Long An kêu gọi các tỉnh thành miền Tây đón hơn 500 người dân đang bị kẹt
Hơn 500 người dân các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đang kẹt tại Long An trên đường về quê.
Nhiều công dân miền Trung, miền Bắc đi từ các tỉnh miền Tây hướng về TP.HCM gặp khó khăn do các địa phương chưa thống nhất việc sử dụng QL1. Ảnh B.B
Tối 26.9, ông Phạm Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết đã ký công văn gửi UBND các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ yêu cầu quan tâm phối hợp với tỉnh Long An để đón những người dân đang bị kẹt tại Long An trên đường về quê.
Long An đang duy trì các chốt kiểm soát dịch trên QL1 ngay cửa ngõ vào tỉnh. Ảnh B.B
Theo ông Hòa, từ ngày 21.9, tỉnh Long An áp dụng Chỉ thị 15 và nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội để tạo điều kiện cho người dân được về quê nhà theo nguyện vọng.
Video đang HOT
Tổng hợp trong 6 ngày qua, Long An ghi nhận trên 500 người là dân của các tỉnh, thành nêu trên di chuyển bằng xe máy về quê nhưng chưa được sự cho phép của các tỉnh lân cận Long An. Hiện, còn rất nhiều người dân muốn về quê và UBND tỉnh Long An trước đó cũng đã có gửi công văn thông báo về việc này.
Những người lao động muốn trở về quê này đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và hiện được UBND tỉnh Long An giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở LĐ-TB-XH, Sở GTVT cùng UBND H.Tân Thạnh và TP.Tân An chăm sóc sức khỏe, cho ăn uống và xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Sau hơn 3 tháng không có việc làm và “ai ở đâu ở yên đó”, nay tình hình dịch Covid-19 bớt căng thẳng người dân lại gặp khó trên đường về quê nhà. Ảnh B.B
“UBND tỉnh Long An mong muốn các tỉnh có công dân muốn trở về quê liên hệ với ngành chức năng tỉnh Long An để thống nhất việc di chuyển những người này về quê trong thời gian từ ngày 27 – 30.9. Vài hôm trước, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đón 104 công dân rồi”, ông Phạm Tấn Hòa nói.
Theo ghi nhận của PV Báo Thanh Niên , không chỉ người dân qua địa phận Long An bị kẹt lại mà tại nhiều tỉnh miền Tây khác như Trà Vinh, Hậu Giang… cũng đang có tình trạng công dân bị kẹt ngay cửa ngõ vào tỉnh mình. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chưa thống nhất việc cho công dân di chuyển về quê trên các tuyến quốc lộ và tại một số tỉnh còn xuất hiện hiện tượng tỉnh không muốn người dân trở về quê lúc này do địa phương gặp khó khăn trong quá trình cách ly y tế cho người mới vào tỉnh theo quy định.
Miền Tây nới lỏng giãn cách xã hội nhưng vẫn siết chặt đi lại liên tỉnh
Thời điểm hiện tại nhiều tỉnh miền Tây đã nới lỏng giãn cách từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15 của Thủ tướng, có địa phương đã nới lỏng theo Chỉ thị 19, nhưng việc đi lại giữa các tỉnh rất khó khăn.
TP Cần Thơ quy định, người dân tuyệt đối không được di chuyển ra khỏi địa bàn thành phố hoặc đi đến địa bàn có nguy cơ rất cao về tình hình dịch Covid-19 cho đến khi có thông báo mới. Trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp đặc biệt khác được chủ tịch UBND TP cho phép.
Cần Thơ đã nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu trong thời gian này người từ địa phương khác được đến Tiền Giang buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính còn thời hạn ít nhất 48h và phải cách ly tập trung 14 ngày.
Các phương tiện đi ngang qua tỉnh Tiền Giang phải thực hiện theo các quy định phòng chống dịch và không được dừng đỗ. Phương tiện và người trên phương tiện hoạt động vận tải trong địa bàn tỉnh hoặc từ các địa phương khác đến Tiền Giang phải thực hiện theo các quy định phòng chống dịch.
Tại Cà Mau, dù đã áp dụng Chỉ thị 15 nhưng tỉnh vẫn duy trì các chốt kiểm soát phòng chống dịch và quy định tất cả người từ ngoài tỉnh vào đều phải test nhanh Covid-19. Mọi người dân không được ra khỏi tỉnh, trừ trường hợp được chủ tịch UBND tỉnh cho phép.
Tại Bạc Liêu , từ 0h ngày 26/9 tỉnh này áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với 4 địa bàn, gồm: phường 8 (TP Bạc Liêu), phường 1 (thị xã Giá Rai), thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi) và thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình); 60 xã, phường, thị trấn còn lại trên toàn tỉnh áp dụng thực hiện Chỉ thị 19.
Tuy nhiên, văn bản của UBND Bạc Liêu nêu rõ: Yêu cầu quản lý thật chặt "vòng ngoài", kiểm soát chặt chẽ tất cả các trường hợp người ra, vào tỉnh và các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào tỉnh. Lưu ý tất cả mọi người không được di chuyển ra, vào tỉnh khi chưa được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly đối với người từ các tỉnh, thành có dịch vào tỉnh.
Mặc dù các tỉnh miền Tây đã nới lỏng giãn cách nhưng việc đi lại giữa các tỉnh vẫn đang bị siết rất chặt.
Tại Sóc Trăng , người đến từ các khu vực có dịch, đã tiêm đủ liều vắc xin, có giấy chứng nhận hoặc người khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận khỏi bệnh, ra viện khi đến Sóc Trăng phải chủ động khai báo y tế, sau đó tự theo dõi sức khỏe ở nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày.
Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin, khi vào Sóc Trăng, phải khai báo y tế bắt buộc và phải cách ly y tế tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày.
Tại Trà Vinh , tất cả người dân từ ngoài tỉnh vào địa bàn nói chung phải được thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại các chốt kiểm tra y tế, có kết quả âm tính mới được phép vào tỉnh.
Nếu vào lưu trú tại tỉnh phải được sự chấp thuận của chủ tịch tỉnh và phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại Hậu Giang , ngoài tỉnh vào địa phương này hoặc người Hậu Giang ra khỏi tỉnh trở về sẽ bị cách ly riêng. Cụ thể, đối với người đã tiêm hai mũi, trong đó mũi 2 từ 14 ngày trở lên thì cách ly bảy ngày, còn những người chưa tiêm hoặc chỉ mới tiêm một mũi thì bị cách ly 14 ngày.
Nuôi cá linh, tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ "Đói lũ" nhiều năm, cư dân miền Tây sông nước tìm sinh kế khác thay cho việc săn bắt sản vật mùa nước nổi. Lúa mùa sau ba tháng xuống giống đang phát triển tốt, vượt theo nước và là môi trường sinh sống lý tưởng của tôm càng xanh. Ảnh: Ngọc Tài Ngày cuối tháng 9, anh Bùi Trí Nhân, 27 tuổi,...