Lòng dân ở trên cao nguyên đá và cuộc tìm kiếm ân nhân sau 40 năm
“Đồng Văn bọ chó, gió Thèn Phùng. Dốc Bắc Sum, hùm Làng Đán” – những cựu binh biên phòng ở vùng xa nhất biên giới Hà Giang nhắc lại với chúng tôi câu nói miêu tả cuộc sống của họ ngày đó.
Hơn 40 năm trước, ông Hoàng Tựt đóng quân ở Đồn Săm Pun (nay là Đồn biên phòng Xín Cái, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc), ông Nguyễn Vũ Dương, ông Nguyễn Xuân Hoà là chiến sĩ Đồn Lũng Làn (nay là Đồn biên phòng Sơn Vĩ, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc). Gần nhưng lại xa, họ biết nhau, nhưng ít gặp. Hơn 40 năm sau, họ gặp nhau, trong cùng một chuyến xe trở lại nơi công tác cũ.
Nhưng những ký ức của họ về thanh xuân hoa niên ấy, không phải là bom đạn, không phải chết chóc của gần một thập kỷ, mà là những câu chuyện quân dân xúc động.
Cuộc tìm kiếm không thành
Ông Hoàng Tựt, ông Lưu Văn Lèng cùng cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Xín Cái tìm lại vị trí miệng hầm nơi ông Tựt từng mắc kẹt nhiều ngày Ảnh: Mai Nguyên
Trở về đơn vị cũ sau 40 năm, ông Hoàng Tựt mới chỉ vài phút trước còn tươi cười khi gặp đồng đội cũ, bỗng nghẹn ngào. Đúng đêm 17/2/2979, khi địch tràn sang, ông bị kẹt dưới hầm trú ẩn. Đối phương vần mấy tảng đá to chặn miệng hầm. Đơn vị tìm ông không thấy, báo cáo ông mất tích, mấy ngày đêm tưởng chẳng còn hy vọng gì. Nhưng một người đồng đội không nghĩ thế. Không rõ làm sao mà người ấy tìm thấy miệng hầm, cứu được ông ra.
Ông Tựt vẫn nhớ, đó là một anh lính nghĩa vụ tên Pó ở xã Thượng Phùng, rất giỏi nghề chăn ngựa.
Bây giờ, vị thượng tá nguyên Chủ nhiệm Chính trị Biên phòng tỉnh Hà Giang đứng chính trên căn hầm đó, nơi khi xưa từng được anh Pó cứu lên, mắt vẫn rưng rưng: “Không có anh ấy tôi làm gì còn sống”.
Suốt cả quãng đường hơn 200 cây số trên những con dốc quanh co cao nguyên đá, ông cứ nhắc phải tìm lại được anh Pó Thượng Phùng, để ông còn cảm ơn. Năm ấy vừa ra khỏi hầm, ông được điều ngay ra Đồng Văn, vẫn chưa gặp lại anh.
Video đang HOT
Đồn biên phòng Xín Cái biết ông Tựt lên, nên đã cử người đi tìm ông Pó trước. Có điều ngày đó yên tiếng súng, anh chăn ngựa lại trở về bản, làm một người Mông bình thường sống yên ổn trên các triền núi đá, rồi chẳng ai biết anh đi đâu nữa. Qua mấy xã, rồi đại uý Nguyễn Văn Chủng – Chính trị viên Phó Đồn biên phòng Xín Cái bảo tìm thấy một người tên Vừ Xìa Pó, năm đó ông từng giữ ngựa ở đồn biên phòng, sau về làm chủ tịch xã Thượng Phùng.
Ông Tựt mừng quá, dù trời đã muộn lắm, đường xuống nhà ông Pó cứ dốc ngược lên, nhưng người lính già vẫn phăm phăm bước. Có điều lúc gặp, lại không phải là người năm nọ, mà là một ông Pó khác. Nhưng họ biết nhau, nhận ra nhau, ôm chặt nhau mừng tủi, rơi nước mắt. Ông Vừ Xìa Pó bảo anh Pó mà ông Tựt tìm, ở bản khác, đã qua đời lâu rồi.
40 năm, có nhiều điều nuối tiếc như thế. Trong trí nhớ của vị cựu binh biên phòng, không chỉ có anh Pó Thượng Phùng, còn có cô Lèng – cô gái xinh đẹp của bản vẫn hay lên tiếp tế cho đồn biên phòng, còn có anh Vừ Xìa Pó – người giao liên mở đường cho bộ đội, có ông Lưu Văn Lèng – người bạn cao to vẫn cùng ông chơi bóng mỗi chiều. Ông muốn gặp lại hết, nhưng có người còn, có người mất, có những hình ảnh cũng đã lẫn lộn trong trí nhớ của người lính già.
Ngoài ông Pó, đồn biên phòng giúp ông tìm lại ông Lưu Văn Lèng. Họ cùng nhau leo lên vị trí đồn biên phòng cũ, vượt qua đám dương xỉ đã cao ngang bụng, lấp đi dấu tích một thời. Ông Lèng bảo hồi ấy, chỗ này là bãi đất, họ vẫn kéo nhau đi đánh bóng. “Bộ đội với dân ở rất vui, chẳng phân biệt gì” – ông Lèng kể.
Ông nhớ năm ấy, có đoàn chiếu phim lên tận Xín Cái. Lúc ấy làm gì có đường vào, cả đồn biên phòng huy động 8 con ngựa ra thồ đồ chiếu phim cho bà con. Xem phim ở đồn biên phòng là kỷ niệm mà ông Lèng bảo không bao giờ quên được.
Nhớ những ngày bật máu chân giữ đất
Những cựu binh biên phòng gặp lại bà Hoàng Thị Tương sau 40 năm. Ảnh: M.N
Không còn cơ hội gặp lại ân nhân, ông Tựt phần nào đỡ day dứt khi gặp lại những người bạn xưa kia. Dù chỉ là để leo lên ngọn núi nơi từng cùng nhau đánh bóng, ôm nhau ôn lại chuyện ngày nào trong một buổi chiều ngắn ngủi.
Ký ức của ông Tựt, ông Dương, ông Hòa vẫn rõ mồn một những năm tháng chống lấn chiếm thời kỳ 1978-1979. Năm đó, người dân không ai bảo ai, không cần đến sự vận động, tự động cầm cuốc, cầm xẻng, lẳng lặng canh tác trên mảnh nương nhà mình, kiên định trước những biến cố, để khẳng định chủ quyền biên giới.
Trong căn nhà nhỏ của bà Hoàng Thị Tương (xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc), cuộc gặp của bà với 3 người lính biên phòng năm ấy trở thành cuộc ôn lại chuyện cũ sôi nổi. Bà Tương là người Lũng Làn, một trong những gương mặt tích cực nhất cả thời kỳ đấu tranh chống lấn chiếm đến sau này, khi tham gia xây dựng những cung đường liên xã trên cao nguyên đá Hà Giang.
Bà kể thời gian ấy phía bên kia tìm mọi cách để chiếm nương của Việt Nam. Người dân muốn trồng cấy yên ổn cũng khó. “Có năm họ mang cuốc xẻng sang lấn đất, mình dàn hàng ngang ra chặn, toàn người dân, giằng co nhau từng tấc đất một” – bà Tương nhớ lại.
Ông Dương bảo năm đó nhờ dân cả. Những bà Tương, ông Mậu, ông Khai, rồi cả xã, cả xã bên, cứ thấy đối phương chiếm đất là mình đứng dàn ra chặn. Mỗi một ngày cứ thế giằng co cả 3-4 tiếng. Có người bị cuốc của phía bên kia bổ vào chân bật máu, nhưng không ai lùi bước. Thậm chí chính người dân sau mỗi cuộc đấu tranh, còn lên đồn biên phòng hỏi chuyện động viên bộ đội.
Ông Nguyễn Xuân Hoà kể: “Năm đó bộ đội và nhân dân ăn cùng ăn, làm cùng làm. Chúng tôi vận động nhân dân, họ động viên lại mình. Thời kỳ 78 – 79 biên giới rất vất vả. Mình trồng cây cũng bị quấy phá”.
Bởi vậy sau 40 năm, trong câu chuyện gặp lại của bà Tương, ông Hòa, ông Dương, ông Tựt, cả quãng thời thanh xuân của họ mở ra. Họ nói năm đó họ còn trẻ, chẳng tính toán thiệt hơn. Bà Tương mở vò rượu ngon nhất, nói họ nhất định phải uống, thứ rượu ngâm quả rừng đặc biệt bà để dành. Người phụ nữ nổi tiếng của vùng Lũng Li năm ấy, không sợ cả việc cõng xác người chết, không sợ cả bom đạn, không nề hà phá đá nổ mìn khắp các tuyến đường Pả Vi Khau Vai, cười như chưa từng vui thế.
Suốt cuộc gặp, ông Hoàng Tựt cứ nhắc đi nhắc lại: “Hạnh phúc quá, có một buổi là tới được Săm Pun”. Sơn Vĩ ngày xưa và cả bây giờ đều xa xôi. Ông Hoàng Tựt bảo có nằm mơ cũng không nghĩ là đường đi bây giờ lại dễ thế. Lúc còn nằm gai nếm mật ở đây, đối đầu sống và chết, ông chưa từng tưởng tượng ra ngày này.
40 năm trước khăn gói lên đây, ông đi mất 6 ngày: “Một cái xà cột, một cái gậy, một súng ngắn, cứ thế mà đi… Mỗi lần từ đồn ra trung tâm Đồng Văn, tôi vẫn dừng ở khe suối này để tắm, chỉnh trang quân phục rồi mới vào báo cáo” – ông kể khi đi qua ngã ba cầu Tràng Hương.
Con đường chỉ đi một ngày mà ông Tựt xuýt xoa ấy, có sự đóng góp rất lớn của bà Tương. Hết những tuyến đường Mèo Vạc từ Sơn Vĩ, Xín Cái đến Lũng Pù, Khau Vai… đều có dấu ấn của người phụ nữ dân tộc này. Đồn biên phòng Sơn Vĩ bảo cô Tương là người tích cực hỗ trợ đồn lắm. Những năm khảo sát cắm mốc biên giới, bà đi cùng anh em cả tuần khắp các cao điểm, biết rõ nỗi vất vả của bộ đội. Bản thân chồng bà cũng là bộ đội biên phòng. Thế nên bà chưa từng nề hà gì.
Mang thư viện đến bản xa
Với mong muốn đưa những cuốn sách hay đến với học trò nghèo ở các vùng khó khăn miền núi, gần 6 năm nay, nhóm Chủ nhật yêu thương đã miệt mài triển khai dự án "1.001 thư viện nơi bản xa".
Đầu năm 2014, dự án "1.001 thư viện nơi bản xa" được khởi động bằng việc xây dựng thư viện đầu tiên cho học trò nghèo tại tỉnh Bình Phước, và đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ lập được 1.001 thư viện phục vụ miễn phí cho trẻ em nghèo ở những vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh trên khắp cả nước.
Tính đến nay, nhóm đã lập được hơn 500 thư viện miễn phí ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước... Mỗi thư viện có khoảng 1.000 đầu sách dạy kỹ năng sống, lịch sử, doanh nhân, văn học...
Các em nhỏ vùng cao tham gia lễ hội sách do nhóm Chủ nhật yêu thương tổ chức (ảnh chụp thời điểm năm 2019)
Chủ nhật hàng tuần, các thành viên trong nhóm đều dành thời gian đi khắp các con đường có bán sách ở TPHCM để tìm mua những loại sách hay tặng trẻ em. Việc này mất nhiều công sức và thời gian, thậm chí phải tự bỏ tiền để mua sách.
Định kỳ 2 tháng một lần, các thành viên trong nhóm đến các bản làng xa để thăm và tổ chức lễ hội sách, tặng bổ sung những đầu sách hay.
Tại những lễ hội sách như thế, nhóm tổ chức các trò chơi truyền thống và những hoạt động bổ ích để rèn kỹ năng, giúp các em nhỏ và cả phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách thường xuyên.
Nhóm Chủ nhật yêu thương do anh Nguyễn Tú Anh (36 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TPHCM) thành lập từ năm 2007, tập hợp gần 1.000 bạn trẻ yêu thích công tác thiện nguyện.
Anh Tú Anh tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo tỉnh Yên Bái, nên thấu hiểu nỗi đói cơm, thiếu sách. Qua các chuyến đi làm từ thiện trao quà giúp người nghèo ở các bản làng miền núi, tôi xúc động khi thấy trẻ em ở các nơi đó còn thiếu thốn về mọi mặt. Từ đó, tôi đã có ý nghĩ sẽ xây dựng thư viện sách tặng các em".
Với mong muốn lan tỏa thói quen đọc sách, tình yêu với sách đến các em nhỏ và cả các thầy cô giáo, các thành viên trong nhóm đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, tự bỏ tiền túi để thực hiện cuộc thi viết, vẽ về cuốn sách yêu thích và những điều nhân ái, tốt đẹp trong cuộc sống.
Đầu tháng 4-2020, nhóm đã chủ động liên hệ phòng giáo dục và trường học ở các địa phương; thông qua mạng xã hội triển khai thể lệ cuộc thi. Đến nay, đã có hơn 1.000 bài dự thi của các em nhỏ và các thầy cô giáo trên khắp mọi miền đất nước...
BÙI ANH TUẤN
Thiếu nữ Hà Giang xét nghiệm âm tính lần hai "Bệnh nhân 268", 16 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, sáng nay kết quả xét nghiệm âm tính nCoV lần hai. Ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang, cho biết bệnh nhân không còn ho, không sốt, tự thở khí trời, các chỉ số sức khỏe ổn. Bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần...