Long An ngừng vận tải hành khách, Đà Nẵng quản lý nghiêm các KCN
Long An và Đà Nẵng đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình các ca mắc trong nước vẫn tiếp tục được ghi nhận.
Các nhân viên y tế, bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Long An được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. (Ảnh: Bùi Giang/TTXVN)
Long An và Đà Nẵng đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình các ca mắc trong nước vẫn tiếp tục được ghi nhận.
Long An tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn
Ngày 28/5, Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo về việc tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước và tại Long An đã phát hiện trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, do lưu lượng hành khách trong những ngày qua giảm mạnh nên các đơn vị vận tải trên địa bàn đã đề nghị tạm ngưng hoạt động khai thác các tuyến vận tải khách do các đơn vị đảm nhận.
Do đó, Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo, từ 00 giờ ngày 29/5/2021 cho đến khi có thông báo mới, tạm ngưng hoạt động các tuyến vận tải hành khách theo hình thức xe tuyến cố định và xe buýt đi và đến địa bàn tỉnh Long An.
Đối với hoạt động vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng, tất cả các chuyến xe phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 20 người/chuyến (ngoại trừ hoạt động xe đưa rước công nhân và nhân viên); thực hiện nguyên tắc 5K, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến vận chuyển; lập và lưu trữ danh sách hành khách trên từng chuyến đi.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải Long An thông báo về việc thực hiện khai báo y tế đối với hành khách đi trên chuyến xe buýt từ Bến xe Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh) đi Bến xe Long An (tỉnh Long An).
Video đang HOT
Theo đó ngày 24/5/2021, xe buýt mang biển kiểm soát 62B-01245 (thuộc Công ty Cổ phần vận tải Long An) xuất phát từ Bến xe Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh) lúc 14 giờ 35 phút về đến Bến xe Long An lúc 15 giờ 55 phút.
Vào khoảng thời gian trên, một hành khách là trường hợp F1 đi trên tuyến xe buýt Tân An-Chợ Lớn, đi từ Bến xe Chợ Lớn về Bến xe Long An (tuy nhiên không nhớ biển số xe).
Sở Giao thông Vận tải Long An đề nghị những hành khách đi trên chuyến xe trên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế và được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để phòng, chống dịch COVID-19.
Đà Nẵng xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp
Chiều 28/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương không được chủ quan và tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện một cách chủ động, có hiệu quả chỉ đạo của các cấp thẩm quyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tại khu vực căng tin trong Khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng, các công nhân được bố trí ngồi ăn giãn cách, có vách ngăn. (Ảnh: TTXVN)
Trong đó, lưu ý khâu kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu công cộng, tập trung đông người.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương phát huy hơn nữa hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng về việc giám sát chặt chẽ, đúng quy trình đối với người hoàn thành cách ly y tế tập trung, người đã điều trị COVID-19 xuất viện, người từ các nơi có dịch về địa phương, địa bàn quản lý; triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 cho đại diện của 30% hộ gia đình tiếp theo; xét nghiệm SARS-CoV-2 lần 2 cho toàn bộ người lao động trong Khu công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn).
Ông Lê Quang Nam đề nghị Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng sớm hoàn thành việc thông báo cụ thể (bằng văn bản) về danh sách, kết quả xét nghiệm, bàn giao cho chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động của từng doanh nghiệp để tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế và thành phố, nhất là biện pháp bắt buộc người lao động trong doanh nghiệp khai báo y tế và ký bản cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; khẩn trương yêu cầu doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19; kiên quyết dừng hoạt động khi doanh nghiệp không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống; tiếp tục kiểm tra, đề xuất thanh tra các doanh nghiệp; có biện pháp tạm dừng hoạt động ngay đối với doanh nghiệp đã nhắc nhở, nhưng chưa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam giao Công an thành phố Đà Nẵng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào thành phố hiệu quả, trên tinh thần những ai chưa khai báo y tế không được vào thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng chủ động triển 17 giải pháp công nghệ thông tin; hướng dẫn người dân ngoại tỉnh vào thành phố bắt buộc phải khai báo y tế qua ứng dụng phương thức thuận tiện và linh hoạt.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng, tính từ 13 giờ ngày 27/5 đến 13 giờ ngày 28/5, Đà Nẵng không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19.
Trong đợt dịch này, từ ngày 3-28/5, Đà Nẵng ghi nhận 155 ca mắc COVID-19. Hiện thành phố đang điều trị 152 bệnh nhân COVID-19, trong đó, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng điều trị 85 ca (75 ca lây nhiễm tại Đà Nẵng, 10 ca nhập cảnh); Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang điều trị 67 bệnh nhân COVID-19 lây nhiễm tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng đang thực hiện cách ly, giám sát 1.532 trường hợp F1 và 1.114 trường hợp F2 (tất cả F1 đều được cách ly tập trung hoặc tại cơ sở y tế). Trong ngày 28/5, Đà Nẵng xét nghiệm 2.820 lượt người.
Liên quan đến xét nghiệm cho đại diện hộ gia đình, giai đoạn 1, toàn thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho 72.119 người, âm tính 72.118 người, dương tính 1 người.
Giai đoạn 2, quận Sơn Trà đã lấy mẫu xét nghiệm cho 12.695 lượt người, tất cả đều âm tính. Các quận, huyện khác đang lên kế hoạch tiếp tục xét nghiệm SARS-CoV-2 cho đại diện 30% hộ gia đình tiếp theo.
Riêng xét nghiệm lao động, công nhân khu công nghiệp , tính đến chiều 28/5, đã có 47.216 người có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 và 957 mẫu xét nghiệm chưa có kết quả./.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19
Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca.
Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca.
Các tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine bao gồm: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Hà Giang, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương...
Tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine. HCDC triển khai chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ 22/3 đến 19/4 với mục tiêu 95% nhân viên tham gia chống Covid-19 tại thành phố được tiêm vaccine an toàn, hiệu quả.
Việt Nam vẫn triển khai tiêm vaccine cho hơn 30.000 nhân viên chống dịch. Ảnh: Thạch Thảo.
Các cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2 (Hải Phòng), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã kết thúc tiêm vaccine Covid-19 trong đợt này.
Trong thời gian từ nay đến cuối tháng 3, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sẽ tổ chức các khóa tập chuyên môn cho 44 tỉnh còn lại để sẵn sàng cho triển khai khi đợt vaccine Covid-19 tiếp theo về đến nước ta.
Bộ Y tế thông tin đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp có rối loạn đông máu và sốc phản vệ nặng do vaccine. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca theo kế hoạch.
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông tin vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn, có lợi ích nhiều hơn rủi ro, một số quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Slovenia đã nối lại việc tiêm chủng. Chiều 18/3, Indonesia cũng thông báo sẽ tiếp tục kế hoạch tiêm chủng vaccine này.
Theo thông báo của Bộ Y tế, sáng nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19. Hải Dương là tỉnh duy nhất tiếp tục phát hiện người mắc Covid-19 trong cộng đồng. Các trường hợp này đa số là F1 đã được cách ly trước đó.
Hơn 20.000 người đã tiêm vaccine Covid-19 Thêm 4.260 người được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày 16/3, nâng tổng số đã tiêm lên 20.695 người. Như vậy, tính đến sáng 17/3, 20.695 đã được tiêm ở 12 tỉnh, thành phố, gồm Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP HCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hòa Bình và Khánh Hòa. Nhóm được ưu...