Long An: Cần thêm gần 2.400 tấn gạo hỗ trợ cho công nhân, lao động tự do
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Long An, UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ gạo cho công nhân, người lao động tự do đang tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh Long An kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét cấp thêm gần 2.400 tấn gạo. Số gạo này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho gần 160.000 người là công nhân, lao động tự do đang tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, định mức hỗ trợ mỗi người 15kg gạo.
Theo bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Long An thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 19/7 đến nay. Do vậy, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân, người lao động đang ở trong các khu nhà trọ.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương rà soát các đối tượng khó khăn trên địa bàn nhằm kịp thời hỗ trợ, đảm bảo yêu cầu không để ai bị thiếu ăn. Qua rà soát, toàn tỉnh có gần 160.000 công nhân, người lao động đang tạm trú trong các nhà trọ gặp rất nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội.
Việc kịp thời hỗ trợ gạo sẽ góp phần giảm bớt khó khăn, tạo tâm lý an tâm cho người dân khi thực hiện Chỉ thị 16.
Trước đó, tỉnh Long An đã được cấp 807 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng phân bổ số gạo này để hỗ trợ kịp thời cho hơn 17.600 hộ nghèo, cận nghèo với 53.800 nhân khẩu.
Trên 365.000 trường hợp ở TP Hồ Chí Minh đã thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 1/8, đã có trên 365.000 trường hợp người lao động, hộ kinh doanh, thương nhân ở các chợ truyền thống đã thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ của thành phố và trung ương do tác động của dịch COVID-19.
Bên cạnh việc chi hỗ trợ theo chính sách, Ủy ban MTTQ phường 9, Quận 3, còn trao nhiều phần quà gồm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người yếu thế, hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đó, có 311.619/311.619 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm đã nhận được hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương với kinh phí hơn 467,428 tỷ đồng (đạt tỷ lệ hoàn thành 100%). Trong đó, thành phố Thủ Đức là địa phương chiếm tỷ lệ đông nhất với 32.276 người, kế đến là quận Bình Thạnh với 28.458 người; ít nhất là huyện Nhà Bè với 4.103 người; huyện Cần Giờ, Quận 3 và quận Phú Nhuận, mỗi đơn vị trên 5.000 người.
Các địa phương cũng đã hoàn thành 100% việc chi hỗ trợ cho 5.563 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động với kinh phí hơn 11,2 tỷ đồng. Theo đó, 6 địa phương có các trường hợp này gồm: Quận Gò Vấp (với 4.978 hộ kinh doanh), Bình Tân (441 hộ), huyện Hóc Môn (57 hộ), Quận 8 (47 hộ), Quận 12 (45 hộ), huyện Củ Chi (35 hộ).
Ngoài ra, các địa phương cũng đã hỗ trợ 10.432/12.554 thương nhân tại các chợ truyền thống (đạt tỷ lệ 83,10%) với kinh phí hơn 15,7 tỷ đồng.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, Thành phố cũng đang tiếp tục thống kê số lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố gồm: Bảo mẫu, thợ hồ, sửa xe, xe ôm công nghệ, bán báo dạo... Ngay sau khi được thông qua chi từ nguồn Quỹ phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương sẽ tiến hành chi hỗ trợ ngay cho các trường hợp này để đảm bảo đời sống cho người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Cùng với việc chi hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố, TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chi hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành 100% chính sách giảm đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ 38.214/46.238 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với kinh phí hơn 77,3 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 82,65%). Đồng thời, hỗ trợ 141/1.259 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với kinh phí 291,8 triệu đồng (đạt tỷ lệ 11,20%).
Liên quan đến cùng lúc Thành phố triển khai thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố và Nghị quyết 68 của Chính phủ, ông Lê Minh Tấn cho biết, trong trường hợp người thụ hưởng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố và Nghị quyết 68 của Chính phủ, thì chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất. Trường hợp đã hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 và sau đó nếu đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết 68, người thụ hưởng sẽ được hỗ trợ bổ sung cho bằng mức theo quy định...
TP HCM đề xuất chi hơn 9.200 tỷ đồng giúp người khó khăn Với lý do dịch kéo dài, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 9.247 tỷ đồng hỗ trợ nhiều hộ nghèo, lao động tự do, làm thuê, gia đình chính sách. Trong tờ trình vừa gửi UBND TP HCM, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị quyết 09 đã có hai gói hỗ trợ...