Lòng đường, vỉa hè: “quét” nhưng chưa “sạch”!
Sau mười ngày cấm dừng đỗ phương tiện tại 262 tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, mặc dù các cơ quan chức năng liên tục “quét” các điểm vi phạm, nhưng vẫn chưa thể “sạch” như mong đợi.
Theo ghi nhận của phóng viên Infonet, trong khoảng thời gian từ 7h sáng đến 17h chiều, các tuyến phố thực hiện khá nghiêm túc lệnh cấm dừng đỗ phương tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường.
Những chiếc biển cấm đặt san sát, lực lượng liên ngành công an, giao thông, tổ dân phòng… thường xuyên đi kiểm tra, xử phạt nên tình trạng vi phạm rất ít. Lòng đường vỉa hè được giải phóng, các phương tiện đi lại dễ dàng hơn.
Tuy nhiên bắt đầu từ thời điểm 17h trở đi, tình trạng dừng đỗ tại các tuyến phố cấm lại tái diễn. Tại các cửa hàng kinh doanh trên nhiều tuyến phố đi vào trung tâm như Bà Triệu, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Lê Đại Hành… ô tô, xe máy thản nhiên dừng đỗ dưới lòng đường, vỉa hè.
Tại nhiều tuyến phố xa trung tâm như Phố Vọng, Giải Phóng, Trương Định… tình trạng vi phạm lệnh cấm càng diễn ra nhiều hơn. Nhiều tuyến đường mặc dù đã “quét” được các điểm trông giữ xe, nhưng lại xuất hiện tình trạng bán hàng rong trên vỉa hè.
Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường diễn ra nhiều trong khoảng thời gian từ 17h30 – 22h. Để ngăn ngừa tình trạng này, lực lượng công an quận, phường cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạt.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi thì khẳng định, Hà Nội sẽ quyết tâm giải phóng 100% lòng đường vỉa hè tại 262 tuyến phố đã quy định. Ngoài ra, thành phố sẽ nghiên cứu cấm thêm nhiều tuyến phố khác, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Một vài hình ảnh phóng viên báo điện tử Infonet ghi nhận được sau mười ngày thực hiện lệnh cấm dừng đỗ phương tiện tại 262 tuyến phố.
Video đang HOT
Ngay dưới biển cấm tại tuyến phố Bạch Mai, Trần Khát Chân nhiều phương tiện xe máy vẫn vô tư dừng đỗ trên vỉa hè
Trên phố Bà Triệu sau 17h xe máy thản nhiên đỗ trên vỉa hè để vào các cửa hàng kinh doanh mua sắm
Điểm trông giữ xe trên phố Lê Đại Hành vẫn hoạt động như thường
Vỉa hè bị biết thành điểm kinh doanh còn lòng đường lại trở thành điểm đỗ xe lý tưởng
Ô tô cũng nối đuôi nhau dừng đỗ dưới lòng đường
Điểm đỗ xe tại cổng Bệnh viện Mắt Trung ương bị xóa bỏ, ngay sau đó khu vực này bị biến thành nơi tập kết của những người bán hàng rong
Tiểu thương kinh doanh mũ bảo hiểm, quần áo cũng tranh thủ tràn ra vỉa hè
Nhiều điểm kinh doanh trên phố Đại La phớt lờ biển cấm dừng đỗ phương tiện
Lối đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ vẫn chưa được giải phóng
Theo Infonet
Thu hồi giấy phép cửa hàng không có điểm trông xe
"Vỉa hè, lòng đường phải dành ưu tiên cho giao thông là chính. Còn việc bán hàng phải có cửa hàng, và chủ cửa hàng phải có điểm đỗ xe cho khách. Quận đang bàn với Chi cục thuế để tăng thuế hoặc buộc thu hồi giấy phép kinh doanh nếu không có điểm đỗ xe", đại diện quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đề xuất.Đánh giá sau gần 1 tháng Hà Nội cấm trông giữ phương tiện trên 262 tuyến phố của 9 quận nội thành, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo thẳng thắn nhìn nhận, các tuyến phố chính sau khi lập lại trật tự điểm đỗ, đường thông hè thoáng hơn, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn.
Điểm trông xe ở đầu đường Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm) nằm trong diện bị thu hồi nhưng vẫn được duy trì sau hơn 1 tháng cấm trông giữ phương tiện trên 262 truyến phố.
Theo ông Thảo, hiện nay có một số cơ quan chưa chịu bố trí điểm trông xe cho cơ quan mình, nhiều cơ quan cho thuê sân bán bia hơi, café, còn đỗ xe cho hết ra vỉa hè. Hay như các cửa hàng bán đồ ăn trưa, đỗ xe tràn lan ra vỉa hè. Vì vậy, cần chỉ đạo các cơ quan có sân phải bố trí đỗ xe trong sân.
"Có việc, có nơi, có lúc chưa làm quyết liệt, thậm chí có nơi cơ quan chức năng chưa hoàn thành trách nhiệm, nếu tất cả cùng làm tốt cả thì kết quả sẽ khả quan hơn", Chủ tịch Thảo nhấn mạnh.
Về giải quyết điểm đỗ xe tĩnh, ông Thảo yêu cầu khẩn trương xây dựng các điểm đỗ xe bằng giàn thép, tận dụng các bãi đất trống làm điểm đỗ và thu phí công khai. Khi di dời một số nhà máy, cơ quan ra ngoại thành thì sẽ dành một số diện tích đất để xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên không phải tất cả phần đất này đều dùng hết cho giao thông tĩnh.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, sau 2 tuần, Sở này đã giải tỏa, rút giấy phép 174 điểm trông giữ phương tiện trên 262 tuyến phố cấm.
"Nhờ những giải pháp đồng bộ Hà Nội đã thực hiện thời gian qua, tình trạng tắc đường đã giảm đáng kể. Trước đây do tắc đường, nên xe buýt phải quay đầu bỏ chuyến thường xảy ra, nhưng nay tình trạng này đã giảm rất nhiều. Tình hình tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước", ông Hùng đánh giá.
Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đánh giá, nhờ tổ chức nhiều biện pháp vừa trực tiếp kết hợp các lực lượng để làm, nên từ đầu năm tới nay giao thông thành phố cơ bản chuyển biến tốt. Tai nạn giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Cảnh sát giao thông đã xử phạt hơn 18.000 trường hợp vi phạm, với số tiền phạt hơn 52 tỷ đồng.
Về việc cấm trông giữ xe, Thiếu tướng Thùy chỉ rõ một thực tế, hiện nay trong khung giờ từ 5h - 17h hàng ngày việc thực hiện rất tốt. Nhưng từ sau 17h30 tới nửa đêm khi lực lượng chức năng nghỉ làm việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường rất phổ biến.
"Cần chỉ đạo các quận, huyện không chỉ làm ban ngày mà cần làm cả tối nữa, nếu không cảnh sát làm không xuể", Thiếu tướng Thùy đề nghị.
Đại diện quận Hoàn Kiếm đề xuất có thể rút giấy phép kinh doanh nếu không có điểm trông xe.
Đại diện Công an Hà Nội cho rằng, bức xúc nhất hiện nay vẫn là điểm đỗ xe tĩnh. Nhưng việc xây dựng không hề dễ, vì nhiều thủ tục. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng bãi đỗ xe, Thiếu tướng Thùy đề nghị Chủ tịch Thành phố nên có cơ chế đặc thù, bỏ bớt quy trình.
Trong khi đó, theo đánh giá của đại diện quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa... việc cấm dừng đỗ xe đã góp phần không nhở vào việc cải thiện giao thông tại những quận này. Tuy nhiên, vấn đề điểm đỗ xe vẫn chưa có lời giải.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm một số tuyến phố cấm trông giữ phương tiện. Bên cạnh đó, sắp xếp điểm đỗ không thuộc 262 cấm dừng đỗ. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù xây dựng điểm đỗ, tháng 4 sẽ trình Chủ tịch thành phố ban hành; đồng thời, tập trung hoàn thành một số điểm đỗ trong năm 2012.
"Các quận phải quyết liệt giải tỏa tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, đỗ xe. Những hộ dân có cửa hàng mặt đường vẫn lấn chiếm ra vỉa hè thì không thể chấp nhận được. Người mua hàng phải đi bộ mua, chứ không thể gác chân ngay vỉa hè để mua hàng", ông Khôi nói.
Để thu hút đầu tư vào điểm đỗ xe, ông Khôi cho biết, thời gian tới Thành phố sẽ nghiên cứu có văn bản trình Bộ Tài chính để xem xét lại phí và lệ phí trông giữ xe.
Về các giải pháp cải thiện giao thông khác, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo đặc biệt nhấn mạnh tới hoạt động taxi: "Hoạt động của taxi hiện nay rất lộn xộn, có khi doanh nghiệp đăng ký 200 đầu xe mà thực tế hoạt động lên đến 500 xe. Sau thời kỳ người dân lo lắng về "hung thần" xe buýt thì hiện nay taxi dễ gây tai nạn nhất".
"Việc cấm taxi và xe tải lưu thông giờ cao điểm một số tuyến phố đã nhận được sự đồng tình của người dân, và có tác dụng cải thiện giao thông nhất định. Thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện. Kết hợp với việc thực hiện phân làn ở những tuyến phố đủ điều kiện...", ông Thảo chỉ đạo.
Theo VTC
Thi công không an toàn Trên đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, nhiều ngày nay xuất hiện những khối bê tông lớn do đơn vị thi công hệ thống cấp thoát nước gần đó bày ra gây cản trở giao thông. Nguy hiểm hơn là những khối bê tông cốt thép này còn lòi nhiều cọc sắt sắc nhọn ra ngay lòng đường mà...