Long An: Bứt phá với nhiều chính sách đặc thù giúp các xã nghèo
Tỉnh Long An đang có nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ các xã nghèo hoàn thành Chương trình NTM. Phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Liêm (ảnh) – Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Long An, về vấn đề này.
Xin ông cho biết, hiện tỉnh Long An đã triển khai Chương trình xây dựng NTM ra sao?
- Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, cả hệ thống chính quyền tỉnh đã vào cuộc để vận động ban ngành, đoàn thể, nhân dân tham gia. Và người dân đã rất đồng thuận tham gia với việc đóng góp công sức, tiền của rất lớn.
Tính đến nay, Long An có 67/166 xã đạt chuẩn NTM. Kế hoạch là đến năm 2020 tỉnh sẽ có 86/166 đạt chuẩn NTM. Hiện, bình quân 15 tiêu chí/xã.
Được biết, để đẩy nhanh hoàn thành Chương trình NTM, tỉnh đã chọn giải pháp tăng thu nhập cho người dân nông thôn thông qua tái cơ cấu nông nghiệp?
- Đúng vậy! Tỉnh đã xây dựng chương trình tái cơ cấu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng NTM với các vùng chuyên canh, như: Thanh long, chanh, rau sạch…, cũng như xúc tiến thương mại, liên kết làm ăn giúp thu nhập nông dân được nâng cao, đời sống tốt hơn, tạo điều kiện cho nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng NTM. Hiện, có những địa phương thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng/người/năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng phải xác định rằng, trước tình hình giá cả nông sản bấp bênh, kinh tế hợp tác mới ở bước đầu… tỉnh phải tiếp tục xây dựng khu vực nông nghiệp để phát triển bền vững.
Long An có một số địa phương có xuất phát điểm làm NTM thấp, tỉnh có kế sách gì nhằm hỗ trợ các địa phương này?
- Tỉnh có 20 xã biên giới, vùng Đồng Tháp Mười với kết cấu hạ tầng, thu nhập, tỷ lệ nước sạch thấp… Hay như trường học cho các địa phương công nghiệp hóa như: Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Giuộc, Cần Đước… đang gặp khó khăn do áp lực lao động nhập cư…
Tỉnh đã có chủ trương, chính sách để giải quyết các vấn đề này. Ngoài cơ chế phân bổ vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Trung ương, tỉnh sẽ phân bổ vốn với hệ số của Trung ương hướng dẫn, như: Vùng biên giới, khó khăn, bãi ngang…
Ngoài ra, Long An cũng đã chọn ra 15 xã khó khăn của tỉnh để hàng năm ưu tiên đầu tư xây dựng NTM. Tỉnh cũng chi 100 tỷ đồng mỗi năm từ nguồn xổ số kiến thiết làm vốn mồi giúp các xã nghèo làm NTM.
Long An đã ban hành bộ tiêu chí nâng cao. Hiện, tỉnh đã triển khai ra sao, thưa ông?
- Đúng là Long An đã ban hành bộ tiêu chí nâng cao cho các xã đạt NTM phấn đấu. Chúng tôi đã đề xuất tỉnh chọn 2 xã làm điểm, là: Phước Hậu (Cần Giuộc) và Hòa Phú (Châu Thành), cũng như phân bổ vốn để 2 xã này hoàn thành tiêu chí nâng cao làm điểm cho các xã khác.
Năm 2015, Long An được Trung ương tuyên dương do thành tích đứng đầu các tỉnh miền Tây Nam Bộ làm NTM. Xin ông cho biết, Long An có những điểm nào trội hơn các tỉnh này?
- Tôi nghĩ, chắc có lẽ lúc đó do Long An có nhiều xã NTM đạt hơn các tỉnh ĐBSCL nên được đánh giá cao mà thôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Him Lam đề xuất thành lập khu kinh tế mở hơn 32.000ha ở Long An
Công ty Cổ phần Him Lam vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An để đề xuất thành lập Khu kinh tế mở với tổng diện tích lên đến 32.300ha trải rộng trên địa bàn 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
Khu kinh tế mở với tổng diện tích lên đến 32.300ha trải rộng trên địa bàn 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
Trong cuộc họp này, dưới sự chủ trì trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Được cùng nhiều lãnh đạo các sở, ngành, đại diện Him Lam Corporation đã báo cáo đề xuất thành lập Khu kinh tế mở trải dài trên 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước với tổng diện tích 32.300ha. Hiện tại, Khu kinh tế này đã đáp ứng được 5/6 điều kiện thành lập.
Theo đại diện Him Lam Corporation, Khu kinh tế mở bao gồm khu nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp và cảng biển quốc tế, ở giữa lõi là khu đô thị. Trong đó, đất đô thị gần 15.000ha, đất công nghiệp - cảng biển gần 5.900ha, đất nông nghiệp công nghệ cao hơn 7.800ha,...
Báo cáo đề xuất thành lập Khu kinh tế mở được các đại diện tỉnh Long An tán thành. Thế nhưng, nhiều đại biểu đề nghị xem xét lại quy mô diện tích đề xuất thực hiện dự án và tên gọi của khu này. Đồng thời, trước khi triển khai cũng cần xem xét đến sự phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng và tính pháp lý của dự án cùng các yếu tố tác động an ninh quốc phòng, rà soát lại các dự án đã và đang thực hiện trong khu vực.
Ngoài ra, cũng trong cuộc họp này, Him Lam Corporation còn đề xuất điều chỉnh công năng 7 khu công nghiệp thành phần trong khu công nghiệp Đức Hòa III (thuộc huyện Đức Hòa).
Vấn đề này cũng được đại diện sở, ngành, địa phương thống nhất với chủ trương, đề xuất điều chỉnh. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị rà soát lại diện tích, phạm vi điều chỉnh từ đất công nghiệp sang đất khu dân cư của khu công nghiệp Đức Hòa III.
Theo Danviet
Xây dựng NTM Hậu Giang: Bám sát thực tế, đi sâu vào thực tiễn "Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; cảnh quan, môi...