London lên đèn lung linh nhưng không ai ra đường
London trong những ngày phong tỏa, mọi thói quen sinh hoạt ở thành phố không ngủ thay đổi hoàn toàn. Các con phố huyên náo giờ trở nên vắng lặng, xa lạ với người dân thủ đô.
Tối 23/4, Anh đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần để ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan. Theo sắc lệnh mới, người dân phải ở trong nhà, chỉ được phép ra ngoài trong trường hợp cần thiết như mua nhu yếu phẩm, thuốc men, khám sức khỏe và đến cơ quan làm việc nếu không thể giải quyết ở nhà. Người dân được phép ra khỏi nhà tập thể dục một lần mỗi ngày.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố cấm việc tụ tập từ 2 người trở lên trừ những người sống cùng một nhà. Các cửa hàng không thiết yếu, khu vui chơi, thư viện sẽ phải đóng cửa.
Ông Johnson cho biết đây là “thời khắc khẩn cấp quốc gia”, mối đe dọa lớn nhất trong nhiều thập kỷ và đã ra lệnh cho c ảnh sát thực thi nghiêm khắc. “Nếu các bạn không tuân theo các quy tắc, cảnh sát có quyền để thực thi chúng, bao gồm phạt tiền hoặc giải tán các cuộc tụ tập”.
Theo Guardian, ông Johnson đã công bố sắc lệnh này do áp lực từ chính nội các của mình cũng như hai đảng, đảng Bảo thủ và Công đảng Anh. “Mỗi người trong chúng ta bây giờ bắt buộc phải đồng lòng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ các nhân viên của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và cứu hàng nghìn mạng người”, thủ tướng Anh phát biểu.
Bộ Ngoại giao đã kêu gọi công dân Anh ở nước ngoài trở về nước sớm nhất có thể. Hiện có khoảng 1 triệu người Anh đang đi du lịch, công tác và làm việc ở nước ngoài.
Video đang HOT
Các biển hiệu sáng đèn trên con phố thường đông đúc người qua lại giờ không có nổi một bóng người.
Những chiếc xe đạp phục vụ người dân London nay cũng “thất nghiệp”. Đài phun nước vẫn chảy và rọi đèn nhưng không ai xem.
Các nhà hát, rạp xiếc, rạp phim không người ra vào trong lệnh phong tỏa.
Chỉ còn người vô gia cư nằm ngủ bên mặt hồ phẳng lặng.
Các nhà hàng vốn nhộn nhịp ở khu phố Tàu đã đóng cửa im ỉm.
Trạm xe buýt trên phố Regents chỉ có duy nhất một người đứng chờ.
Hạnh Vũ
Cảnh sát Anh bị chỉ trích 'quấy rối' dân trong Covid-19
Các cố vấn khoa học cấp cao Anh cho rằng không có bằng chứng nCoV lây truyền qua người tắm nắng và đề nghị cảnh sát không "quấy rối" họ.
Chính phủ Anh dự kiến kéo dài các biện pháp phong tỏa khi số người tử vong do Covid-19 tiếp tục tăng lên hơn 11.000 và đỉnh dịch dự kiến diễn ra trong hai tuần tới. Nhóm Cố vấn Khoa học về Các tình huống khẩn cấp (Sage) của chính phủ Anh sẽ nhóm họp vào ngày 15-16/4 để đánh giá hiệu quả của lệnh phong tỏa sau ba tuần được Thủ tướng Boris Johnson ban bố.
Sage, do cố vấn trưởng Patrick Vallance đứng đầu, được cho là sẽ khuyến khích nội các Anh duy trì lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, các cố vấn của Sage cho rằng một số quy định có thể được nới lỏng từ bây giờ để giúp người dân nâng cao sức khoẻ mà không khiến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong gia tăng.
Họ bày tỏ bất bình trước việc cảnh sát đóng cửa công viên, dọa bắt những người tắm nắng và thậm chí yêu cầu mọi người ở trong nhà, không được ra sân trước.
Cảnh sát nhắc nhở hai người tắm nắng ở công viên Greenwich, London. Ảnh: PA
Giáo sư Robert Dingwall, một nhà xã hội học đã có 30 năm cố vấn cho chính phủ Anh, khẳng định rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy người tắm nắng có thể lây nhiễm cho người khác nếu họ duy trì khoảng cách 2 mét, hay thậm chí gần hơn.
"Nếu là tôi, tôi sẽ ngừng bắt bớ. Tôi nghĩ việc quấy rầy là không phù hợp với những người tắm nắng", ông Dingwall, người thuộc nhóm cố vấn về những virus đường hô hấp mới Nervtag, nhóm cố vấn chính cho Sage, nói.
Theo Dingwall, không có bằng chứng nào tại Nervtag cho thấy nCoV có thể lây truyền mạnh ở không gian ngoài trời: "Xác suất lây truyền từ một người đang chạy bộ sang bạn là bằng 0".
Ông cho biết cơ sở của quy định giãn cách 2 mét là các nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm, cho thấy nCoV lây lan ở khoảng cách một mét. Việc gấp đôi khoảng cách lên 2 mét là để đảm bảo an toàn.
Một nhà khoa học cấp cao giấu tên của chính phủ ủng hộ quan điểm của ông Dingwall.
"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào chứng minh nCoV lây truyền ngoài trời (nhưng có nhiều bằng chứng về lây truyền trong nhà). Điều đó không có nghĩa là việc lây truyền ngoài trời không thể xảy ra, vì chắc chắn nó có thể xảy ra nếu một người nhiễm bệnh tiếp xúc gần với người dễ mắc bệnh", ông nói. "Tuy nhiên nếu giãn cách xã hội được duy trì và những người có triệu chứng không tìm mọi cách ra ngoài, nguy cơ lây nhiễm ngoài trời thực sự rất thấp".
Trên trang web của chính phủ Anh có rất ít thông tin về Sage. Nhóm cố vấn này được cho là gồm khoảng 20 nhà khoa học, trong đó có các nhà dịch tễ và toán học hàng đầu, chịu trách nhiệm đưa ra những tư vấn kịp thời cho nội các Anh. Nhóm này được đánh giá là có tầm ảnh hưởng với nội các khi Thủ tướng Johnson nhiều lần khẳng định các quyết sách ứng phó với Covid-19 phải dựa trên khoa học.
Giáo sư Neil Ferguson, nhà dịch tễ học của đại học Hoàng gia London, người từng dự đoán số ca tử vong ở Anh có thể lên tới 250.000 người nếu dịch bệnh vượt tầm kiểm soát, được cho là từng tham dự các cuộc họp của Sage với các bộ trưởng.
Cũng cố vấn cho Sage là Jeremy Farrar, giám đốc Quỹ Wellcome, người cuối tuần trước cảnh báo Anh "có thể là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu".
Việc chấm dứt, hay ít nhất nới lỏng lệnh phong tỏa, sẽ là một quyết định hệ trọng với ông Johnson và nội các Anh. Khi vẫn chưa có vaccine, các chuyên gia lo ngại một đợt bùng phát dịch thứ hai và thứ ba có thể xảy ra ở Anh vào mùa thu và mùa đông năm nay, kéo dài sang năm 2021.
Trong những tuần và tháng tới, Sage sẽ được triệu tập để tư vấn cho các bộ trưởng về chiến lược khôi phục nền kinh tế, hoặc ít nhất là hạn chế thiệt hại của nền kinh tế, cho trẻ em quay lại trường học nhưng vẫn phải đảm bảo giảm số người chết.
Các nguồn tin cho rằng chính phủ Anh có thể nới lỏng các quy định phong tỏa vào giữa tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng nhấn mạnh điều này phụ thuộc vào số ca nhiễm mới có suy giảm rõ rệt hay không. Nước này hiện ghi nhận hơn 88.600 ca nhiễm nCoV, hơn 11.300 ca tử vong.
Anh Ngọc
Thủ tướng Anh đi dạo cùng hôn thê Thủ tướng Boris Johnson lần đầu ra ngoài sau khi xuất viện, cùng hôn thê Carrie Symonds dạo bộ trong dinh thự ở ngoại ô London. Ông Johnson đã cùng bà Symonds và chó cưng Dilyn đi dạo một đoạn ngắn trong sân của dinh thự Chequers hôm 13/4. Họ vừa đoàn tụ sau hai tuần lãnh đạo Anh điều trị Covid-19 tại...