Lòng tôi lại rưng rưng
Trong cái lạnh se se của Sài Gòn, tôi lại nhớ về những con gió chướng tháng Mười. Chẳng can cớ gì mà lòng tôi lại rưng rưng.
Má tôi mất khi những ngọn gió chướng tháng mười bắt đầu liu riu thổi. Hôm đó trời mưa. Nhà tôi ở trong đồng. Muốn ra đường lớn phải băng qua một con đê nhỏ. Tôi đi học về, từ xa đã thấy trước sân nhà lố nhố người tới lui. Tôi lột dép, ba chân bốn cẳng chạy riết về.
Mọi người đang dựng cột che trại. Anh Hai tôi đang lui cui xếp dọn bàn ghế. Thấy tôi, anh ngoắc lại gần: “Bé Tư à… em đừng khóc…”. Nhưng anh Hai đã khóc trước khi tôi kịp hiểu ra chuyện gì. Má mất rồi. Một cơn đau tim đột ngột đã mang má tôi đi sáng sớm hôm ấy. Từ đó, mỗi khi gió chướng về, cảm giác trống vắng lại đầy ắp trong tôi.
Má tôi là một người mẹ hết lòng thương chồng, yêu con như bao người mẹ khác. Thế nhưng trong lòng những đứa con, dường như luôn có những điều đặc biệt dành riêng cho mẹ mình. Anh em tôi cũng vậy. “Hồi còn má, mình không biết quý trọng, để đến khi má mất rồi, mới hụt hẫng, tiếc thương”-anh Hai tôi hay nói vậy mỗi lần nhớ má.
Đúng là như vậy. Ngày trước, đối với tôi, có má bên cạnh như là một tất nhiên của cuộc đời bởi ai sinh ra mà không có mẹ? Những khi tôi ốm đau, má ngồi bên cạnh, hết quạt mát lại đắp khăn rồi lau mình cho hết sốt. Tôi cho đó là bình thường. Buổi trưa tôi đi học về, giở lồng bàn thấy đồ ăn không ngon thì sụ mặt. Má vội vàng chạy ra sau lấy một quả trứng trong ổ gà ấp để chiên cho tôi. Khi đó, tôi vừa ăn, vừa cằn nhằn: “Má biết con ghét tép rong mà sao bữa nào cũng có món đó hết vậy? Má thích thì ăn một mình đi”. Má dỗ dành: “Ừ, ngán thì đừng ăn, để đó cho má”.
Hồi đó không hiểu sao mà chung quanh tôi, ai cũng nghèo. Làm ruộng, giăng lưới, hái bông súng, bông điên điển hoặc đi làm mướn ở xa, ai cũng vất vả mưu sinh. Trong làng chẳng có mấy người cho con đi học. Nhưng cha má tôi thì khác. Làm thì cũng phải làm, nhưng học thì vẫn phải học. Cha tôi nói coi truyền hình thấy ở nước ngoài người ta đi thăm ruộng bằng xe hơi, sạ lúa bằng máy bay, gặt lúa bằng máy liên hợp cha thích lắm, muốn con mình sau này cũng được như vậy. Thế là dù có cực khổ, có dầm mưa dãi nắng, cha vẫn bắt 4 anh em tôi đi học.
Sau khi má mất, tôi mới nghĩ ra, có lẽ vì phải làm lụng và lo lắng quá nhiều nên má mới bệnh. Đã vậy lại giấu vì sợ cha lo. Cứ nghĩ đến đó, tôi lại giận mình. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao bữa cơm nào cũng có món tép rong, cái con tép chỉ nhỉnh hơn đầu tăm nhang chút xíu đã ám ảnh tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. “Mày không ăn thì nhịn đi. Học đâu cái thói mất dạy như vậy?”. Có lần anh Hai đã quát lên khi tôi cứ chọc đũa vào đĩa tép rang nhưng không ăn mà lại cằn nhằn. Lúc đó, má lại rầy anh Hai: “Để cho em nó ăn…”. Nói rồi má vô mở tủ chén, lấy cho tôi nửa con cá lóc nướng trui má để dành cho cha.
Giờ thì tôi đã hiểu vì sao bữa cơm nào cũng có món tép rong (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tép rong là món ăn thường trực trên mâm cơm nhà tôi là bởi đó là thứ chỉ cần xách rổ nhảy xuống mương chao đi chao lại trong mấy đám rong đuôi chồn là đã có một thau. Đối với nhiều người dân quê tôi, hầu như quanh năm suốt tháng, chẳng ai đi chợ mua cá thịt mà đồ ăn có sẵn dưới mương, ngoài sông, trên đồng. Bắt được con gì thì ăn con nấy. Thịt heo, thịt bò chỉ những khi nhà có đám tiệc mới được ăn. Có lẽ sợ chúng tôi ngán nên má luôn thay đổi dù chỉ với một nguyên liệu duy nhất là tép rong. Tép rang, tép kho lỏng bỏng dầm ớt vắt chanh chấm rau sống, tép trộn gỏi đu đủ, tép phơi khô chấy giòn với tóp mỡ, tép bằm nhuyễn xào với mắm ruốc sả ớt, tép hấp cuốn bánh tráng… Đặc biệt, má tôi làm mắm tép thì tuyệt vời.
Tuy vậy, tôi lại thích món gỏi đu đủ của má. Món này dễ làm nhưng hơi mắc công nên má ít làm. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ như in cái dáng má ngồi bào đu đủ bên sàn nước. Trái đu đủ non cắt đôi, bỏ hột, bào thành từng sợi dài. Má ngâm đu đủ trong thau nước mưa chừng nửa tiếng “cho dòn”, sau đó vớt ra để cho ráo nước. Mấy khóm rau răm dưới sàn nước trở thành thứ gia vị tuyệt hảo khi được xắt nhuyễn trộn chung với đu đủ. Tép rong dùng làm gỏi má không để nguyên con như khi rang hay làm mắm mà cắt râu cho dễ ăn. “Muốn cho tép ngọt thì hấp chớ không nên luộc”- má dặn tôi như vậy.
Món gỏi tép đu đủ của má ngon là nhờ nước mắm má pha. Thứ nước mắm tỏi, ớt hơi lạt hơn nước mắm chấm bánh xèo hay gỏi cuốn, khi ăn phải chan một vá đầy, vừa ăn vừa húp thì mới đã. Món nước mắm chua ngọt của má đặc biệt còn ở chỗ má tôi không dùng chanh mà dùng trái quất có sẵn quanh nhà. Má nói như vậy sẽ không sợ nước mắm bị đắng vì the như làm bằng chanh, mà nước mắm lại thơm. Còn tôi thì nghĩ, trái quất có sẵn, khỏi tốn tiền; còn chanh thì phải mua!
Sau này tôi vẫn có thói quen dùng trái quất làm nước mắm chua ngọt như má. Tỏi, ớt, đường, chút bột ngọt cho chung vào giã nhuyễn; cho nước dừa đã đun sôi để nguội vào quậy cho tan mọi thứ; tiếp theo là vắt trái quất vào, cuối cùng là cho nước mắm. “Sao không đổ nước mắm một lần mà cứ cho từng muỗng vậy má?”- có lần tôi sốt ruột hỏi. “Cho từ từ thì mới biết lúc nào nước mắm vừa ăn. Nếu con đổ một lần, lỡ quá tay hơi mặn thì lại phải thêm cái này, bớt cái kia mắc công”. Tôi lại hỏi tại sao không đâm tỏi, ớt rồi hãy cho đường vô mà lại bỏ chung đủ thứ rồi mới đâm, má nói như vậy cho tỏi, ớt khỏi bị văng ra ngoài. Má tôi kỹ lưỡng như vậy.
Thường thì món gỏi đu đủ của má chỉ có bấy nhiêu. Khi ăn, lấy đu đủ cho vào dĩa, xúc tép đổ lên, rắc thêm mấy hột đậu phọng rang rồi chan nước mắm. Cứ vậy mà ăn 3,4 dĩa vẫn còn thòm thèm. Hôm nào sang hơn một chút thì có da heo luộc xắt mỏng. Hồi đó tôi rất thích da heo luộc vì nó dai dai, giòn giòn, béo béo, ăn chung với gỏi đu đủ thì không còn gì bằng.
Ở Sài Gòn, nhiều khi thèm món gỏi của má nên tôi lặn lội ra chợ Bà Chiểu hay mấy chợ ở Bình Chánh, quận 12 để kiếm tép rong. Mấy bữa đi tập thể dục buổi sáng trong Công viên Kỳ hòa thấy có người bán tép rong “còn nhảy soi sói” trước cổng, tôi mừng húm như gặp cố nhân.
Mấy hôm nay trời lại mưa. Trong cái lạnh se se của Sài Gòn, tôi lại nhớ về những con gió chướng tháng Mười. Chẳng can cớ gì mà lòng tôi lại rưng rưng…
Theo VNE
Lười yêu lần nữa
Chán và ngán người hiện tại, nhưng yêu thêm lần nữa thì... xin thôi! Không ít bạn trẻ đang mắc kẹt trong tình trạng này.
Họ loay hoay ở "bến cũ", thèm thuồng nhìn cảnh người khác một mình tung tẩy, nhưng lại không dám dứt khoát hành động để "đổi đời"...
Tiếc công "xây thành đắp lũy"
Quen nhau từ hồi học chung cấp III, Thu Ngọc và Bảo Sơn (đều 25 tuổi, Q.1, TP.HCM) từng là "cặp đôi hoàn hảo" trong mắt nhiều người. Đều tốt nghiệp đại học loại giỏi, có công việc lương cao, ngoại hình bắt mắt... cả hai luôn tin "mình sinh ra là để cho nhau".
"Mối quan hệ chỉ căng thẳng từ khi cả hai đi làm. Anh muốn tôi bỏ công việc hiện tại với lý do tôi đi công tác nước ngoài quá nhiều. Tôi son phấn chút đỉnh cũng bị anh nghi ngờ này nọ" - Thu Ngọc tâm sự. Ngược lại, Ngọc cũng không chấp nhận việc Sơn an phận tới mức không chịu đi học nâng cao, suốt ngày chỉ bia bọt.
Cái tôi quá cao khiến khoảng cách giữa hai bên ngày một xa, gặp nhau là có chuyện, Sơn và Ngọc toan chia tay nhiều lần. " Nói vậy chứ thật lòng khó làm được. Uổng công bao năm quen biết, gầy dựng quan hệ, huống hồ công việc cứ ào ào đến. Giờ nghĩ tới chuyện bắt đầu lại mối quan hệ khác là thấy oải" - Thu Ngọc nói.
Hoàn cảnh của Tú Trung (30 tuổi, giảng viên đại học) cũng trớ trêu không kém. " Học xong đại học tại Mỹ, nàng bảo muốn học tiếp lên thạc sĩ, rồi sau đó lại thỏ thẻ muốn ở lại làm việc một thời gian. 8 năm qua, mỗi năm cả hai chỉ "tay bắt mặt mừng" được một tháng, còn chủ yếu là "gặp" trên Skype, Facebook... dù tôi đã góp ý nhiều lần" - Trung thở dài. Vì sao không tìm người mới khi bản thân đã chán chê chờ đợi? "Gia đình hai bên đều biết nhau quá lâu, giờ mà nói chia tay chỉ sợ mọi người bị sốc. Thôi thì cứ hi vọng nàng bay nhảy chán sẽ quay về" - Tú Trung giải thích việc luôn lắc đầu trước những lời mai mối từ đồng nghiệp.
Quang Vinh (29 tuổi, kiến trúc sư) lại quyết định tiến tới hôn nhân với người yêu dẫu cả hai thường xuyên khắc khẩu. " Cha mẹ đã lớn tuổi, tôi cũng muốn chóng ổn định để họ sớm có cháu bồng, còn bản thân lấy thời gian lo chuyện khác". Vinh nuôi niềm tin cưới nhau rồi thì mọi vấn đề sẽ dần ổn thỏa.
"Những câu nói bông đùa, lời khen hoa mỹ ngày xưa của tôi dần trở nên vô duyên" (Ảnh minh họa)
Được gì khi "cố đấm ăn xôi"?
Chỉ hai tháng sau ngày cưới, bạn bè thân của Quang Vinh đều rất ngạc nhiên khi thấy tân lang sa sút tinh thần hẳn. Trên Facebook, ở mục Mối quan hệ hiện tại, Vinh treo bảng "It's complicated" (tạm dịch: Rất phức tạp - PV). Gặng hỏi mãi, Vinh cười gượng gạo, trả lời ẩn ý: " Thì giờ mới nhận ra nước mắm và nước ngọt đã không hợp nhau thì pha cách nào cũng sẽ vẫn không hợp. Chỉ tiếc là mọi chuyện đã lỡ".
Còn Bảo Sơn không giấu được sự dằn vặt: "Bây giờ thời gian đi chơi giữa hai đứa nhạt nhẽo lắm. Cô ấy ngày một sắc sảo, nổi bật hơn so với tôi. Những câu nói bông đùa, lời khen hoa mỹ ngày xưa của tôi dần trở nên vô duyên". Một mặt, Sơn luôn nơm nớp lo sợ bị mất Ngọc, nhưng mặt khác Sơn cũng mệt mỏi với mối quan hệ này. Dẫu vậy, Sơn khẳng định chia tay là điều sẽ không xảy ra, vì rất khó để kiếm ai hoàn hảo như người hiện tại.
"Thực chất giữa hai con người luôn tồn tại những điều khác biệt ngay cả khi được cho là rất tâm đầu ý hợp" - đó là khẳng định của thạc sĩ xã hội học Trần Thị Ngọc Nhờ (Đại học KHXH&NV TP.HCM).
Theo thạc sĩ Nhờ, tình yêu thật sự sẽ khiến hai bên chấp nhận nhau - cả mặt trái của đối tác - như một lẽ tự nhiên. Còn ngược lại thì giữa hai người - dẫu hợp nhau đến đâu - sẽ luôn tồn tại sự đối kháng, kỳ vọng rồi lại thất vọng lẫn nhau.
Do đó, thạc sĩ Nhờ cho rằng trước hôn nhân nếu đã phát hiện cả hai không thể hòa hợp thì nên chia tay sớm, bởi khả năng hòa hợp sau hôn nhân là rất thấp.
Nếu vẫn "cố đấm ăn xôi"? Thạc sĩ Nhờ cho rằng đây là trường hợp giống như bệnh nhân bị ung thư nhưng từ chối quá trình điều trị đau đớn để lấy lại cơ thể khỏe mạnh, chấp nhận việc cái chết chắc chắn đến. "Không những mất đi chính mình mà bạn còn khiến người yêu luôn mệt mỏi, khổ đau với mối quan hệ vật vờ cùng năm tháng. Từ miễn cưỡng dẫn tới việc chán ghét, phản bội lẫn nhau là điều dễ hiểu" - thạc sĩ Nhờ đúc kết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thèm ân ái với vợ cũ Tôi luôn khát khao gần gũi vợ cũ, thèm khát được sở hữu tấm thân nhỏ nhắn, ngọt ngào của nàng. Dù đã đường ai nấy đi, nhưng tôi và Huệ vẫn liên lạc thường xuyên. Cô ấy đang tập tành kinh doanh nên nhiều điều còn bỡ ngỡ. Những lúc gặp khó khăn, Huệ lại nhờ tôi gỡ giúp, thậm chí móc...