Lộn xộn xung quanh vụ một luật gia đòi tiền “hứa thưởng” 145 tỉ đồng ở TPHCM
Xuất cảnh, ngôi nhà được Nhà nước quản lý theo diện “nhà vắng chủ”, rồi từ nước ngoài, gia đình này quay lại Việt Nam làm đơn xin lại nhà. Gặp luật gia tư vấn về pháp luật, rồi đến hợp đồng hứa thưởng trị giá 35% tổng trị giá nhà và đất.
Tuy nhiên, xung quanh chuyện ngôi nhà này, đã xảy ra nhiều tranh chấp và phải chờ tòa phán quyết.
Ngôi nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3.
Sau nhiều năm thụ lý vụ án dân sự, ngày 27.1, TAND TPHCM đã xét xử vụ kiện đòi tiền hứa thưởng lên đến 145 tỉ đồng của một luật gia và nhiều yêu cầu xung quanh, liên quan đến ngôi nhà số 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3. Diễn biến vụ kiện dân sự liên quan đến ngôi nhà số 446-448, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM (hiện là trụ sở ngân hàng ACB), sau 2 buổi đưa ra xét xử (ngày 20 và 27.1), trưa 27.1, TAND TPHCM đã nghị án và cho biết, sẽ tuyên án vào chiều 3.2 tới. Xung quanh ngôi nhà có giá trị hàng trăm tỉ đồng này đã xảy ra tranh chấp với nhiều người và đơn vị.
Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh. Khi gia đình này đi xuất cảnh thì căn nhà được Nhà nước quản lý theo diện “nhà vắng chủ”. Ông Kha mất năm 2004, bà Khanh và ông Nguyễn Đắc Quang (con trai) về Việt Nam xin lại nhà. Năm 2007, bà Khanh làm “hợp đồng hứa thưởng” cho, tặng toàn bộ tài sản nhà, đất cho ông Quang, có làm chứng của Trung tâm Thông tin tư vấn pháp luật Tân Việt (thuộc Hội Luật gia VN), do luật gia Đặng Đình Thịnh – Chánh văn phòng (hiện là GĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP.HCM-Hội Luật gia VN) – ký tên, đóng dấu. Sau đó, ông Quang, bà Khanh làm “hợp đồng hứa thưởng” với luật gia Đặng Đình Thịnh 35% tổng giá trị nhà đất (theo đơn kiện của ông Thịnh đòi tiền thưởng là 145 tỉ đồng). Ngày 28.6.2011, Bộ Xây dựng ra quyết định trả nhà cho bà Khanh. Ngày 4.7.2011, UBND TPHCM cũng ban hành quyết định trả nhà cho bà Khanh.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi ông luật gia Đặng Đình Thịnh: “Hợp đồng hứa thưởng theo ông là hợp pháp không?”, ông Thịnh cho rằng: “Tôi thấy là hợp pháp… vì ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây!”. Tòa hỏi tiếp: “Ông ký hợp đồng hứa thưởng với tư cách gì ?”, ông Thịnh trả lời: “Tôi ký hợp đồng hứa thưởng với tư cách công dân”. HĐXX vặn lại: “Pháp luật có quy định cho việc hứa thưởng để đi đòi nhà không?”, lúc này ông Thịnh cho rằng: “Theo tôi biết, cá nhân, tổ chức thuê ai làm thì ai làm thì có thưởng. Có trường hợp thưởng lên đến 60%…”. Nghe vậy, vị bồi thẩm đoàn, HĐXX liền nói: “Hợp đồng đòi nợ có thưởng thì có, nhưng trường hợp hợp đồng hứa thưởng để chạy nhà thì chưa có”… Lúc này, ông Thịnh cho rằng, đây không phải là hợp đồng hứa thưởng để… chạy nhà!
Xuất phát từ 2009, bà Khanh ký giấy ủy quyền cho ông Quang làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, được quyền quản lý, cho thuê, bán, tặng, nên ông Khanh đã làm văn bản khai nhận di sản thừa kế số 006111 ngày 6.9.2011 và đã làm trước bạ chủ sở hữu ngôi nhà vào ngày 12.9.2011 (sau khi có quyết định trả nhà của Bộ Xây dựng và UBND TPHCM). Liên quan tới ngôi nhà này có nhiều vụ kiện đan xen, phức tạp. Cụ thể, do ông Khanh thực hiện giao dịch với nhiều người, dẫn đến luật gia Thịnh kiện bà Khanh, ông Quang ra toà đòi số tiền “hứa thưởng” lên đến 145 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Đặng Thu Hà nộp đơn kiện ông Quang, bà Khanh vì phá vỡ hợp đồng mua bán nhà, mà ông Quang đã nhận tiền cọc bán nhà với số tiền là 210 tỉ đồng (giá bán 250 tỉ đồng). Ông Quang nộp đơn kiện bà Khanh (con kiện mẹ) về “hợp đồng hứa thưởng cho tặng toàn bộ nhà, đất”. Ngân hàng ACB kiện ông Quang, bà Khanh về “hợp đồng cho thuê nhà 50 năm” do ông Quang, bà Khanh đã ký hợp đồng với ACB và ông Vũ Huy Hoàng kiện đòi 22 tỉ đồng (tiền đặt cọc) do ông Quang ký hợp đồng bán ngôi nhà này cho ông Hoàng.
Theo Chí Hải
Lao động
7 thanh niên bị bắt oan được mời làm thủ tục nhận bồi thường
Liên quan đến vụ 7 thanh niên bị oan sai ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), ngày 9/1, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đã mời anh Trần Hol lên làm các thủ tục để nhận tiền bồi thường oan sai.
Sắp tới, cơ quan công tố cũng lần lượt mời Thạch Mươl, Trần Văn Đỡ, Trần Cua, Thạch Sô Phách, Khâu Sóc và Nguyễn Thị Bé Diễm đến nhận hết số tiền còn lại sau khi trừ tạm ứng.
Theo Trần Hol, trong số 7 người bị bắt giam oan sai nói trên được Viện KSND tỉnh Sóc Trăng bồi thường người nhiều nhất trên 70 triệu đồng, người thấp nhất cũng khoảng 40 triệu đồng. Trong đó, Trần Hol được bồi thường khoảng 74 triệu đồng, trong đó thiệt hại do tổn thất tinh thần 40 triệu đồng, còn lại là thu nhập thực tế bị mất.
Trần Hol cho biết: "Trước đây chúng tôi được Viện KSND tỉnh cho tạm ứng mỗi người 20 triệu đồng. Đến nay, cơ quan này chỉ mời nhận tiền, còn việc xin lỗi công khai thì chưa nghe họ nói sẽ thực hiện vào lúc nào. Chúng tôi cần sự xin lỗi công khai nơi chúng tôi sinh sống để xóa tan mọi mặc cảm với mọi người".
Trần Hol sau khi được minh oan.
Theo hồ sơ vụ án, sáng ngày 6/7/2013, người dân ở ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (chạy xe ôm) nằm chết trên đường. Quá trình truy tìm thủ phạm, công an Sóc Trăng bắt tạm giam 6 thanh niên để điều tra hành vi "Giết người"; riêng Diễm bị bắt về hành vi "Không tố giác tội phạm".
Khi vụ án điều tra xong, các điều tra viên chuẩn bị đề nghị được khen thưởng, hồ sơ chuyển sang cơ quan tố tụng để đưa ra xét xử thì cuối năm 2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến cơ quan công an tại TP.HCM đầu thú. Người này thừa nhận đã thông đồng với Phan Thị Kim Xuyến (16 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) để giết ông Dũng để cướp tài sản.
Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng điều tra làm rõ, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra. Ngày 19/8/2014, Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng phạt 12 năm tù tội Giết người và Cướp tài sản. Đối với Duyên, lúc xảy ra vụ án người này chưa đủ 14 tuổi nên quan tố tụng ở Sóc Trăng đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 năm qua nơi đây nhận được 9 đơn đề nghị bồi thường oan sai. Trong đó đang giải quyết 8 trường hợp, 1 trường hợp vừa giải quyết xong với số tiền bồi thường hơn 99,7 triệu đồng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy trình độ, năng lực của một số kiểm sát viên còn hạn chế trong nhận thức pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc chủ quan trong nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Đã có trường hợp chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm khiến một kiểm sát viên bị khởi tố tội "Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến vụ oan sai của Trần Hol.
Trong vụ 7 thanh niên bị oan sai, 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Dùng nhục hình" là nguyên đại úy Triệu Tuấn Hưng và nguyên thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân. Mới đây cơ quan chức năng đã gia hạn điều tra vụ này thêm 4 tháng. Một cán bộ Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cũng bị khởi tố.
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị rà soát lại các vụ án ở Sóc Trăng
Liên quan đến các vụ oan sai ở Sóc Trăng, ngày 8/1, đoàn giám sát của Quốc hội đã đến Sóc Trăng giám sát tình hình oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại tại tỉnh này.
Báo cáo với đoàn giám sát, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết tính từ cuối năm 2011 đến tháng 9/2014 đã đình chỉ điều tra 40 vụ án với 52 bị can.
Báo cáo về thực trạng gây oan người vô tội trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, Công an tỉnh Sóc Trăng cho rằng nguyên nhân do "sơ suất, chủ quan, nóng vội".
Ông Trần Khắc Tâm (Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng) cho rằng: "Nói nguyên nhân dẫn đến oan sai do chủ quan, nóng vội là chưa thuyết phục, phải chăng trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật của điều tra viên còn hạn chế?".
Nói về vụ 7 thanh niên bị oan sai, ông Trần Khắc Tâm cho rằng, các điều tra viên điều tra vụ án này "đã xây dựng kịch bản, hướng dẫn người ta vô kịch bản để từ vô tội trở thành có tội". Từ vụ án này, ông Tâm đề nghị đoàn giám sát "cho kiểm tra hết các vụ án khác mà có hai điều tra viên điều tra vụ 7 thanh niên vị oan tham gia xem họ có bị oan không".
Ngoài ra ông Tâm cũng đề nghị ngoài trường hợp ông Phạm Văn Lé (đã được đình chỉ điều tra) ở thị xã Vĩnh Châu không có trong báo cáo, đề nghị Công an tỉnh Sóc Trăng rà soát lại "xem còn oan sai nào chưa thống kê không".
Một Luật sư có mặt trong buổi làm việc với đoàn giám sát cũng chia sẻ: "Giới Luật sư chúng tôi rất buồn và thất vọng với hành vi của một số điều tra viên khi họ thiếu tôn trọng luật sư, thậm chí có điều tra viên trong vụ 7 thanh niên đã có văn bản đề nghị xử lý luật sư vì "khi luật sư tham gia vụ án, bị can khai không giống như đã khai với cán bộ điều tra. Một số bị can khi được minh oan trở về có kể với chúng tôi rằng cán bộ điều tra hỏi "lấy tiền đâu để thuê luật sư? Thuê luật sư cũng không giải quyết được gì cả".
Tại buổi làm việc, cán bộ đoàn giám sát cũng hỏi vị đại diện cơ quan điều tra là luật sư có tham gia vào quá trình điều tra vụ án hay không thì vị cán bộ này trả lời là "Có, nhưng ở giai đoạn sau". Giá như luật sư được tham gia từ đầu thì chắc chắn sẽ tránh được oan sai.
PV
Theo Dantri
Loan "dần" chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng, lãnh án 12 năm tù Chiều ngày 5/1, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa mở phiên xét xử sơ thẩm lại bản án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Thị Bích Loan (còn gọi là Loan "dần") với mức án 12 năm tù. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Từ năm 2008 đến...