Lợn kiềng sắt là lợn gì mà nhiều nông dân Quảng Ngãi muốn nuôi, con nào lớn thương lái “khênh” đi hết?
Lợn siềng sắt là một giống lợn bản địa của tỉnh Quảng Ngãi có tên gọi phổ biến là lợn cỏ.
Lợn kiềng sắt được cộng đồng các dân tộc thiểu số (Hrê, Cor, Ca Dong) ở vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi nuôi từ lâu đời.
Trong nhiều năm qua, do tập trung phát triển các giống lợn có năng suất và tỉ lệ nạc cao, nên việc chăn nuôi và công tác giống đối với giống lợn kiềng sắt không được quan tâm, dẫn đến tình trạng giảm sút nghiêm trọng về số lượng, phẩm giống dần bị lai tạp, thoái hóa…
Cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Ngãi đã có dự án khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa bên cạnh góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu của tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống.
Ông Nguyễn Đình Tuấn (bên trái) bàn giao giống lợn kiềng sắt cho các hộ tham gia mô hình
Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi triển khai thực hiện Dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” tại 3 huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Mộ Đức.
Dự án quy mô 140 con giống lợn kiềng sắt và 6 hộ dân tham gia. Sau 4 tháng triển khai thực hiện, tổng thu của mô hình đạt 644 triệu đồng.
Ông Đinh Kni ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trước đây gia đình ông chỉ nuôi 3 – 4 con lợn kiềng sắt để sử dụng trong các dịp cúng, lễ…
Chuồng trại chăn nuôi đơn giản vì lợn kiềng sắt chủ yếu là chăn nuôi thả rông.
Nay được Trung tâm Khuyến nông Quảng ngãi chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt tập trung và hỗ trợ 13 con lợn giống.
Trước khi nhận lợn giống, ông Kni được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn kiềng sắt theo hướng tập trung, trong 4 tháng nuôi, gia đình ông được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ thường xuyên hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và kỹ thuật phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên lợn.
Đến nay, bình quân mỗi con lợn kiềng sắt của gia đình ông đạt trọng lượng 45kg, với giá bán 100.000 đồng/kg, gia đình ông có thu nhập 58,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Lợn kiềng sắt rất dễ tiêu thụ và có giá bán cao, ổn định tại tỉnh Quảng Ngãi.
Cùng tham gia mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm, chị Đinh Thị Sinh ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, gia đình chị được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 15 con giống lợn kiềng sắt.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật đã được tập huấn, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Hà, đàn lợn kiềng sắt của gia đình chị Sinh không bị dịch bệnh.
Sau 4 tháng nuôi, trọng lượng bình quân mỗi con đạt 45,2kg, với giá bán 100.000 đồng/kg. Tổng thu từ đàn lợn kiềng sắt là gần 68 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, gia đình chị Sinh còn lãi gần 9 triệu đồng.
Trong thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giá lợn hơi các giống khác chỉ từ 42.000 – 45.000 đồng/kg và sản phẩm tiêu thụ chậm, thì lợn kiềng sắt vẫn tiêu thụ dễ dàng với giá bán cao.
Theo tính toán của các hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm, thu nhập bình quân từ 1 con lợn Kiềng Sắt sau 4 tháng nuôi đạt 590.000 đồng/con.
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Nguyên – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhiệm Dự án cho biết, các hộ dân tham gia mô hình nuôi lợn kiềng sắt đã được chuyển giao và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.
Dự án góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất và tạo sản phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng và cung ứng cho xã hội.
Thành công của mô hình nuôi lợn kiềng sắt không những thúc đẩy phương thức chăn nuôi tập trung các giống vật nuôi bản địa, mà còn mở ra hướng sinh kế mới cho người dân, đồng thời là mô hình mẫu để áp dụng cho các chương trình, dự án khác.
Một ý nghĩa đặc biệt của Dự án nuôi lợn kiềng sắt là đã nâng cao nhận thức về bảo tồn giống vật nuôi bản địa cho người dân tham gia dự án và cộng đồng, tạo cơ hội để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở vùng miền núi.
Dự án khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi lợn bản địa bên cạnh góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu ở tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống.
Dưới những cánh rừng già của Đồng Nai đang có một "kho báu" khổng lồ, khai thác tốt rừng vẫn xanh dân lại có tiền
Với tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp lớn, các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đang tập trung xây dựng các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng và du lịch sinh thái.
Đồng Nai có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp dưới tán rừng
Báo cáo tại Hội nghị Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt do Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai phối hợp với Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai tổ chức chiều 25/2, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết dù tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp dưới tán rừng của địa phương rất lớn nhưng hiện địa phương chưa có mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng với quy mô lớn.
Theo thống kê, Đồng Nai có trên 73.200 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, là tiềm năng cho phát triển kinh tế dưới tán rừng.
Tuy nhiên, việc phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng hầu như chưa có, toàn tỉnh chưa có chương trình, dự án về phát triển kinh tế dưới tán rừng. Qua khảo sát ở các đơn vị chủ rừng, địa phương cho thấy không có tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng với quy mô lớn.
Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà đang tổ chức trồng thử nghiệm 10.000 phôi nấm linh chi đỏ dưới tán rừng trồng keo lai, đã cho thu hoạch sản phẩm (3,5kg nấm khô/100 phôi gỗ/30 m2 đất rừng).
Mô hình trồng linh chi đỏ này vẫn đang được theo dõi, đánh giá, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm làm cơ sở cho việc nhân rộng trong năm 2022.
Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây mật nhân tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai".
Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Xuân Lộc tổ chức trồng thí điểm 03 mô hình gồm: Điều cây dược liệu (quế, bình vôi, đinh lăng, sả) trồng bổ sung cây lâm nghiệp (sao, dầu); điều rau rừng (rau bép, rau ngót rừng) trồng bổ sung cây lâm nghiệp (sao, dầu); điều chuối rừng (Chuối mồ côi, chuối hột rừng) trồng bổ sung cây lâm nghiệp.
Đối với phát triển du lịch sinh thái rừng, theo Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, địa phương có nhiều tiềm năng khi sở hữu đa dạng các hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái đất rừng ngập mặn.
Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai trở thành khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới. Sự phong phú của các hệ sinh thái rừng là môi trường sống cho trên 1.552 loài thực vật, 1.820 loài động vật, tiêu biểu như: Voi Châu Á, cá sấu nước ngọt, bò tót, nai, mễn, các loài linh trưởng.
Trên địa bàn tỉnh, hiện nay hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu ở 4 địa điểm, trong đó, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một địa điểm rất thu hút du khách với các sản phẩm du lịch gồm: du lịch tâm linh, du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử....
Hàng năm, Vườn Quốc gia Cát Tiên thu hút khoảng 46.000 lượt khách, doanh thu bình quân khoảng 10 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Khu du lịch sinh thái Núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc cũng bước đầu thu hút nhiều du khách.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, việc phát triển du lịch sinh thái rừng ở Đồng Nai còn mang tính tự phát, chưa có kết nối tổng thể phát triển du lịch chung của tỉnh và các lĩnh vực liên quan tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; chưa có liên kết, xúc tiến du lịch, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố; chưa đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với nâng cao chất lượng các loại dịch vụ trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các lợi thế về du lịch sinh thái rừng trên cạn và rừng ngập mặn...
Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp dưới tán rừng ở Đồng Nai
Để nâng cao giá trị các sản phẩm lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp bền vững, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai kiến nghị cần đánh giá hiệu quả kinh tế và tiến hành nhân rộng mô hình đến các địa phương, đơn vị, hộ nhận khoán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển rừng bền vững và tăng thu nhập cho hộ nhận khoán.
Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm. Hiện, đây là địa điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Tằng A Pâu.
Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng để lựa chọn xây dựng các mô hình thí điểm trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đồng Nai và nhu cầu thị trường;
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.
Hỗ trợ thành lập các Hợp tác xã để giúp các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, tổ chức sản xuất tinh chế, chế biến sâu các sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm.
Cải cách các thủ tục hành chính thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng thiết yếu và các công trình dịch vụ; thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết các điểm du lịch khác trong vùng để nâng cao khả năng thu hút các đối tượng khách du lịch đến nghỉ dưỡng, giải trí...
Nóng: Quảng Bình xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1, nguy cơ lây sang người Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1, phức tạp hơn khi virus này có thể lây truyền sang người. Ngày 18/7, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Công Tám - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh...