Long An “bơm” hơn ngàn tỷ để nuôi con “5 ăn, 5 thua”
Tỉnh Long An đã quyết định “bơm” 1.244 tỷ đồng vào dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao với hy vọng có vùng nuôi tôm bền vững.
Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An Nguyễn Thị Phương Khanh xác nhận, để phát triển ổn định vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng hạ, như: Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ, tỉnh đã triển khai Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh giai đoạn 2020-2025.
Trong việc nuôi tôm thương phẩm, tỉnh sẽ tập trung ứng dụng công nghệ nuôi mới, như: Biofloc, nuôi tôm 2 giai đoạn, tuần hoàn tiết kiệm nước…; nuôi tôm theo quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC… để nâng cao chất lượng, giá trị, tạo lập thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Ông Nguyễn Thành Lập (Long Hựu, Cần Đước, Long An) ngao ngán nhìn ao tôm đang “treo” sau vụ tôm thất bại.
Mục tiêu trong năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh Long An là hơn 6.800 ha (200 ha nuôi theo công nghệ cao), sản lượng đạt trên 15.000 tấn với giá trị đạt trên 1.180 tỷ đồng.
Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ là 4.400 ha (nuôi tôm công nghệ cao 500 ha); sản lượng hơn 16.500 tấn với giá trị đạt trên 1.300 tỷ đồng.
“Tỉnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả diện tích nuôi tôm nước lợ hiện có; tổ chức lại sản xuất dựa trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng, giá trị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, bà Khanh cho biết.
Với nhiều nông dân ở vùng hạ tỉnh Long An, nuôi tôm như một ván bài “5 ăn, 5 thua”.
Video đang HOT
Theo UBND huyện Cần Đước, thực hiện Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh giai đoạn 2020-2025, UBND tỉnh hỗ trợ Cần Đước trên 285 tỉ đồng để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi tôm công nghệ cao.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh Long An thả nuôi hơn 1.667ha tôm, đạt 23,5% kế hoạch, bằng 75,6% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, diện tích tôm thiệt hại hơn 33ha.
Ghi nhận cho thấy, hiện trên địa bàn các huyện có nuôi tôm của tỉnh Long An nông dân đã “treo” ao, máy sục đảo ôxy nằm chỏng chơ..
Nông dân ở Cần Đước thu hoạch tôm.
Theo Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Trụ Đoàn Văn Hoàng, huyện có diện tích ao nuôi tôm trên 660ha. Từ đầu năm 2020 đến nay, tổng diện tích tôm bị thất bại gần 6ha.
“Hiện, trên địa bàn một số vùng được quy hoạch nuôi tôm nhưng cũng chưa được đầu tư bài bản vì kinh phí đầu tư tốn kém hàng chục tỉ đồng mỗi vùng”, ông Hoàng thông tin.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An Nguyễn Thanh Toàn cho biết, thời gian qua, người nuôi tôm trên địa bàn bị ảnh hưởng rất nhiều vì tình hình biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn kéo dài, ô nhiễm môi trường và giá cả bấp bênh…
TT-Huế: Khốn khổ, 1.200 tấn tôm nuôi trên cát chờ...giải cứu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu các ban ngành có biện pháp "giải cứu" khoảng 1.200 tấn tôm chân trắng nuôi trên cát ven biển đang "bí đầu ra".
Tiến thoái lưỡng nan
Ông Trần Tăng ở xã Điền Hương (huyện Phong Điền) nan giải: Tôm đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng không có ai mua, hoặc có người mua giá quá thấp nên các hộ nuôi không thể bán vì sợ thua lỗ. Khi tôm đạt kích cỡ thu hoạch sẽ hao tốn lượng thức ăn rất lớn nên càng để lâu càng tăng chi phí đầu tư.
Người dân nuôi tôm trên cát đang đứng trước cảnh "tiến thoái lưỡng nan", thu hoạch tôm bán bị lỗ đã đành, giữ tôm lại nuôi chờ tăng giá cũng bị lỗ, nguy cơ rủi ro rất cao.
Tôm nuôi trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến kỳ thua hoạch nhưng không thể tiêu thụ.
Các thương lái chia sẻ, lâu nay tôm nuôi trên cát ở Ngũ Điền nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung không đạt chất lượng, kích cỡ để xuất khẩu theo quy chuẩn, yêu cầu của thị trường. Sản phẩm của người dân chủ yếu tiêu thụ trong nước, chế biến các món ẩm thực phục vụ tiệc cưới, liên hoan, các nhà hàng, khách sạn.
Từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, các tiệc cưới, liên hoan bị hạn chế rất lớn, các nhà hàng, khách sạn không thu mua sản phẩm nên tôm nuôi không thể tiêu thụ.
Vụ này, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nuôi khoảng 500 ha tôm chân trắng trên cát ven biển, phần lớn tại vùng Ngũ Điền chiếm khoảng 400 ha, còn lại các huyện Phú Vang, Phú Lộc.
Do thời vụ, thời điểm thả nuôi của các hộ dân không thống nhất nên nhiều diện tích đến nay vẫn chưa thu hoạch. Trong khi đó, các diện tích thu hoạch những ngày sau tết đã tiêu thụ tốt, giá tuy không cao nhưng vẫn có lãi, nhiều hộ lãi 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
Với các diện tích thả giống muộn, đến thời điểm này mới đến thời kỳ thu hoạch (ước sản lượng 1.200 tấn) nhưng "bí đầu ra" vì thị trường tiêu thụ rất hạn chế, giá tôm thấp.
Ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ngũ Điền chưa thể thu hoạch vì "bí đầu ra"
Tìm nơi bao tiêu sản phẩm tôm nuôi trên cát cho người dân
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trương Văn Giang thông tin, thời điểm này, các sản phẩm thủy, hải sản đánh bắt tự nhiên trên biển và đầm phá vẫn đang tiêu thụ tốt, giá cả tương đối ổn định, chưa có vấn đề gì đáng lo ngại.
Các loại thủy sản nuôi (ngoài tôm) như cua, cá "đặc sản", cá nước ngọt chủ yếu tiêu thụ trước, trong và sau tết; hiện sản lượng đang cho thu hoạch còn rất ít, không ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ cũng như giá cả.
Đối với các loại thủy sản chưa thể thu hoạch do không tiêu thụ được, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương vận động người dân giữ lại nuôi; đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn, phòng trừ dịch bệnh, điều phối lượng thức ăn hợp lý (có thể giảm) nhằm hạn chế chi phí đầu tư. Các hộ thường xuyên kết nối, liên hệ với các chủ nhà hàng, khách sạn để tiêu thụ sản phẩm khi họ có nhu cầu.
Để "giải cứu" khoảng 1.200 tấn tôm tại vùng Ngũ Điền, UBND huyện Phong Điền tiến hành nâng cấp Hợp tác xã Nuôi tôm Phong Hải, có trách nhiệm thu mua và liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Chi cục Thủy sản (CCTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang hỗ trợ, liên hệ với Công ty CP Chăn nuôi CP để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Giá cả tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng sản phẩm theo quy định của công ty, song đảm bảo "đôi bên cùng có lợi", hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
CCTS cũng đã liên hệ, làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP để có hướng phát triển bền vững nuôi tôm trên cát ven biển. Sắp đến, CCTS sẽ mời đại diện công ty đến giới thiệu các quy định nuôi tôm an toàn, thu mua sản phẩm tại Phong Điền.
Theo đó, các bên sẽ tổ chức liên kết, hợp tác nuôi tôm công nghệ cao thí điểm tại một số hộ, sau đó nhân rộng toàn vùng. Riêng đối với thủy sản nuôi đầm phá, CCTS tỉnh cũng đã kết nối với siêu thị BigC để tiêu thụ sản phẩm, giá ổn định cho người dân.
Hoàng Triều
Cá bè trên sông Tiền chết nhiều, chưa rõ nguyên nhân Nhiều bè cá của các hộ dân trên sông Tiền chuẩn bị thu hoạch thì bị chết nhiều chưa rõ nguyên nhân. Tình trạng này kéo dài hơn nửa tháng nay khiến người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ. Từ cuối tháng 4 đến nay, nhiều bè điêu hồng trên sông Tiền ở cồn Thới Sơn, cồn Tân Long, TP Mỹ Tho...