Long An đưa máy bay không người lái vào sản xuất lúa
Tỉnh Long An đang đẩy mạnh triển khai các cánh đồng lúa chất lượng cao. Đi cùng kế hoạch này là thúc đẩy cơ giới hóa đồng ruộng, trong đó có việc đưa máy bay không người lái vào sản xuất.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện trên địa bàn tỉnh, đối với cây lúa, khâu làm đất đã cơ giới hóa được 100%, thu hoạch trên 98% và sấy khô hạt đạt trên 70% sản lượng.
Cho máy bay phun thuốc
Theo ông Nguyễn Chí Thiện – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp Công ty TNHH Nông nghiệp Xanh và Xanh trình diễn máy bay phun thuốc không người lái trên ruộng lúa.
Đây là sản phẩm công nghệ hiện đại với độ tin cậy và hiệu suất phun thuốc 10ha/8 giờ, cao gấp 30 lần so với phun thủ công và tiết kiệm nước đến 90%.
Đoàn công tác Bộ NNPTNT thăm cánh đồng lúa chất lượng cao của huyện Bến Lức (tỉnh Long An). Ảnh: T.Đ
“Tỉnh tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất lúa, đặc biệt là máy thu hoạch và máy sấy lúa nhằm tăng chất lượng hạt gạo”.
Ông Nguyễn Chí Thiện
Máy bay không người lái có thể phun trên diện tích rộng và những địa hình phức tạp trong phạm vi điều khiển 7.000m. Máy bay mang 10 lít nước, công suất phun đạt 2-3ha/giờ.
Đặc biệt, sử dụng máy bay không người lái sẽ an toàn hơn cho người phun thuốc vì không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
Ông Thiện cho rằng, việc đưa máy bay không người lái vào sản xuất đang mang lại nhiều ý nghĩa, góp phần tạo động lực thúc đẩy đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, cây trồng và thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt.
Video đang HOT
Không chờ phối hợp với ngành nông nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX An Long (huyện Đức Hòa) Vương Trọng Nghĩa thông tin, vừa qua HTX đã thử nghiệm phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng bằng máy bay không người lái. Người dùng chỉ việc pha thuốc đưa vào bình chứa, sau đó dùng bộ điều khiển từ xa để vận hành máy bay phun thuốc trên đồng lúa. Nhờ giải pháp này, HTX đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công lao động, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, giảm chi phí…
“Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư thiết bị này để phục vụ sản xuất” – ông Nghĩa nói.
Tương tự, HTX Nông nghiệp công nghệ cao An Long (xã An Ninh Tây, Đức Hòa) cũng thử nghiệm máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng lúa. Ông Đinh Văn Chăn – Giám đốc HTX An Long cho biết, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật theo công nghệ hiện đại sẽ góp phần giảm sức lao động, giảm tác động của thuốc trừ sâu bệnh đến môi trường và ảnh hưởng đến nguồn nước, đất.
Khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Long An đã đạt 98%.
Ông Chăn nhẩm tính, chi phí cho 1 lần phun xịt thuốc bằng máy bay không người lái được thực hiện dao động 250-300.000 đồng/ha. So với thuê nhân công chi phí là hơn 200.000 đồng/ha.
Đồng thời, theo đánh giá việc phun thuốc bằng máy bay sẽ giảm 29 lần lượng nước phun và giảm 20% lượng thuốc phun so với việc thực hiện thủ công. Tổng thời gian pha và phun xịt thuốc khi sử dụng máy bay không người lái chỉ tốn khoảng 30 phút/ha.
Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng máy bay không người lái chính là chi phí đầu tư máy móc thiết bị khá cao, người nông dân phải có kiến thức để vận hành máy. Giải quyết bài toán này đòi hỏi người dân phải sản xuất liên kết, gieo trồng đồng loạt, diện tích tập trung và sử dụng 1 loại giống… Khi thực hiện được việc liên kết hộ, tạo được những cánh đồng mẫu lớn sẽ phun thuốc bằng máy bay không người lái hiệu quả hơn.
Tiếp tục nâng cao cơ giới hóa
Thực tế những năm qua, nông dân tỉnh Long An đã ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất; góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả, giảm thất thoát, chi phí, nâng cao chất lượng nông sản và tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc cơ giới hóa với tỷ lệ cao trên đồng lúa ở Long An đang tập trung chủ yếu trong khâu làm đất và thu hoạch. Tỷ lệ cơ giới hóa ở một số khâu, như: Gieo cấy, chăm sóc, phun thuốc, bón phân… vẫn còn rất hạn chế. Nông dân có tâm lý nếu gieo sạ đồng loạt thì đến khi lúa chín tập trung sẽ không có công thu hoạch. Chính vì vậy, trong vụ đông xuân 2019-2020, có đến 85.670ha diện tích lúa ở Long An gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, từ năm 2013, tinh đã quy hoach vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu với diện tích canh tác hơn 48.000ha ở 25 xã thuộc các huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười. Mục tiêu của chương trình là phát huy lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiêu quả sản xuất và tăng thu nhâp cho người dân.
Theo ông Thiện, để hướng tới xuất khẩu được các sản phẩm chủ lực, việc đẩy mạnh cơ giới hóa rất quan trọng, đặc biệt là các khâu sơ chế, bảo quản, chế biến.
Theo đó, cần có chủ trương, chính sách quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp nói chung, quy hoạch lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng nói riêng để tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất. Tỉnh tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất lúa, đặc biệt là máy thu hoạch và máy sấy lúa nhằm tăng chất lượng hạt gạo.
Gia Lai: Tận mắt xem máy bay không người lái phun thuốc vườn chanh leo 100ha
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến rau quả, Doveco hứa hẹn mang tới sự thay mạnh mẽ cho nền nông nghiệp ở Tây Nguyên, nhất là sản phẩm cây chanh leo.
Chiều 2/7, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai tổ chức đoàn tham quan mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) và Trung tâm chế biến rau quả tại huyện Mang Yang của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco).
Tại đây, nhiều đại biểu không khỏi ngỡ ngàng với quy mô sản xuất tập trung lớn, đặc biệt là ứng ụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, chế biến.
Nông trường chanh dây 100ha của Công ty Đồng Giao - Doveco Gia Lai tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai.
Giới thiệu về vùng chuyên canh chanh leo, ông Đinh Văn Năm - Quản lý nông nghiệp Doveco Gia Lai (thuộc Đội nông trường Ia Phú, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chia sẻ: "Nông trường này, Doveco có 100 ha chanh leo được sản xuất tập trung đã cho thu hoạch, năng suất trung bình 35 tấn/ha/năm. Từ khâu quản lý, chăm sóc đều được áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí. Trong đó, hệ thống tưới nước nhỏ giọt được lắp đặt hết sức bài bản, đặc biệt là công ty đã đầu tư 600 triệu đồng mua thiết bị bay để phun thuốc cho cả nông trường".
Doveco ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, dùng thiết bị bay để phun thuốc cho vườn chanh leo.
Theo kỹ sư vận hành thiết bị bay cho biết, chiếc máy này có thể phun cho 50ha chanh leo trong vòng 12 giờ, lợi hơn so với 25 người phun thủ công. Thiết bị này có thể phun cả ngày lẫn đêm, vừa mang lại hiệu quả cao vừa bảo đảm an toàn người làm.
Thiết bị bay 600 triệu dùng phun thuốc từ trên không, năng suất cao hơn 25 người làm và có thể phun cả ngày lẫn đêm.
Tại huyện Mang Yang, Doveco đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm chế biến rau quả với công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, công suất đáp ứng hơn 50.000 tấn sản phẩm/năm. Bao gồm: Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree, công suất 20.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến rau quả đông lạnh, công suất 22.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến rau quả đồ hộp, công suất 10.000 tấn/năm.
Đây là trung tâm chế biến khép kín, từ liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu đến chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước, xuất khẩu.
Ông Đinh Cao Khuê giới thiệu Trung tâm chế biến rau quả của Doveco tại Gia Lai, công suất chế biến 300 tấn sản phẩm/ngày và mỗi ngày chi 4 tỷ thu mua chanh dây cho nông dân.
Đến nay, tại Gia Lai, Doveco đã liên kết xây dựng vùng nguyên liệu hơn 1.700 ha/ tổng diện tích trên 3.000 ha chanh leo của toàn tỉnh Gia Lai. Riêng, diện tích của Doveco khoảng 400 ha chanh leo, lợi nhuận đạt hơn 280 triệu/ha.
Ông Đinh Cao Khuê tự tin, Doveco sẽ mang lại thay đổi lớn cho nền nông nghiệp ở Tây Nguyên và mang góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây chanh leo, nâng tầm lợi ích cho nông dân.
Ông Đinh Cao Khuê - Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao chia sẻ: Đợt dịch Covid-19 vừa qua, mọi hoạt động của Doveco vẫn diễn ra bình thường, các hoạt động sản xuất và xuất khẩu tương đối ổn định. Trung bình, mỗi ngày Trung tâm chế biến rau quả hoạt động năng năng suất cao với 300 tấn sản phẩm/ngày, thu mua chanh leo ước đạt 4 tỷ/ngày.
Ông Khuê ông mong rằng, "Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững" được tổ chức tại TP. Pleiku ngày 3/7 sẽ có được sự thống nhất, những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao giá trị chanh leo và mang lợi lợi ích cao nhất cho người nông dân.
Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững hứa hẹn sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cho cây chanh leo và nâng tầm giá trị cả trong nước và quốc tế.
Sáng mai 3/7, tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (TP. Pleiku, Gia Lai), Bộ NNPTNT sẽ tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững". Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh chủ lực trồng chanh leo trên cả nước và nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chanh leo.
Nông dân miền Tây mất cả "niềm hy vọng cuối" vì hạn, mặn Trước tình hình hạn, mặn diễn ra nghiêm trọng, nhiều nông dân ở miền Tây đã chủ động tìm cây trồng thích ứng với điều kiện canh tác khó khăn. Tuy nhiên, mùa hạn mặn kỷ lục năm nay kéo dài hơn, khiến mọi hy vọng của nông dân đã phá sản. Phá sản vì hạn mặn Nằm cạnh con đê sông Vàm...