Lớn tuổi có nên sinh con?
BS Dương Phương Mai – Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, BV Từ Dũ TP.HCM, cho biết: Tuổi đẹp nhất để sinh con của người phụ nữ là 25 đến 35 tuổi.
Do thiếu hiểu biết hoặc cố tình lạm dụng sự hỗ trợ của y học hiện đại mà thời gian gần đây, tuổi sinh sản được kéo giãn tối đa. Thực tế, không phải lúc nào sinh con cũng khỏe mạnh như ý được, càng lớn tuổi thì càng phải sàng lọc kỹ. Đó là chưa kể đến những nguy cơ mà mẹ và con phải đối mặt trong suốt “hành trình” mang thai và sinh nở.
TS-BS Lê Thị Thu Hà – Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, phụ nữ lớn tuổi sinh con sẽ có nguy cơ cao bất thường của bé, đặc biệt là hội chứng Down. Cụ thể: nguy cơ mắc hội chứng Down là 1/1600 ở tuổi 20; 1/1300 ở tuổi 25; 1/1000 ở tuổi 30; 1/365 ở tuổi 35; 1/90 ở tuổi 40 và 1/30 ở tuổi 45… Bên cạnh đó là nhiều dị tật do các rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi. Trong đó, 2/3 các rối loạn về nhiễm sắc thể có khả năng gây sẩy thai sớm trong hai tháng đầu do dị tật quá nặng.
Dị tật khoèo chân và dị tật tim cũng tăng lên ở con của những bà mẹ lớn tuổi. Tỷ lệ song thai ở người mẹ lớn tuổi cũng gia tăng.
Mặt khác, do tuổi lớn, tử cung có thể không tốt, hoặc do tiền sử mang thai nhiều lần của bà mẹ, cùng với những bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường, nhân xơ tử cung, bệnh về vú… sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thai kỳ, khiến cuộc chuyển dạ khó khăn hơn, khả năng rối loạn cơn gò, khả năng mổ sinh cũng cao hơn.
Chưa hết, ở những thai phụ lớn tuổi, do môi trường tử cung không đạt mức độ lý tưởng cho sự phát triển của bào thai, dễ dẫn đến việc sinh non. Nguy cơ sinh non ở phụ nữ lớn tuổi cao gấp nhiều lần so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
Nguy cơ phát sinh cao huyết áp trong khi mang thai cũng dễ xảy ra với thai phụ lớn tuổi và khả năng giãn tĩnh mạch, tích trữ nước trong quá trình mang thai cũng cao hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, áp lực công việc, xã hội… và nhiều gánh nặng khác cũng tác động nhiều đến tâm lý của sản phụ lớn tuổi hơn sản phụ trẻ, điều này dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ
Thai phụ cần khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm đánh giá sức khỏe của người mẹ và xét nghiệm sàng lọc bất thường thai nhi. Thai phụ càng lớn tuổi, càng phải tuân thủ lịch trình khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết. Do vậy, khi phụ nữ lớn tuổi nhưng vẫn tha thiết sinh con thì phải khám sức khỏe tổng quát; tiêm ngừa các bệnh cần thiết như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B, thủy đậu và nên kiểm tra bệnh phụ khoa và vú đầy đủ trước khi quyết định “bầu bí”.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa thể sàng lọc hết được tất cả các loại dị tật bẩm sinh, nên càng lớn tuổi thì càng phải cân nhắc chuyện sinh con. Để sinh con ở tuổi sau 35 thì sức khỏe của cả hai vợ chồng đều phải thật tốt.
BS Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình, BV Từ Dũ TP.HCM
Có thể trữ lạnh trứng để dành sinh con
Có nhiều trường hợp không thể mang thai ở tuổi lý tưởng buộc phải sinh trễ hơn. Có những trường hợp khó có thai do chức năng buồng trứng giảm khi trên 35 tuổi. Với sự tiến bộ của khoa học, người ta có thể kích thích buồng trứng rồi hút trứng và trữ lạnh, nếu chưa có chồng. Trong trường hợp có chồng, có thể làm phôi và trữ lạnh vì trứng trữ lạnh yếu hơn phôi trữ lạnh. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ trên 45 tuổi.
TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết
(Phó Giám đốc – Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM)
Theo Hương- Hạnh (Phụ nữ Online)
5 điều ngộ nhận về ung thư vú
1. Chỉ những phụ nữ lớn tuổi mới bị ung thư vú (UTV)?Dưới đây là năm điều ngộ nhận mà không ít người thường mắc phải.
Điều này không đúng. Thực tế là nguy cơ UTV gia tăng ở những phụ nữ lớn tuổi, tuy nhiên, theo giới chuyên môn, UTV có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.
2. Nếu có yếu tố nguy cơ UTV, bạn nhiều khả mắc bệnh hơn.
Điều này không đúng sự thật. Trên thực tế, việc phát triển UTV không theo một quy luật nào cả, ngay cả trong trường hợp bạn có một trong những yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn như một gien UTV bất thường.
3. Nếu tiền sử gia đình không có người bị UTV, bạn sẽ không bị bệnh.
Điều này không đúng. Mọi phụ nữ đều đối diện vài nguy cơ phát triển UTV. Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ bị UTV không thuộc diện tiền sử gia đình có người bị bệnh này.
Quá trình lão hóa của cơ thể khi về già chính là yếu tố nguy cơ cao nhất khiến phụ nữ dễ mắc bệnh UTV.
Tất cả những yếu tố nguy cơ chỉ liên quan chút ít tới khả năng bị UTV, chứ không tới mức như bạn nghĩ. (ảnh minh họa)
4. Chỉ khi tiền sử gia đình bên mẹ có người bị UTV mới ảnh hưởng đến bạn?
Điều này không đúng sự thật. Tiền sử gia đình bên cha, hoặc bên mẹ có người bị UTV cũng đều ảnh hưởng đến bạn với mức độ ngang nhau.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, một người đàn ông mang gien UTV bất thường ít có khả năng phát triển thành UTV hơn một phụ nữ mang gien tương tự.
5. Sản phẩm lăn nách gây UTV?
Điều này không đúng. Theo các chuyên gia, chẳng có bằng chứng nào cho thấy các hoạt tính của chất chống tiết mồ hôi, hoặc việc giảm tiết mồ hôi phần dưới cánh tay có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển UTV.
Theo VNN
Thêm một sản phụ chết bất thường cùng thai nhi Ngày 31/5, ông Lê Thanh Minh, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, cho biết sản phụ Nguyễn Thị Minh Tâm (40 tuổi, trú ở Làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) đã tử vong cùng thai nhi trong quá trình sinh mổ vào đêm 30/5. Nguyên nhân được các bác sĩ chẩn đoán là do tắc mạch ối,...