“Lông mày sâu róm, cả xóm có chửa hoang…”
Vừa nhìn thấy anh, mẹ tôi đã quắc mắt không nói không rằng bỏ đi. Anh vừa ngồi xuống thưa chuyện với bố, mẹ đã kéo tôi ngay vào buồng xỉ vả “Mày không có mắt nhìn người hay sao mà dẫn cái ngữ ấy về?”
Tôi quen anh khi bắt đầu vào học cao học được 2 tháng. Có lẽ vì mãi học hành và công việc nên 24 tuổi tôi vẫn chưa có mối tình vắt vai dù ngoại hình khá ưa nhìn, học thức cũng mười mươi. Năm cuối đại học có một anh cùng quê để ý tán tỉnh, tôi cũng có chút xao xuyên vì anh ấy khá điển trai, lại công việc ổn định nhưng sợ bố mẹ la mắng nên đành từ chối. Đến lúc ra trường thì người ta lấy vợ mất rồi.
Đến đây thì chắc nhiều người sẽ cười vì tôi lớn rồi mà còn sợ cha mẹ, nhưng thú thật là nhà tôi rất gia giáo. Từ nếp ăn, nếp mặc, nếp ngủ đến chuyện học hành, yêu đương đều một phép với bố mẹ tôi. Mẹ tôi là giáo viên, nổi tiếng nghiêm khắc trong huyện. Bố tôi cũng làm công chức huyện, mẹ đã thế, bố còn khó tính hơn. Bố chẳng mấy khi quát mắng nhưng một khi đã lên tiếng thì cả nhà từ mẹ đến anh em đều im re, một phép nghe theo.
Tôi ra Hà Nội học Đại học, đến lúc ra trường đi làm nhưng bố mẹ vẫn bắt tôi phải ở nhà cậu để cậu quản lý, “sểnh ra dễ hư hỏng, không yên tâm”. Cũng vì lý do đó mà tôi cứ như một con gà mù trong chuyện yêu đương. Thế nhưng, không yêu không chơi thì tôi còn mỗi việc học làm thú vui. Ra trường rồi thì nhận thêm việc làm thú vui. Xoay xở cũng hết ngày.
Sau 2 năm đi làm tôi quyết định học lên cao học, cũng là thú vui cho cuộc đời. Ai ngờ học được 2 tuần thì có người để ý. Anh không cùng quê, ở Bắc Ninh, nghe anh giới thiệu thì bố mẹ kinh doanh gỗ, cũng thuộc dạng khá giả. Mặt mũi sáng sủa, khôi ngô, cao ráo. Tôi thấy lạ lắm khi lần đầu có người mời đi uống cà phê, mà lại là người khác giới nên cũng muốn thử đi xem như thế nào.
Video đang HOT
Lần đầu tôi gọi về cho cậu nói dối học tăng ca. Thấy anh nói chuyện rất dễ gần mà lại hợp ý nên tối đó về nhà tôi vui lắm, nằm mãi chẳng ngủ được. Từ đó, đi học cao học lại biến thành thú vui lớn nhất trong đời tôi lúc đó. Bởi có người nói chuyện, có người để ý, cảm thấy khác lắm.
Lần thứ hai, anh lại đưa tôi đi ăn kem Tràng Tiền. Cũng là điều mới lạ với cái đứa “gà” lần đầu biết thích như tôi. Ăn kem chán anh lại dẫn đi uống nước vỉa hè. Lần đầu tôi biết cái thú uống trà đá ăn hướng dương buổi tối mùa hè là như thế nào, mặc dù đã sống ở Hà Nội gần 7 năm trời.
Cứ như thế hẹn hò chán chê 3 tháng thì anh tỏ tình và tôi cũng đồng ý. Tối đó về nhà tôi lo lắm, cảm giác lo sợ một điều gì đó. Vừa thấy lạ lẫm, vừa sợ. Đến 2 hôm sau, anh gọi điện rủ đi chơi tôi vẫn từ chối bảo bận việc. Được 1 tuần thấy nhớ giọng nói của anh quá nên tôi đồng ý đi.
Kỳ nghỉ lễ đến, tôi quyết định dẫn anh về nhà chơi. Ở quê cứ con gái dẫn bạn trai về nhà chơi cũng giống như ra mắt gia đình, hàng xóm, anh em trong họ bàn tán xôn xao tôi sắp lấy chồng suốt cả tháng trời. Mọi người đâu biết rằng, đó cũng là lúc tôi bị cấm đoán không được qua lại với anh nữa với lý do vô cùng vô lý.
Vừa nhìn thấy anh, mẹ tôi đã quắc mắt không nói không rằng bỏ đi. Anh vừa ngồi xuống thưa chuyện với bố, mẹ đã kéo tôi ngay vào buồng xỉ vả “Mày không có mắt nhìn người hay sao mà dẫn cái ngữ ấy về nhà? Đừng có quan hệ với hạng ấy. Lông mày sâu róm cả xóm chửa hoang đấy con ơi”.
Tôi chẳng hiểu mẹ lấy cái quan điểm ấy đâu ra cãi lại, “mẹ cứ nói vớ vẩn, con yêu con biết, có phải con nít nữa đâu”. Mẹ tôi liền cho một cái bạt tai đau điếng chửi tôi “hư hỏng, mất dạy, không nghe thì khổ cả đời”.
Sau đó, không biết anh hiểu ý bố mẹ nên xin phép về luôn không ở lại chơi nữa. Bố mẹ giữ tôi lại không cho ra Hà Nội cùng anh. Bố tôi bảo, nhìn cũng sáng sủa đấy nhưng tướng “đa dâm”. “Lông mày rậm, dễ ngoại tình, dễ phụ bạc, khôn thì đừng có lấy thứ đấy làm chồng”.
Nghe cả bố lẫn mẹ phản đối, đều cho rằng anh không chung thủy, dễ phản bội, tôi đành ngậm ngùi nghe theo không dám nghe điện thoại, cũng không dám liên lạc lại. Từ trước đến nay tôi đều nghe bố mẹ răm rắp, thế nhưng lần này, tôi thấy đau khổ, mệt mỏi lắm. Dù không liên lạc, không nghe điện nhưng tôi thấy bồn chồn, nhớ, và chỉ mong được gặp anh thôi.
Tôi thắc mắc vì sao lại có cái khái niệm lạ lùng như vậy? “Lông mày sâu róm cả xóm chửa hoang”, ai hiểu thì giải thích cặn kẽ giúp tôi, xem có chính xác không. Ai cũng rơi vào trường hợp như tôi xin hãy cho tôi một lời khuyên chân thành nhất. Xin hãy cho tôi một lời giải thích.
Theo ĐSPL
"Phải chi con là trai"
Dù ba mẹ tôi rất thương yêu và quan tâm đến hai chị em tôi, nhưng tôi vẫn có cảm giác bị tổn thương.
ảnh minh họa
Mẹ kể, chị tôi là đứa cháu đầu tiên của cả hai bên nội, ngoại nên lúc mới sinh ra được mọi người cưng chiều, ai cũng tranh giành ôm ấp, nựng nịu. Đến khi có bầu tôi, do các biểu hiện thai kỳ khác hẳn với lúc mang thai chị nên mẹ đoán tôi là con trai. Ba mẹ chuẩn bị sẵn một cái tên con trai để đặt cho tôi. Nào ngờ khi tôi chào đời là gái, ba mẹ hụt hẫng đến mức chẳng buồn đặt tên. Nhiều lần nhìn tôi, mẹ cứ ao ước "phải chi con là con trai"...
Mẹ hay lặp đi lặp lại điều đó. Cũng có khi mẹ nhìn xa xôi: "Không biết ba mày có đi ra ngoài kiếm đứa con trai nào không?". Ba tôi là trưởng nam, nhưng ông bà nội không đặt nặng vấn đề cháu đích tôn. Mặc dù vậy, tôi biết mẹ luôn bị ám ảnh ý nghĩ là ba sẽ ở với người phụ nữ khác để kiếm con trai nối dõi. Ba càng yêu quý chị em tôi, mẹ càng cảnh giác, nghe gần ngóng xa. Khi tôi lớn lên, biết chuyện, cho rằng mẹ tự làm khổ mình, mẹ quay sang nạt tôi: "Tại mày là con gái, chứ mày mà là con trai thì mẹ đâu có phải khổ như vậy!".
Tôi sinh ra là con gái thì chắc chắn không phải lỗi tại tôi, mà tôi nghĩ làm con gái cũng chẳng có lỗi gì. Nhưng những lời mẹ nói khiến tôi mặc cảm. Khi có ai khen hai chị em tôi ngoan ngoãn, giỏi giang, mẹ lại buông câu: "Có giỏi mấy cũng chẳng bằng nhà người ta có con trai". May mắn thay, hai chị em tôi không vì thế mà tự ti, trái lại, hiểu được nỗi khổ tâm của mẹ, chúng tôi đều cố gắng học hành, rèn luyện. Bây giờ mẹ có thể tự hào về hai cô con gái ít nhiều thành đạt. Hai bên nội, ngoại đều nể trọng ba mẹ tôi nuôi dạy hai đứa con gái giỏi giang hơn hẳn mấy đứa cháu trai trong gia đình.
Thế nhưng nỗi mặc cảm sinh toàn con gái luôn đeo bám mẹ, và tôi bị tổn thương vì dù tôi có làm được gì, mẹ vẫn ao ước: "Giá như con là con trai". Tôi biết tư tưởng "trọng nam khinh nữ" khiến đa số người phụ nữ sinh con một bề là gái cũng mang mặc cảm như mẹ tôi, và nhiều người cũng vô tư trút nỗi mặc cảm đó lên đứa con mà họ mong đợi là con trai. Những người mẹ ấy đáng thương hơn đáng giận, bởi họ chính là nạn nhân của định kiến xã hội, của quan niệm "thập nữ viết vô", của ánh mắt người đời cố giấu nỗi ái ngại khi biết họ sinh toàn con gái.
Xã hội đã tiến bộ hơn nhiều khi có những cặp vợ chồng sinh hai đứa con gái đã quyết định không cố sinh cho được con trai. Các bậc cha mẹ hãy thật sự trân trọng và tự hào về những đứa con của mình, dù nó là trai hay gái. Mỗi khi nghe ai đó thở dài "nhà mình toàn con gái", tôi cảm thấy nhói lòng, bởi tôi biết ở đâu đó có những đứa trẻ có thể được yêu thương nhưng vẫn bị tổn thương, như tôi vậy!
Theo VNE
Có cảm hóa được gái hư thành vợ tốt? Tôi nghĩ anh trai em nên chấp nhận sự thật "lấy đĩ về làm vợ", biết đâu với sự yêu thương chân thành của anh trai em. ảnh minh họa Sự cư xử bao dung tử tế của gia đình em với cô ấy mà cô ấy sẽ hồi tâm chuyển ý, thay tâm đổi tính mà trở thành người tốt. Có thông...