Lòng tốt, từ ‘cổ tích’ mơ mộng về bé Hào Anh
Hai năm gần đây, mỗi năm, Hào Anh lên báo một lần về cách hành xử tệ bạc. Cậu bé 14 tuổi đáng thương 5 năm trước nay là một chàng trai lêu lổng, hư thân. Cậu bé được cả cộng đồng dang tay hỗ trợ năm xưa nay trở thành thành phần nguy hiểm với xã hội khi vừa qua, Hào Anh bị bắt vì cạy cửa vào nhà dân trộm máy tính.
Bà chủ thở dài chua xót. Với bà chủ, Hào Anh, biểu tượng của tình thương, của nghĩa đồng bào nay đã sụp đổ. Sụp đổ theo một kịch bản không ai có thể nghĩ tới. Chuyện cổ tích năm nào nay hóa bi kịch. Và bà chủ mất niềm tin. Bà cần có người để đổ lỗi. Không ai khác, cũng như đám đông, mọi lỗi lầm bà chủ đổ dồn lên Hào Anh.
Theo bà chủ, đáng nhẽ Hào Anh phải vươn lên thành người có ích từ số tiền hỗ trợ lên tới 700 triệu đồng của cộng đồng. Đáng lẽ Hào Anh nên nghĩ tới tâm trạng của các nhà hảo tâm trước khi Hào Anh hành động bất kỳ điều gì. Đáng lẽ Hào Anh phải rút kinh nghiệm từ vụ việc đuổi mẹ ruột ra khỏi nhà năm ngoái… Vô vàn điều “đáng lẽ”.
Nhưng, nói như đạo diễn Trần Văn Thủy: “Cuộc đời và thuyết giáo là khoảng cách quá xa”. Cái “đáng lẽ” của bà chủ là lý thuyết mà ai cũng muốn và nghĩ nó sẽ diễn ra. Song thực tế không thế. Vì thực tế cuộc sống luôn có logic riêng, logic khắc nghiệt không dành cho những người mộng mơ về chuyện cổ tích.
Hào Anh của trước đây
Trong chuyện Hòa Anh, logic đó đơn giản là một cậu bé không được giáo dục từ nhỏ. Tuổi thơ cậu hằn trên khuôn mặt những dấu vết bạo hành. Thời niên thiếu là những vết sẹo ký ức về những tháng ngày khủng khiếp không thể xóa nhòa. Theo thuyết tâm lý học nổi tiếng “Phân tâm học” của Freud, ẩn ức đó sẽ tác động đến nhận thức và hành vi của Hào Anh sau này. Và số tiền “khủng” của các nhà hảo tâm dành cho Hào Anh là mảnh ghép cuối để làm lên bức tranh bi kịch.
2. Bi kịch này chẳng của riêng Hào Anh (và lỗi lầm cũng vậy). Nó là của toàn xã hội khát khao những điều tử tế mà không thực hiện đúng cách. Tất cả chỉ nghĩ đơn giản là đưa cho cậu bé đáng thương một bọc tiền rồi cậu bé sẽ lên người. Nhưng thực tế đang diễn ra như nào, chúng ta cùng đang đau buồn chứng kiến…
Video đang HOT
Còn bao nhiêu Hào Anh nữa trong xã hội đang sôi sục vì sự tử tế này?
Nhiều vô cùng những câu chuyện giúp con cá mà không lo cần câu.
Trong những trường hợp mang tính “cứu trợ khẩn cấp”, những hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt về tình đồng bào, nghĩa nhân văn. Song, để giúp đỡ một vùng địa lý, một cộng đồng người hoặc một cá nhân đơn độc bị những tổn thương về tinh thần, những hoạt động này không thật hiệu quả (thậm chí chứa đựng nhiều ẩn họa khó lường như chuyện của Hào Anh).
Giáo dục nhận thức, kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển cộng đồng mới là giải pháp để giúp đỡ một người bất hạnh, một cộng đồng yếu thế vươn lên phát triển bền vững. Những khái niệm này xa lạ với bà chủ và dư luận nhưng tất cả phải dần quen nếu không muốn nghe lại những câu chuyện buồn như chuyện Hào Anh.
Theo Thể thao & Văn hóa
Cuộc đời Hào Anh đã vào tiết học của học sinh Hà Nội như thế nào
Tiết học của học sinh lớp 7H Trường THCS Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) sáng 24.11, bắt đầu bằng những hình ảnh chuyện Hào Anh từ cậu bé từng bị chủ đầm tôm đánh đập dã man, sau 4 năm lại đánh, đuổi bố mẹ ra đường.
Đoạn clip ngắn kết thúc, dưới lớp một vài học trò gương mặt cũng rơm rớm nước mắt. "Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động này của Hào Anh" - cô giáo Nguyễn Thị Thắm, chủ nhiệm lớp 7H nhẹ nhàng hỏi.
Những đáp án được đưa ra: "Do anh ấy đi chơi về và xin tiền không được, Hồi nhỏ bị ngược đãi nên lớn bị ảnh hưởng"...
Cô giáo Nguyễn Thị Thắm trong tiết dạy phòng chống bạo lực cho trò lớp 7 Trường THCS Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
"Vòng tròn bạo lực là khái niệm dùng để chỉ những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại trong mối quan hệ. Nó khởi đầu từ những biến cố nhỏ và tịnh tiến đến những hành vi thô bạo nặng nề hơn. Nó bắt đầu từ thời điểm ấu thơ khi trẻ là nạn nhân hoặc chứng kiến hành vi bạo lực và trở nên trầm trong hơn khi trẻ trưởng thành" - lời cô Thắm.
Tới đây cô Thắm hỏi và chia lớp thành 3 nhóm học sinh: nhóm từng chứng kiến, từng là nạn nhân và từng thực hiện hành vi bạo lực với người khác.
Thảo luận về điều này, bên cạnh sự thương xót, lo lắng, sợ hãi hay tội nghiệp cho nạn nhân, có học sinh chia sẻ em thấy "kích thích", thậm chí "vui khi nhìn thấy cảnh này". Nhóm thực hiện ngoài sự hối hận, sợ hãi, lo lắng và xấu hổ thì cũng có ý kiến "thỏa mãn, sung sướng".
Nhóm cảm thấy bị đánh chia sẻ cảm xúc sợ hãi, đau đớn, không muốn muốn nói cho ai hết, mặc cảm với bản thân, muốn trả thù hay ác cảm với người xung quanh, trầm cảm, ức chế, nhục nhã.
Học trò cùng xem và thảo luận xung quanh câu chuyện Hào Anh đánh đập bố mẹ.
"Bạo lực thì ai chịu tổn thương nặng" - cô Thắm đặt vấn đề. Những người bị bạo lực nhiều cảm xúc nhất. Người chứng kiến thậm chí người thực hiện cũng bị tổn thương. Nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất.
"Thế nên từ chỗ bị bạo lực đến thực hiện hành vi bạo lực rất ngắn, các em ạ" - cô Thắm nói. Những hành động như sung sướng, vui, thỏa mãn chỉ càng khiến các em sa vào bạo lực và bị bạo lực mà thôi.
Tiết học tiếp tục với nhiều hình ảnh, clip sinh động. Cô giáo đóng vai trò người hướng dẫn học sinh thảo luận về cách phòng-chống những hành vi bạo lực trong và ngoài trường học.
Thông điệp hãy lên tiếng để bảo vệ mình và mọi người được các thành viên trong lớp thống nhất cao. "Nếu không được lên tiếng bạo lực có thể sẽ tiếp diễn và nặng nề hơn" - một nữ sinh mạnh dạn phát biểu cuối tiết học.
Học sinh cùng thảo luận và đưa ra phương án giải quyết, ngăn chặn bạo lực.
Tiết học của cô Thắm và các học trò chỉ là một phần trong Dự án Trường học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng được thực hiện thí điểm tại 10 trường THCS và 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội hi vọng từ những tiết học nhẹ nhàng này thầy cô sẽ giúp trang bị cho học sinh những kĩ năng để bảo vệ bản thân và người xung quanh.
Theo Lao Động
Hào Anh cắm xe đi bar, giục mẹ bán đất Mua xe máy với điện thoại xịn được vài ngày, Hào Anh mang đi cầm cố lấy tiền vào vũ trường chơi cùng bạn bè và giục mẹ bán thửa đất cạnh nhà. Tối 28/10, bà Phạm Thị Thoa (mẹ Hào Anh, ngụ Cà Mau) cho biết cậu con trai "nổi tiếng" của mình tiếp tục ăn chơi lêu lổng sau khi ngã...