Lợn đã tiêm phòng vaccine, vẫn chết tới 300 con
Gần 300 con lợn (trọng lượng 55 -65kg/con) của gia trại cựu chiến binh Phan Văn Trinh (sinh năm 1959, xóm 6, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đồng loạt bị dịch bệnh tấn công chết hàng loạt khiến gia đình lâm vào cảnh vỡ nợ.
Trắng tay, nợ nần chồng chất
Rời quân ngũ, ông Phan Văn Trinh còn mang trên mình nhiều thương tật (mất sức 81%), nhưng phẩm chất truyền thống tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ vẫn thôi thúc ông phải làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình. Năm 2016, ông bàn với vợ con dốc toàn bộ tài sản của gia đình, thế chấp mấy cái sổ đỏ của anh em để xây dựng chuồng trại, đâu tư gân 800 triêu đông nuôi 300 con lợn. Thế nhưng, giấc mơ làm kinh tế của cựu chiến binh Phan Văn Trinh đổ vỡ hoàn toàn khi đàn lợn 300 con bông lăn ra chêt.
Chuồng trại trống hoác của cựu chiến binh Phan Văn Trinh. Ảnh: Lê Tập
Ông Trinh chia sẻ: “Trươc đo, đàn lợn gần 300 con cua gia đinh vẫn ăn uống bình thường, nhưng đột nhiên một số con trong đàn có biểu hiện toàn thân tím tái, mắt đỏ sưng phù, bỏ ăn và sau đó khoảng 3-4 ngày thì chết. Số lợn chết lan rất nhanh, trong vòng nưa tháng hầu như ngày nào cũng có con bi chết, ngày ít thì 4 – 5 con, ngày nhiều nhất lên đến 10 – 15 con”.
Ông Trinh buồn bã nói: “Đây là lứa lợn đầu tiên cua gia đinh, bao nhiêu tiền của đều đổ hết cho đàn lợn, ngân hàng đã giữ sổ lương, mấy cái sổ đỏ của anh em chúng tôi cũng nằm ở ngân hàng. Tổng số tiền nợ lên tơi gần 1 tỷ đồng, giơ lơn chêt hêt chi con hai thân gia chung tôi, không biêt lây gi đê tra nơ đây…”.
Hai ông bà Phan Văn Trinh thất thần trước đàn lợn bị dịch bệnh chết hết, nợ nần chồng chất và không có khá năng để trả nợ. Ảnh: Lê Tập
Video đang HOT
“Sau khi lợn chết, tôi đã báo cho các cơ quan chức năng về kiểm tra. Kêt qua mô xet nghiêm đêu cho thây lợn dương tính vơi dich ta. Nếu đàn lợn chết do các bệnh khác thì tôi không băn khoăn, song tôi đã tiêm vaccine dịch tả cho đàn lợn rôi ma không hiêu sao vân chêt? Vaccine tôi tiêm cho lơn là của hãng dược Hanvet (KCN Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên) chứ không phai mua thuốc trôi nổi ngoài thị trường, co le nao vaccine co vân đê”.
Bà Đặng Thị Tuất (SN 1959, vợ ông Trinh) thất thần nói: “Vơ chông tôi đêu đa cao tuôi, lợn thì dịch bệnh chết hết, tiền lãi ngân hàng đến liên tục, giơ hai vơ chông chỉ biết nhìn nhau mà khóc. Lợn chết do dịch tả nên không được hỗ trợ gì, nhìn lợn chết đồng loạt, đưa lên xe đi chôn mà lòng tôi quặn thắt”.
Hệ thống chuồng trại của cựu chiến binh Phan Văn Trinh đầu tư hàng trăm triệu nhưng giờ bỏ không. Ảnh: Lê Tập
Anh Phan Văn Huy (con trai ông Trinh) chia sẻ: “Gia đình trước đây cũng nuôi lợn nhưng chi nuôi 2 -3 con là nhiều. Lần này bố tôi đầu tư với số lượng lớn, đến lúc bị dịch bệnh, lợn đồng loạt chết không kịp trở tay. Chi mong sao cấp trên hỗ trợ giup bố mẹ tôi một phần để làm lại trả bớt nợ nần”.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Thượng Hoàn – Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: “Ông Trinh là thương binh hạng nặng, luôn khat khao lam giau, vừa rồi đầu tư chăn nuôi đàn lợn kha lớn nhưng không may lai bi dich bênh chêt hêt. Được sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp, Trạm thú y huyện, chính quyền địa phương đã phối hợp với gia đình tiến hành tiêm, mong cứu đàn lợn nhưng do phát hiện quá muộn nên không cứu được”.
Dấu hiệu bệnh lạ, diễn biến khó lường
Qua kiêm tra, mô va xet nghiêm, cơ quan chức năng phát hiện đàn lợn của ông Trinh chết với biêu hiên bệnh chưa từng xuất hiện trên địa bàn. Hiên toàn bộ số lợn chết đều được đem đi tiêu hủy, đồng thời báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có chuyên môn để xử lý.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Khắc Minh – Trạm trưởng Chăn nuôi và Thú y huyện Yên Thành cho biết: “Đàn lợn gần 300 con của gia trại ông Phan Văn Trinh chết có biểu hiện tổ hợp bệnh ghép ở bệnh dịch tả và bệnh liên cầu khuẩn, xảy ra ở thể ẩn, biểu hiện gây ốm cả đàn lợn, dấu hiệu bệnh tích có nhiều dấu hiệu khác, mổ ra nhưng không nghĩ ra hướng bệnh gì, chỉ biểu hiện bên ngoài da”.
Vợ chồng ông bà Trinh bên số vắc xin đã tiêm. Ảnh: Lê Tập
Ông Minh cho biết thêm: “Dấu hiệu bệnh tích rất khó xác định, biểu hiện bệnh rất lạ, và chưa từng thấy trên địa bàn như lơn bi phù mặt, mắt sưng, đặc biệt các khớp chân nứt, thối. Khi mổ ra, phổi bị hoại tử, mùi hôi thối. Đàn lợn của Trinh đã thực hiện tiêm phòng vaccine dịch tả. Từ trước tới nay, nếu lợn đã tiêm vaccine dịch tả thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh này gần như không có”.
Ông Đặng Văn Minh – Phó Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết: “Sau khi nhận được thông tin của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Yên Thành về lợn chết đồng loạt tại gia trại ông Phan Văn Trinh, Chi cục Thú y tỉnh đã kịp thời phối hợp với cơ quan Thú y vùng III lập tức ra tận nơi để kiểm tra, đồng thời cấp hóa chất để xử lý. Do ông Trinh báo cáo chậm, nếu báo sớm thì chúng tôi sẽ can thiệp kịp thời. Khi lợn đã chết thì phía Chi cục Thú y tỉnh mới nhận được thông tin, khi ra mổ khám lấy mẫu mới phát hiện lợn bị dương tính dịch tả và có cả virus liên cầu khuẩn”.
Loại vắc xin mà ông Trinh đã tiêm cho lợn. Ảnh: Lê Tập
Theo ông Minh, nguyên nhân dẫn đến đàn lợn ông Trinh bị dịch tả co thê do chủ gia trai tiêm vaccine chưa tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất (trên giấy hướng dẫn sử dụng có hướng dẫn từng đối tượng nuôi và đối tượng tiêm, đối với lợn con phải tiêm nhắc lại, với các lợn khác đã tiêm lần đầu thì lần hai chỉ tiêm một mũi).
Thứ hai, điều kiện vệ sinh chuồng nuôi không tốt dân đến phát sinh mần bệnh. Thứ ba, nguồn gốc con giống không đảm bảo. Thứ tư, do thời tiết nắng nóng thất thường. Thứ năm, giá cả xuống thấp nên chủ nuôi cho ăn duy trì chứ không cho ăn phát triển, khả năng giảm thức ăn dẫn đến đàn lợn dể mắc bệnh hơn…
“Theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP lợn chết do dịch tả không nằm trong đối tượng được hỗ trợ. Trên cơ sở tương thân tương ái, chúng tôi cũng trao đổi với chính quyền địa phương, trạm thú y huyện hướng dẫn cho gia đình ông Trinh làm đơn gửi đến Công ty TNHH Dược Hanvet xin hỗ trợ một phần nào đó, bởi mất mát quá lớn đối với gia đình” – ông Đặng Văn Minh.
Theo Danviet
Lợn chết chôn không xuể ở Khánh Hòa: Do bệnh dịch tả
Cơ quan Thú y vùng 4 (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu lợn chết tại xã Phước Đồng, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) là do bệnh dịch tả, đồng thời không phát hiện virus gây bệnh tai xanh.
Hai hộ chăn nuôi tại Phước Đồng phản ánh, lợn ban đầu có triệu chứng ít vận động, sốt cao, tiêu chảy, xuất hiện lấm tấm ở xung quanh da; hàng trăm con đã bị chết. Nhận thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa đã cử cán bộ đến tại cơ sở lấy mẫu gởi đi xét nghiệm. Kết quả thông báo của Cơ quan Thú y vùng 4, cả 2 mẫu đều dương tính với bệnh dịch tả, đồng thời không phát hiện virus bệnh tai xanh.
Những con lợn trong chuồng phải sống rất vật vã, yếu ớt. Ảnh: C.T
Theo ông Nguyễn Lương Thao - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, nguyên nhân đàn lợn chết nhiều là do giá lợn giảm sâu, một số hộ điều kiện kinh tế khó khăn nên ít quan tâm thực hiện công tác tiêm phòng, dẫn đến dịch bệnh lan mạnh.
Hơn 100 con lợn của gia đình ông Cáp Quang Chấn bị chết sạch. Ảnh: C.T
Như Dân Việt đã đưa tin, hàng trăm con lợn của hai hộ dân tại xã Phước Đồng bị chết, những con còn lại sống trong chuồng rất vật vã. Chỉ tính từ ngày 4 đến 10.8, đã có 145 con lợn bị chết. Do lợn chết liên tục, người dân chôn không xuể nên chọn cách tiêu hủy.
Theo danviet
Khánh Hòa: Hơn 150 con lợn chết bất thường, dân chôn không xuể Đã có hơn 150 con lợn của hai hộ dân trên địa bàn xã Phước Đồng, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) bị chết, một số con còn lại trong chuồng phải sống vật vã. Theo báo cáo của UBND xã Phước Đồng, từ ngày 4.8 - 10.8, đã có 145 con lợn của 2 hộ dân ở các thôn Phước Lộc và Phước Thủy...