London, một mùa Giáng sinh khác lạ
Năm nay, người dân London (Vương quốc Anh) đón Giáng sinh trong một khung cảnh đặc biệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Thành phố trầm lặng trong tiết trời giá lạnh và mưa phùn. Không có hội chợ bán hàng Giáng sinh với tiếng nhạc rộn ràng và người xem đông chật. Không có khu vui chơi Winter Wonderland lung linh sắc màu tại Công viên Hype Park vốn luôn lèn chặt người đến chơi trong dịp này mỗi năm. Thậm chí, các cửa hiệu, nhà hàng cũng đều đóng cửa im lìm, chỉ còn ánh sáng lấp lánh của đèn trang trí.
Đường phố Oxford vắng bóng người qua lại.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh hồi đầu tháng 3, Chính phủ Anh đã buộc phải áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa các cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu trong thời gian dài. Sau đợt phong tỏa toàn quốc lần hai kết thúc vào ngày 1/12 vừa qua, Chính phủ Anh thiết lập lại hệ thống phòng chống dịch COVID-19 theo 3 cấp độ và dự tính cho phép nới lỏng các biện pháp giãn cách trong vòng 5 ngày để các hộ gia đình có thể cùng nhau đón Giáng sinh.
Người dân Anh đón nhận tin tức này bằng niềm hứng khởi với tâm lý được cởi trói sau chuỗi tháng ngày dài bí bách, bị bó buộc và khát khao mong đợi được tụ họp cùng những người thân, bạn bè trong bữa tối Giáng sinh ấm áp. Các con phố chính của thủ đô London như Bond Street, Oxford Street, Regent Street, Piccadilly Circus được trang hoàng rực rỡ bằng những dãy đèn trang trí hình thiên thần bay đặc trưng. Cây thông tươi khổng lồ lấy từ rừng Na Uy cũng đã được đưa về dựng tại quảng trường Trafagar và chăng đèn lấp lánh để sẵn sàng phục vụ người dân đón Giáng sinh và Năm mới 2021.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV2, vừa được gọi tên là VUI-202012/01, đã phả hỏng mọi thứ. Số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tăng chóng mặt. Điều này đã buộc Chính phủ Anh vội vã phải tăng mức giãn cách xã hội lên cấp độ 4 đối với gần như toàn bộ vùng England từ ngày 20/12, hủy bỏ kế hoạch nới lỏng quy định cho phép 5 ngày tụ tập trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh và yêu cầu người dân ở trong nhà, không được đến nhà nhau, không được tụ tập ngay cả ngoài trời, các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa.
Quyết định được đưa ra đột ngột trong chiều muộn ngày cuối tuần và có hiệu lực ngay ngày hôm sau đã khiến người dân choáng váng, làm đảo lộn mọi dự tính. Hàng nghìn người sống ở các tỉnh vội vã rời khỏi London ngay trong đêm trước khi thủ đô bị phong tỏa, gây ra cảnh nhốn nháo tại các nhà ga, cảnh tượng được miêu tả giống như “vùng chiến sự”. Ga St. Pancras đông nghịt người chen lấn, lao qua cửa soát vé để kịp lên tàu rời thủ đô. Các ngả đường cao tốc dẫn ra khỏi London, đặc biệt là tuyến đường A40 cũng bị tắc nghẽn, xe hơi ùn ứ thành hàng dài nhiều cây số. Bên cạnh đó, các cửa hàng làm đẹp, trong đó có các tiệm nail do người Việt làm chủ đã phải tăng ca làm đến tận nửa đêm để phục vụ lượng khách hàng tăng đột biến thay vì đóng cửa vào lúc chiều tối như mọi khi mà vẫn không đáp ứng hết được nhu cầu.
Cây thông Noel tại Quảng trường St.James.
Hàng loạt các quốc gia cũng đồng loạt đóng cửa biên giới hoặc hủy các chuyến bay thương mại tới Anh do lo ngại biến thể mới. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng nghìn người đang đi làm ăn xa sẽ không thể trở về Anh để đón Giáng sinh cùng với gia đình, cũng có hàng nghìn người đang ở Anh chẳng thể đoàn tụ cùng người thân trong dịp lễ quan trọng cuối năm này. Cô bé Inayah, 10 tuổi, sẽ không được gặp bố trong dịp Giáng sinh, vì bố em hiện đang làm việc tại Pakistan và nước này đã hủy các chuyến bay đến Anh. Cậu bé Stefan, 11 tuổi, sống cùng bố mẹ tại Scotland, cũng sẽ không thể quay về đón Giáng sinh với ông bà tại Ba Lan. Biến chủng mới dường như khiến Anh trở thành hòn đảo bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Với biện pháp giãn cách mới, các tuyến phố vẫn lung linh nhưng nay vắng bóng người qua lại. Các tuyến tàu điện ngầm, xe buýt hai tầng vẫn miệt mài hoạt động nhưng chỉ vài người đi, trên đường cũng chỉ lác đác vài ô tô lặng lẽ phóng vút đi. Cây thông tại Quảng trường Trafagar đứng lẻ loi một mình trong ánh đèn đường heo hắt, trái ngược hẳn với điểm nhấn của một London phồn hoa bậc nhất châu Âu trong mùa Giáng sinh với các buổi biểu diễn đồng ca, chợ bán đồ thủ công truyền thống và đông nghịt du khách mỗi năm. Tất cả tạo nên một bầu không khí tĩnh mịch, buồn tênh và một Giáng sinh khác biệt, có như chẳng có, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Các cửa hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa để phòng, chống dịch.
Quy định giãn cách mới cũng tác động không nhỏ đến các cửa hàng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp vốn trông chờ vào dịp Giáng sinh để tăng thêm nhu nhập sau thời gian dài phải đóng cửa. Anh Tuấn Phương, chủ một tiệm nail tại Kingston, London, cho biết: “Khoảng thời gian này mọi năm thường là lúc các cửa hàng nail bận rộn nhất trong năm do người dân có nhu cầu làm đẹp để đón Giáng sinh và Năm mới. Năm nay, do dịch COVID-19, các tiệm nail chỉ mở cửa được vài tháng và rất hy vọng vào dịp Giáng sinh để tăng thêm nhu nhập nhưng cũng lại phải đóng cửa”.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng khiến cách đón Giáng sinh tại London khác lạ hơn mọi năm. Để đảm bảo giãn cách và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, người dân sẽ chỉ đón Giáng sinh ở trong nhà nên việc trang trí nhà cửa được chú trọng hơn. Cây thông tươi được bán bày từ rất sớm và nhiều hơn; các quầy bán đồ trang trí cây thông, đèn nhấp nháy, nến thơm tại các siêu thị được nhiều người mua. Ngoài ra, lượng thực phẩm, đồ uống cũng được tiêu thụ mạnh trong dịp này. Tại các chuỗi siêu thị lớn như Sainbury và Tesco, không khó để bắt gặp cảnh tượng trống trơn tại các quầy bán rau tươi và thịt. Đây có lẽ cũng là cơ hội cho các thành viên trong gia đình được gần gũi, gắn kết với nhau hơn, để vượt qua khó khăn sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài trong năm mới.
Và giữa bộn bề khó khăn ấy, những ánh đèn trang hoàng trên khung cửa sổ mỗi nhà tại thành London cổ kính vẫn sẽ thắp lên hy vọng về một năm mới bình an.
'Món tủ' của người Nhật Bản trong lễ Giáng sinh suốt 50 năm qua
Tiệc Giáng sinh của nhà Takako Tomura tại Yokohama sẽ có cây thông để trẻ con trang trí, người lớn thì nâng rượu, trao quà và cả gia đình sau đó quay quần để thưởng mức món ăn phổ biến nhất tại Nhật Bản trong dịp lễ này: gà rán KFC.
Người dân xếp hàng tại một cửa hiệu KFC ở Nhật Bản. Ảnh: DW
Cũng giống như các ngày lễ của phương Tây khác như Halloween và Valentine, người Nhật Bản nhiệt tình chào đón Giáng sinh. Hãng DW (Đức) cho biết đêm Giáng sinh còn được coi là một trong những ngày lãng mạn nhất năm tại Nhật Bản. Các nhà hàng và khách sạn thường được đặt trước từ nhiều tháng.
Nhưng có một điều đặc biệt hơn cả là truyền thống gọi KFC trong lễ Giáng sinh tại Nhật Bản. Cô Tomura (40 tuổi) chia sẻ: "Tôi luôn đặt KFC vào Giáng sinh bởi đó là điều cha mẹ tôi vẫn hay làm. Khi tôi còn nhỏ, điều này thực sự là phần thưởng và chúng tôi thường không hay đến các nhà hàng. KFC là món ăn phương Tây".
Câu chuyện của KFC gắn liền với Giáng sinh tại Nhật Bản bắt nguồn từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, KFC mở cửa hàng đầu tiên tại Nhật Bản và là nơi thu hút người nước ngoài. Quản lý nhà hàng khi đó Takeshi Okawara nghe được rằng nhiều người nước ngoài phàn nàn vì không thể kiếm được gà tây tại Nhật Bản để tổ chức tiệc Giáng sinh. Do vậy, ông Okawara liền nảy ra ý tưởng phục vụ món gà KFC thay thế gà tây truyền thống.
Năm 1974, chiến dịch Giáng sinh của KFC nổi tiếng khắp cả nước với khẩu hiệu "Kentucky cho Giáng sinh". Kết hợp với chiến dịch quảng cáo thông minh, những miếng gà rán của KFC dần đồng nghĩa với Giáng sinh Nhật Bản.
Bà Tomoko Ooko (67 tuổi) tại tỉnh Saitama hồi tưởng: "Bố đã mang một hộp gà KFC về khi tôi còn là thiếu niên vào thập niên 70, điều đó thật khác biệt và thú vị. Nó đã trở thành truyền thống tại gia đình chúng tôi, ngay cả khi tôi biết rằng các nước khác không ăn KFC trong Giáng sinh. Tôi đã bất ngờ khi nghe thấy điều này".
Cách đây khoảng 10 năm, McDonald Nhật Bản đã phát động chiến dịch tương tự thu hút người đam mê đồ ăn nhanh. Nhưng ngay cả khi McDonald có nhiều cửa hiệu hơn KFC tại Nhật Bản thì người dân nước này vẫn trung thành với truyền thống 50 năm thưởng thức gà giòn KFC trong Giáng sinh.
Khung cảnh Hàn Quốc trong dịp Giáng sinh: Hoang vắng, đóng cửa tất cả các địa điểm, không tụ tập quá 5 người Nếu không chặn được xu hướng lây nhiễm COVID-19 hiện nay thì thủ đô Seoul sẽ rơi vào tình cảnh tương tự như New York (Mỹ), London (Anh Hàn Quốc từ ngày 22/12 vừa qua đã thắt chặt các hạn chế trên toàn quốc đối với tụ tập và đi lại, để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba của đất...