Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ trơ đáy, dân vất vả lội bùn mưu sinh
Nắng nóng kéo dài liên tục hơn 1 tháng qua buộc nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải xả nước chống lũ vùng hạ du. Lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn trơ đáy khiến cuộc sống của những người dân nơi đây đã khốn khó lại càng khó khăn hơn.
Sáng 2/7, trao đổi với Dân Việt, ông Lô Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương ( Nghệ An) cho biết: “Mấy ngày nay, do thời tiết nắng nóng liên tục lại không có mưa, cùng thời điểm nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải xả nước chống hạn vùng hạ du nên lòng hồ thủy điện cạn trơ đáy…”.
Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ cạn trơ đáy khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn.
“Khi lòng hồ cạn nước, bà con trong xã đi lại vô cùng khó khăn. Họ phải lội bùn sâu đến hơn 1m để đến bến phà, rồi ra bến chính để mưu sinh. Đặc biệt, những hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ bị mắc cạn nên họ phải chuyển hoặc bán tháo cá để tránh thiệt hại về kinh tế”, ông Chiến cho biết thêm.
Lòng hồ cạn đáy tạo lớp bùn dày khiến người dân đi lại rất khó khăn.
Không chỉ bà con nhân dân xã Hữu Khuông bị ảnh hưởng bởi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ cạn trơ đáy mà hàng trăm hộ dân ở xã Nhôn Mai cũng vô cùng vất vả bởi thời tiết nắng hạn kéo dài. “Người dân muốn qua đò phải lội bùn sâu mới đến được bến phà. Cửa Khe Hỷ trên địa bàn lớp bùn dày đến hơn 4m. Nếu có người bị bệnh muốn khám bệnh thì đi lại vô cùng khó khăn”, ông Vi Tân Hợi – Phó chủ tịch HĐND huyện Tương Dương cho hay.
Đáy của lòng hồ thủy điện trở nên nứt toác do nắng nóng.
Trước đó, ngày 21/6, ông Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thống nhất kế hoạch xả nước nhằm chống hạn cho vụ hè thu 2019.
Để xuống bến thuyền, người dân phải lội lớp bùn dày.
Thời tiết khắc nghiệt khiến lòng hồ Bản Vẽ cạn trơ đáy.
Cây cối 2 bên lòng hồ chết khô vì nắng hạn.
Video đang HOT
Lớp bùn đất dày, người dân đi lại rất khó khăn.
Lòng hồ Bản Vẽ như một hồ nước chết sau khi cạn đáy.
Nhiều người nuôi cá lồng trên lòng hồ phải bán tháo bán chạy để cứu vốn.
Cây cối chết trơ trọi, lớp bùn dày, người dân phải leo núi để đi lại.
Lội bùn về nhà.
Thuyền cũng bị mắc kẹt.
Người phụ nữ vất vả gồng hàng mưu sinh trên lòng hồ.
Theo Danviet
"Khát điện" ngay dưới chân... nhà máy thủy điện lớn
Nằm kẹp giữa nhà máy thủy điện Bản Vẽ và Nậm Nơn nhưng 5/10 bản của xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, Nghệ An) vẫn chưa có điện lưới.
Hàng tuần, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh (huyện Tương Dương) Vi Đình Phúc lại tranh thủ thời gian, chạy xe máy vào thăm bản Đửa, trò chuyện với người dân.
Quãng đường hơn 10km bám dọc sông Nậm Nơn rất khó đi, thi thoảng có đoạn đường đất đá trên núi lở xuống nham nhở, dốc cao vút, khe suối cắt ngang.
Người dân bản Đửa hầu hết là hộ nghèo, ở trong những căn nhà nhỏ thưng bằng ván gỗ tạp. Không có điện lưới, mọi người bảo nhau lắp máy phát điện mini dưới lòng suối để sử dụng.
Rất nhiều "nhà máy" thủy điện mini được người dân ở bản Đửa tự làm.
Anh Nguyễn Văn Là, cán bộ địa chính xã Lượng Minh cho biết, ở các bản chưa có điện, hầu như nhà nào cũng có 1 chiếc máy phát điện mini. Giá mỗi chiếc khoảng 2 triệu đồng, chạy được vài tháng lại phải mang đi thay vòng bi một lần.
Từ tháng 10 hàng năm đến tháng 3 năm sau, nguồn nước ở các con suối chảy mạnh, ổn định nên máy phát điện mini có thể hoạt động hết công suất. Nhờ đó, một số gia đình mua sắm quạt điện, tivi có thể sử dụng.
Lau giọt mồ hôi dưới cái nắng oi nồng, chị Ngân Thị Hoa (SN 1993) kể: Đến mùa hè, khi nước ở suối dần cạn cũng là lúc những chiếc máy phát điện hoạt động cầm chừng. Lúc này quạt và tivi cũng không thể sử dụng.
Thậm chí, có thời điểm lượng điện tạo ra không đủ thắp sáng bóng đèn. Lúc này, chiếc đèn dầu làm bằng lon nước ngọt là thứ duy nhất đem lại ánh sáng cho người dân bản Đửa.
Đến tháng 7, các khe suối ở đây bắt đầu xuất hiện lũ ống, lũ quét. Những trận lũ bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay, cuốn trôi những chiếc máy phát điện. Để có ánh sáng, người dân phải mua dầu hỏa về thắp đèn.
"Mỗi lít dầu hỏa người dân có thể sử dụng được 5-7 ngày, với giá hơn 16.000 đồng/lít, mỗi tháng người dân tốn khoảng 70-100 nghìn đồng", anh Là cho biết.
Không có điện lưới, người dân vẫn phải sử dụng bếp củi, đèn dầu. Học sinh ở bản Đửa, xã Lượng Minh xách từng xô và chai nước lên đựng trong bể inox để sử dụng.
Không có nước máy, người dân phải tận dụng nguồn nước từ khe suối dẫn vào ống nhựa, ống tre chảy về nhà.
Cách nhà chị Hoa vài chục mét là trường mầm non và tiểu học bản Đửa. Vì thiếu nước sinh hoạt, tranh thủ giờ ra chơi, giáo viên và các em học sinh mang theo chai nhựa, thau chậu đến nhà dân gần đó xin nước.
Dù con đường dốc, gồ ghề nhưng các em vẫn thoăn thoắt đôi chân, cố gắng mang thật nhiều nước về trường. Số nước này sẽ được cô trò đun sôi làm nước uống, sinh hoạt chung...
Cuộc sống ở bản Đửa dường như vội vã hơn bình thường. Người dân phải hoàn thành việc nhà, nấu nướng rồi ăn cơm sớm để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Khi đêm xuống, bản Đửa thanh vắng lạ thường. Không tiếng nhạc hiệu thời sự, không tiếng phim truyện... mà chỉ có tiếng trẻ con í ới nhau đến trường học bài.
Cô Kha Thị Thư (bên trái), giáo viên cắm bản Minh Thành, xã Lượng Minh cho biết, vào mỗi buổi tối các em không tự học ở nhà mà đến trường để các cô hướng dẫn.
Lo cho các em học sinh ở nhà không học bài, bố mẹ không dạy được cho con mình, các cô giáo đã tổ chức dạy bổ túc miễn phí cho các em dưới ánh đèn dầu.
Mỏi mòn chờ điện lưới
Chị Vi Thị Chiên, người dân địa phương cho biết, từ thời ông bà cha mẹ đến nay chưa có điện. "Gần chục năm nay, khi có nhà máy thủy điện xây dựng lên ngay sát nhưng không được dùng, chúng tôi thấy thiệt thòi đủ đường", chị chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Vi Đình Phúc ngậm ngùi, xã nằm kẹp giữa 2 nhà máy thủy điện lớn là Bản Vẽ (công suất 320 MW, hoạt động năm 2009) và Nậm Nơn (công suất 20MW, hoạt động năm 2013) nhưng đến nay, có 5/10 bản với 3.000 nhân khẩu chưa có điện.
Tivi chỉ sử dụng được từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khi có đủ lượng nước chạy máy phát điện mini.
Ông Phúc ngậm ngùi: Người dân đã chịu thiệt thòi nhường đất, nhường tài nguyên rừng và không gian văn hóa bao đời nay cho nhà máy thủy điện. Thế nhưng, nhiều bản ở đến nay vẫn chưa có điện.
"Tôi đã đề xuất rất nhiều lần nhưng khi nào họ cũng nói là huyện đang đưa vào kế hoạch, tỉnh cũng đã phê duyệt. Đây là ngành dọc, ngành độc quyền do vậy các anh có đề xuất đi chăng nữa thì họ vẫn theo kế hoạch sử dụng vốn trung hạn...", ông Phúc kể.
Bóng đèn điện leo lét từ thủy điện mini.
Bí thư Huyện ủy Tương Dương Nguyễn Văn Hải cho biết, về việc 24 bản ở huyện Tương Dương chưa có điện, Thủ tướng đã có Quyết định số 1740/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Giai đoạn 1, tỉnh đã đưa điện vào trung tâm các xã, giai đoạn 2 sẽ đưa vào tất cả các bản. 24 bản này nằm ở các vùng biên giới, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn cho nên việc đầu tư là rất lớn.
Theo Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An Trịnh Phương Trâm, theo kế hoạch đến năm 2020, đơn vị sẽ đưa điện vào 233 bản còn lại của tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai dự án đang gặp nhiều khó khăn do chưa bố trí được nguồn vốn - tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, trong đó 85% vốn ngân sách nhà nước.
Theo Phạm Tâm - Quốc Huy (VNN)
Cân nhắc yếu tố đặc thù trong sáp nhập thôn, bản khu vực miền núi, dân tộc Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 do Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức vào chiều 28/6, Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa Tại cuộc họp, vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là vùng dân tộc, miền núi có trên dưới 100 chính sách...