh Yên Lỗ, đúc rút từ chính cuộc đời mình. Bốn mươi năm trước, cậu học trò Hoàng Văn Kiếm cũng từng ước mơ đi khỏi Khuổi Chặng. Nhưng bao nhiêu mùa mưa nhìn dòng nước thượng nguồn đổ về cuộn lên ùng ục, lại ứa nước mắt, quay về. Lên cấp hai, cậu chuyển ra điểm chính cách nhà 7 km. Bạn học ít dần, cho đến khi chỉ còn mình Kiếm theo đến bậc phổ thông nhưng ít khi về nhà, vì mỗi lần đi mất nửa ngày đường, đ.ánh vật với từng đoạn đường đất.

“Mong muốn cũng rất nhiều, bếp ăn học sinh, phòng nghỉ cho thầy cô, đồ dùng cho các cháu”, thầy Kiếm trăn trở nói, giờ chỉ mong cuộc đời đám học trò mình rồi sẽ khác thầy, hoặc ít ra là ngồi ở một lớp học khang trang hơn thầy lúc trước – một lớp học được xây kiên cố để lũ trẻ không còn phải co ro khi mùa đông đến. Một dãy nhà bán trú để các em có nơi ăn trưa, không phải chia nhau nằm trên nền đất lạnh hoặc ghép dãy bàn lại với nhau. Lũ trẻ không phải lội qua sông về nhà khi mùa mưa đến, và các thầy không phải đi xin nước ở nhà dân.

Và sẽ không có những đ.ứa b.é như Huệ, như Lập, phải nghỉ ở nhà trong ngày học sinh cả nước đến trường đón năm học mới.

Tặng quà, áo, thiết bị giữ ấm cho học sinh vùng cao Ba Chẽ

Chiều 11/1, Hội các doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) Quảng Ninh phối hợp với cơ quan chức năng huyện Ba Chẽ tổ chức thăm và tặng quà cho Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lương Mông, huyện Ba Chẽ.

Tặng quà, áo, thiết bị giữ ấm cho học sinh vùng cao Ba Chẽ - Hình 1

Đoàn trao quà cho các thầy cô, học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lương Mông (Ba Chẽ).

Để giúp các em học sinh tránh rét, đảm bảo giữ ấm khi ở trường trong mùa lạnh, đoàn đã tặng 60 chiếc chăn ấm cho học sinh và giáo viên bán trú, 55 chiếc đệm, 30 ga trải giường, 55 gối, cùng 300 áo ấm và 300 đôi tất.

Đoàn còn tặng 5 bộ bình nước nóng lạnh, 1 téc nước, bộ vòi hoa sen; đồng thời hỗ trợ kinh phí vận chuyển, lắp đặt và vận hành các thiết bị tại trường.

Tặng quà, áo, thiết bị giữ ấm cho học sinh vùng cao Ba Chẽ - Hình 2

Tặng quà, áo, thiết bị giữ ấm cho học sinh vùng cao Ba Chẽ - Hình 3

Đoàn tặng áo ấm cho các em học sinh

Ngoài ra, đoàn còn tặng 1 tivi thông minh lắp đặt tại Phòng truyền thống phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của học sinh; tặng kinh phí bổ sung khẩu phần ăn cho học sinh bán trú và 10 phần quà động viên các thầy cô là giáo viên bán trú, chăm sóc học sinh hàng ngày.

Tổng giá trị quà tặng là 110 triệu đồng.

Tặng quà, áo, thiết bị giữ ấm cho học sinh vùng cao Ba Chẽ - Hình 4

Đoàn thăm cơ sở vật chất, bữa ăn của các em hoc sinh bán trú tại trường

Đây là món quà thiết thực hỗ trợ các em học sinh, thầy cô giáo vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trước ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới vùng núi các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa của các doanh nghiệp bất động sản, lan toả sự sẻ chia, đồng cảm với các em học sinh vùng sâu xa, còn nhiều khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đ.ánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở
08:34:48 25/09/2024
3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống
22:14:52 24/09/2024
Nguyên nhân khiến 70 người ở Bắc Kạn phải cấp cứu
19:26:04 23/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Quá khứ của nam rapper bị mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam
10:17:13 25/09/2024
Sao Việt 25/9: Đông Nhi khoe ảnh con gái giống Ông Cao Thắng như đúc
12:57:08 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh diễn xuất phong thần ở phim mới: Q.uỳ g.ối, khóc không ngừng nổi, thể hiện đẳng cấp Thị hậu Phi Thiên
11:17:36 25/09/2024
Con trai cặp sao Việt đình đám học trường công vẫn nói 4 thứ tiếng, viết chữ đẹp như in: Nghe mẹ tiết lộ 1 điều mới nể
11:08:27 25/09/2024
Cặp đôi Hoa ngữ đẹp đến nao lòng, yêu đương vừa thơ vừa "bạo" gây sốt MXH
10:31:23 25/09/2024

Tin mới nhất

Vụ cả ngàn giáo viên bị truy thu phụ cấp: Xin ý kiến Tỉnh ủy

08:27:26 25/09/2024
Liên quan việc nhiều địa phương tại Đắk Lắk chi trả không đúng phụ cấp ưu đãi nghề giáo với hàng ngàn giáo viên, UBND tỉnh này đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất hướng xử lý.

Quán cơm ở Hải Phòng để biển quảng cáo giữa đường lúc trời mưa gây bức xúc

07:55:50 25/09/2024
Tấm biển quảng cáo của một quán cơm tại Hải Phòng được đặt dưới lòng đường gây cản trở tầm nhìn và giao thông đi lại khiến nhiều người thấy bức xúc.

Nhiều giáo viên nước ngoài "rải" trăm đơn xin việc, chấp nhận lương thấp

07:40:16 25/09/2024
Nhiều giáo viên người nước ngoài chia sẻ rằng bây giờ họ không còn dễ tìm một công việc lương cao ở thị trường Việt Nam, vì mức cạnh tranh rất lớn.

Người Việt ở Li Băng: "Có thể có tấn công cách nhà tôi 200m"

07:23:20 25/09/2024
Theo anh Tráng (người Việt sống ở Li Băng), vài ngày nữa sẽ có cuộc tấn công của Israel vào khách sạn cách nơi anh đang sống 200m. Dù vậy, người dân ở đây không quá hoảng sợ.

Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm

07:18:55 25/09/2024
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tổng hợp kết quả dự báo của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, hiện nay ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong tháng 10-12 với xác suất khoảng 50-70%...

Xe bồn rơi moóc khi ôm cua, người đi xe máy thoát hiểm trong gang tấc

07:14:59 25/09/2024
Hai người đi xe máy đã cực kỳ may mắn khi vừa lướt qua đầu xe bồn thì xảy ra sự cố, tình huống diễn ra vào ngày 20/9 ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đình chỉ tài xế, buộc nhân viên xin lỗi vì dọa 'nhốt' hành khách trên xe khách

06:09:45 25/09/2024
Tài xế và nhân viên phục vụ xe khách BS 89F - 005.19 của Nhà xe Luật Thùy (chạy tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn) của HTX Vận tải Cao Lộc bị đình chỉ, buộc phải xin lỗi hành khách.

Bình Thuận: Khoáng sản khai thác trái phép của Tú 'ác' tiêu thụ ở đâu?

06:04:50 25/09/2024
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trần Văn Thuận (tức Tú ác , ngụ xã Sơn Mỹ, H.Hàm Tân, Bình Thuận) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Có một hòn đảo hoang sơ cách thành phố chưa tới 20km, du khách nhận xét: "Nước trong nhìn thấy tận đáy"

Du lịch

16:11:21 25/09/2024
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 16km và cách đất liền khoảng 10-15 phút ngồi ca nô, hòn đảo này khiến du khách trầm trồ bởi vẻ đẹp hoang sơ.

"Chị đẹp" nổi tiếng sống sang chảnh như bà hoàng, ở nhà 20 tỷ đồng, 1 năm tậu 2 xe Porsche: Truyền nhân của gia đình có truyền thống âm nhạc, nổi danh từ bé

Netizen

15:34:47 25/09/2024
Nổi tiếng với cuộc sống sang chảnh Chị đẹp này từng gây choáng với khả năng mạnh tay sắm đồ hiệu và tậu nhà cửa.

Hai đối tượng có 5 t.iền án rủ nhau đi trộm

Pháp luật

15:24:22 25/09/2024
Lúc 1h sáng 25/9, Công an xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã mật phục, bắt giữ hai đối tượng có 5 t.iền án khi đang trộm 2 xe môtô của người dân trên địa bàn để đưa đi tiêu thụ.

1 sao nữ Vbiz bất ngờ xuất hiện ở phim Hàn hot nhất hiện tại, đóng cùng Jung Hae In mới đáng ngưỡng mộ

Hậu trường phim

14:55:28 25/09/2024
Bộ phim Đố Anh Còng Được Tôi sau một thời gian gây bão màn ảnh Hàn thì đã chính thức ra mắt tại Việt Nam tại sự kiện công chiếu tối 24/9 vừa qua.

Mỹ nhân đẹp như tạc tượng, từng có t.uổi thơ cơ cực, phải bỏ học để mưu sinh từ năm 17 t.uổi: U50 không sinh con, đẹp hơn thiếu nữ 20

Sao châu á

14:48:30 25/09/2024
Thư Kỳ là một trong số ít những mỹ nhân trải qua t.uổi thơ cơ cực và nhiều định kiến nhưng đã vươn lên thành ngôi sao châu Á nổi tiếng khắp thế giới.

Mỹ nhân cả đời chỉ đóng 1 phim mà thành huyền thoại màn ảnh

Tv show

14:43:41 25/09/2024
Được góp mặt trong Tây Du Ký được coi là số lương hưu cả đời của diễn viên, họ có thể nhắc tới vai diễn này suốt gần 40 năm sau.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Chải tạt đầu ô tô để bắt quả tang vụ n.goại t.ình

Phim việt

14:39:53 25/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 41, Chải được khách đề nghị trả nhiều t.iền nếu giúp chị tạt đầu ô tô xe của chồng và nhân tình.

Được fan bí mật tặng vàng, cách xử lý của nam thần tượng khiến hơn 1,1 triệu người tò mò

Nhạc quốc tế

14:35:55 25/09/2024
Sau khi fansign của SEVENTEEN diễn ra, một video hé lộ khoảnh khắc thú vị giữa thành viên The8 và fan phú bà đang gây bão từ Weibo đến TikTok.

Thụy Sĩ điều tra vụ sử dụng thiết bị trợ tử

Thế giới

14:24:57 25/09/2024
Thông báo cho biết văn phòng công tố bang Schaffhausen đã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với một số người vì tội xúi giục, hỗ trợ và tiếp tay cho hành vi t.ự t.ử. Một số đối tượng đã bị cảnh sát giam giữ.

2 sao nam Vbiz bị khui ảnh "chấn động" trong quá khứ

Sao việt

14:02:34 25/09/2024
Thời điểm còn ngồi trên ghế nhà trường, vẻ ngoài của Lê Dương Bảo Lâm và Võ Tấn Phát được nhận xét khá ngố tàu .

Fanart "hắc hóa" của các nhân vật Genshin khiến cộng đồng "nháo nhào", chứng minh sức hút mãnh liệt của phe phản diện

Mọt game

13:05:36 25/09/2024
Ở Genshin Impact, miHoYo đã dày công xây dựng một thế giới tươi đẹp, trong sáng với hệ thống nhân vật đồ sộ. Từ những chiến binh chính nghĩa cho tới các thế lực hắc ám như Fatui, quái vật, sinh vật...