Lợn vẫn “trần truồng” ùn ùn ra chợ
Trung bình một ngày, hơn 1.000 con lợn được giết mổ tại đây, nhưng tất cả được chuyên chở bằng xe máy ra chợ, không có sự che đậy.
Lợn vẫn trần truồng ra chợ
Sáng sớm 2-2, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Sở NN&PTNT và Công an TP Hà Nội đã thực hiện kiểm tra ATTP tại cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thịnh An – Vạn Phúc, Thanh Trì.Tại thời điểm kiểm tra, lò mổ đang có 22/26 hộ hoạt động giết mổ tấp nập.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Cty CP Thịnh An cho biết, cơ sở giết mổ này trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 1.100 con, trong đó chiếm đến 70-80% là lợn được nhập từ Công ty CP chăn nuôi Việt Nam C.P. “Mặc dù đã gần Tết nhưng lượng lợn giết mổ vài ngày gần đây cũng chỉ tăng rất nhẹ, không đáng kể so với ngày thường”.
Video đang HOT
Cơ sở giết mổ gia súc Thịnh An được thành lập vào tháng 1/2012, gồm một số hộ giết mổ từ lò mổ Thịnh Liệt sau khi đóng cửa chuyển về. Mặc dù đã có 19 ô giết mổ được đầu tư sàn giết mổ bằng inox không gỉ, giúp thoát nước tốt, nhưng vẫn còn đến 7 vẫn thực hiện giết mổ dưới sàn nhà. Thêm vào đó, người tham gia giết mổ vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, nước, tiết và lông chưa được xử lý triệt để. Đặc biệt, lợn sau khi giết mổ được vận chuyển đến các chợ dân sinh vẫn chất chồng 3-5 con trên xe máy, không che đậy, chân lợn quét đất. Những chiếc xe chở lợn đã giết mổ không đảm bảo vẫn ùn ùn đổ ra các chợ từ đây.
Thậm chí ngồi cả lên lợn
Ông Phạm Khắc Diến, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT cho biết, việc kiểm tra cơ sở giết mổ Thịnh An nằm trong kế hoạch thanh kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán của Sở NN&PTNT. “Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo không có thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo ATTP ra thị trường. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những cơ sở giết mổ, chế biến không đảm bảo, vi phạm”.
Việc giết mổ cũng đã có sự tiến bộ hơn, trên sàn inox và có Thú y giám sát
Với cơ sở giết mổ Thịnh An, ông Diến đã nhắc nhở đơn vị quản lý cần khắc phục ngay việc vận chuyển lợn trần, không đảm bảo yêu cầu, mất mỹ quan, đồng thời, người tham gia giết mổ phải được trang bị bảo hộ lao động đảm bảo theo quy định.
Đoàn kiểm tra nhắc nhở một số tồn tại
Cũng sáng cùng ngày, đoàn đã kiểm tra an toàn thực phẩm tại HTX dịch vụ thương mại Đại Lan, xã Duyên Hà, Thanh Trì đối với mặt hàng rau, củ, quả an toàn.
HTX rau an toàn Đại Lan được TP phê duyệt với hơn 50ha, bao gồm khoảng 500 hội viên tham gia. Đây cũng là cơ sở sản xuất, sơ chế rau an toàn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội đang triển khai sản xuất rau an toàn theo VietGap, rau quả được dán tem trước khi ra thị trường.
Tuy nhiên, đại diện HTX cho biết, lượng rau được bán vào các cửa hàng, siêu thị của HTX chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, phần lớn người dân vẫn phải mang ra ngoài chợ tiêu thụ.
Theo xahoi
Chấn chỉnh vệ sinh thực phẩm làng nghề
Ngày 16-1, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TP Hà Nội) phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT đã tiến hành giám sát, kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức).
Qua kiểm tra 2 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc loại lớn ở làng nghề này, gồm Công ty TNHH Việt Thái, Công ty CP Sản xuất và chế biến thực phẩm Toàn Phát tại cụm công nghiệp Chùa Tổng, nhìn chung quy trình đã tương đối đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, đoàn cũng phát hiện, chấn chỉnh một số tồn tại, cụ thể: tại Công ty Việt Thái, các khuôn, khay đựng sô cô la nguyên liệu, thành phẩm bằng nhựa còn bám bụi bẩn, quy trình rửa, tiệt khuẩn các dụng cụ sản xuất cần chấn chỉnh thêm; Tại cơ sở Toàn Phát, kẹo sữa béo thành phẩm trước khi đóng gói được để trong các khay vứt trên nền đất, không có giá đỡ... Đáng chú ý, dù là điểm nóng về công tác ATVSTP song UBND xã chỉ tổ chức kiểm tra ATVSTP theo định kỳ. Theo đánh giá của Đoàn, công tác này phải được tiến hành thường xuyên, đặc biệt chú trọng đến các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vì đây mới chính là những địa điểm ít đảm bảo ATVSTP hơn cả.
Trước đó, đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra tại làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy truyền thống Tranh Khúc (huyện Thanh Trì) và điểm giết mổ gia súc tập trung ở phường Vạn Phúc (quận Hà Đông).
Theo ANTD
Lật tẩy... "lòng tốt" Hiện đang có xu hướng kinh doanh không bình thường diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội: gà được vặt lông, sơ chế, rửa ráy và ủ đá lạnh đem từ nơi giết mổ về thẳng các chợ đầu mối, chợ dân sinh tiêu thụ. Nói không bình thường là bởi, không người tiêu dùng nào biết đích...