Long An quyết nâng chỉ số PCI
Là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm qua, Long An đề ra mục tiêu phải chú trọng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để thu hút đầu tư.
Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số PCI của Long An luôn ở mức khá cao. Đặc biệt năm 2017, chỉ số PCI của tỉnh xếp vị trí thứ 4 trên toàn quốc. Điều này cho thấy, Long An đang được nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Quyết “ở nhóm tốt”
Một công ty đang được xây dựng tại khu công nghiệp Tân Thành (Long An). Ảnh: C.L
Hiện Long An rất quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT) tỉnh Long An, hàng năm tỉnh đều có kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện chỉ số PCI, bằng cách rà soát lại tất cả điểm yếu trong thang điểm tính PCI để có biện pháp khắc phục, nhất là thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đất đai, hải quan, thuế… nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Hiện tỉnh rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư từ 35 ngày làm việc xuống còn tối đa 20 ngày; thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư từ 10 ngày làm việc xuống còn tối đa 7 ngày; các thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp từ 3 ngày làm việc xuống còn tối đa 2 ngày…
Bênh cạnh đó, các cấp, các ngành xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân, xem cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh.
Video đang HOT
Năm 2017, chỉ số PCI của tỉnh được xếp thứ tư trong toàn quốc với 66,7 điểm và thuộc nhóm tốt của cả nước. Theo đại diện Sở KHĐT tỉnh Long An, để giữ vững và nâng cao hơn nữa chỉ số PCI, tỉnh Long An sẽ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đầu tiên là tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, chịu trách nhiệm đối với việc cải thiện, nâng cao các chỉ số thành phần liên quan đến các lĩnh vực do cơ quan, đơn vị quản lý.
Tiếp tục nâng cao PCI
Để nâng cao chỉ số PCI, tỉnh Long An đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư.
Thực tế cho thấy, nhờ vị trí đắc địa do cận kề trung tâm kinh tế TP.HCM, nhờ nỗ lực năng cao chỉ số PCI, nên trong khu vực miền Tây Nam Bộ, Long An là một trong số ít địa phương thu hút đầu tư lớn.
Sở KHĐT cho biết, 9 tháng năm 2018, tỉnh đã tiếp nhận 59 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 306,97 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 941 dự án của 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 5.950 triệu USD, trong đó có 576 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.614 triệu USD. Về đầu tư trong nước, 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh cấp mới 113 dự án với vốn đầu tư đăng ký mới 15.376 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.564 dự án với số vốn đăng ký 181.389 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỉnh lấp đầy thêm 146,59ha đất công nghiệp và hiện có nhiều nhà đầu tư liên hệ các khu công nghiệp tiến hành thủ tục thuê đất để đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được cũng cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, để thu hút nhà đầu tư hơn nữa đến tỉnh, thời gian tới, tỉnh tiếp tục quyết liệt, hiệu quả các biện pháp nâng cao chỉ số PCI và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)…
Theo Danviet
Long An: 22 cử nhân đại học đầu tiên về làm ở các HTX nông nghiệp
Nhằm củng cố bộ máy và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp HTX ứng dụng công nghệ cao và tham gia đề án thí điểm mô hình HTX kiểu mới, UBND tỉnh Long An vừa có quyết định điều hàng chục cán bộ trẻ có trình độ đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) về làm việc.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Long An, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ hỗ trợ ít nhất 1 lao động/HTX cho 12 HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 10 HTX tham gia kế hoạch thực hiện thí điểm nhằm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới của tỉnh. Nguồn kinh phí được lấy từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phân bổ hàng năm cho tỉnh.
Như vậy, trước mắt sẽ có 22 cán bộ trẻ trình độ ĐH-CĐ sẽ được điều về làm việc tại các HTX.
Sơ chế rau tại HTX Nông nghiệp Phước Thịnh (Cần Giuộc, Long An). Ảnh: T.Đ
Toàn tỉnh Long An hiện có 150 HTX nông nghiệp, với tổng vốn góp điều lệ hơn 154.220 triệu đồng. Tổng số thành viên là 3.304 thành viên. Trong đó, có 15 HTX/150 HTX ngừng hoạt động hoặc đang tiến hành giải thể. Đầu năm 2018 các huyện tiến hành rà soát và đã giải thể 5 HTX.
Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có 65 HTX nằm trong vùng của Chương trình (33 HTX lúa, 16 HTX rau, 14 HTX thanh long, 02 HTX bò thịt), trong đó có 16 HTX điểm (13 HTX vùng Đề án và 3 ngoài vùng).
Ông Lê Văn Giấy - Chủ tịch HĐQT HTX Rau Mười Hai (Cần Đước) cho biết, hiện HTX có 25 thành viên. Trình độ các thành viên chỉ mới cấp 2, cấp 3. "Ngay cả trình độ thành viên ban kiểm soát cũng chỉ cấp 3. Vì vậy, việc điều hành, quản lý hoạt động của HTX chưa được trơn tru, gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh", ông Giấy chia sẻ.
Ông Lê Văn Giấy-Chủ tịch HĐQT HTX Rau Mười Hai, thu hoạch rau tại HTX.
Đánh giá của UBND tỉnh Long An cho thấy, hiện trình độ tổ chức và năng lực quản lý trong hệ thống HTX còn yếu kém, quy mô nhỏ, chưa hoạt động đa ngành dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu thông tin dự báo thị trường. Đa số các HTX chưa tự chủ xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh.
Hiện, đối với các HTX nông nghiệp trong vùng Đề án công nghệ cao mới chỉ có gần 2% trong tổng số thành viên HĐQT là người có trình độ sau đại học; đại học chiếm 8,38%; cao đẳng chiếm 7,33%...
Bên cạnh đó, vốn điều lệ và mức đóng góp vốn của xã viên HTX nông nghiệp còn rất thấp. Tuy nhiên, trên thực tế đa số HTX không vận động được thành viên góp vốn nên HTX hoạt động cầm chừng và không đủ vốn đối ứng để thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước.
Về doanh thu và lợi nhuận, số HTX hoạt động có lợi nhuận còn rất thấp, chiếm 35,5% (năm 2016) và 24,4% (năm 2017). Số HTX nông nghiệp còn lại hòa vốn, hoạt động cầm chừng không có doanh thu.
Theo Danviet
Long An: 9 cơ quan thừa Phó Giám đốc, 121 lãnh đạo thiếu tiêu chuẩn Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ, tỉnh Long An còn 9 cơ quan, đơn vị sử dụng vượt quá số lượng phó giám đốc sở và tương đương. Ngoài ra, có 121 trường hợp bổ nhiệm công chức, lãnh đạo chưa đáp ứng tiêu chuẩn về bằng cấp chuyên môn, trình độ lý luận chính trị... Một buổi...