Lợn chết thối nổi trên kênh
Kênh tiêu S17 thuộc địa bàn huyện Bình Lục (Hà Nam) đang bị ô nhiễm nặng. Nhiều con lợn chết bị vứt nổi trên kênh, bốc mùi rất nặng.
Kênh ô nhiễm với đủ thứ rác bẩn.
Chiều 5-4, nhiều người dân sống bên dòng kênh trên bức xúc, phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường vì lợn chết vứt bừa bãi, nhất là đoạn từ xã An Nội đến vùng giáp xã Hưng Công (huyện Bình Lục).
Chị Cù Thị Hồng, người bán hàng tại chợ An Nội (xã An Nội) cho biết, tình trạng lợn chết trôi nổi trên kênh xuất hiện khoảng một tuần nay. Hàng chục bao tải căng phồng, nổi trên mặt nước màu đen ngòm, ruồi nhặng bu đầy, mùi thối bốc lên nồng nặc cả khu chợ. Những người ngồi bán hàng không thể chịu được vì mùi hôi thôi bốc lên nồng nặc.
Anh Đỗ Ngọc Điệp, chủ cửa hàng tạp hoá ở chợ, cho biết, “cứ chập tối là chúng tôi phải đóng cửa vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, không thể chịu được”.
Xem thêm ảnh:
Video đang HOT
Theo Tiền Phong
Theo chân lái buôn đi mua lợn bệnh, lợn chết
Vào mùa dịch người chăn nuôi lại lo lắng đối mặt với nguy cơ trắng tay nhưng với một nhóm người chuyên thu mua lợn, đây lại là mùa kiếm ăn đậm nhất của họ.
Bán tống bán tháo cả lợn ốm lẫn lợn chết
Đã nhiều năm nay, dịch lợn tai xanh, lợn lở mồm long móng và hàng trăm thứ bệnh khác khiến dân nuôi lợn lo ngay ngáy. Nhiều lần trắng tay xanh mặt nên người dân cũng "tỉnh táo" hơn: chú ý quan sát sức khỏe của đàn lợn để sẵn sàng bán chạy khi có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa ngáy, chán ăn.
9h sáng ngày 2/5, chúng tôi theo chân một nhóm người chuyên thu mua lợn tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vào mùa này, những người làm nghề buôn bán lợn có cơ hội "phất" nhanh chóng. Lợi dụng lúc mùa dịch bệnh người mua tha hồ ép giá của nông dân để kiếm lời.
Đi được khoảng 7 cây số, người đàn ông tên M. đưa chúng tôi đến một trại lợn tại xã Đông Kinh huyện Đông Hưng đang cần bán hàng gấp. Cả người bán và người mua đều quen biết nhau từ trước nên màn giới thiệu bị cắt xén nhanh chóng.
Theo người chăn nuôi dẫn đến một đàn lợn ở cuối trang trại, ông ta nói thẳng với M rằng đàn lợn con này nếu rơi vào thời điểm bình thường thì không bán. Nhưng một tuần trở lại đây, nhiều người nuôi lợn gột không dám bắt vì đang vào mùa dịch. Mỗi đàn lợn bỏ ra hàng tháng 5,7 triệu đồng, chẳng may chúng lăn đùng ra chết thì mất trắng.
Đàn lợn được rao bán có 12 con. Những con lợn nổi mẩn đỏ khắp người. Theo như kinh nghiệm buôn bán và tiếp xúc với nhiều lợn của ông M. chỉ một hai ngày tới là "dính" tai xanh ngay. Nếu không cách ly nhanh nguy cơ lây sang các đàn khác rất mạnh.
Lợn được bắt vào lồng nhanh sau cuộc mặc mua bán kéo dài 10 phút
Cuộc mua bán mặc cả diễn ra nhanh chóng. Mỗi đầu lợn được người mua trả giá 380 nghìn đồng/con. "Nếu anh chị không bán nhanh chỉ vài ngày sau không chắc nổi 100 nghìn đồng/con vì lợn này đã có biểu hiện tai xanh". Tiếc đàn lợn đang tuổi ăn, tuổi lớn nhưng người nuôi vẫn phải gật đầu bán chạy.
Chưa đầy 10 phút, những con lợn này nhanh chóng được bắt vào lồng để chở về điểm thu mua. Trong lúc trò chuyện, những lái lợn này bàn luận rôm rả về đàn lợn mua được hôm qua bên huyện Quỳnh Phụ bị bệnh tiêu chảy. Người nuôi đã tiêm nhưng không lại được với thời tiết.
Ông M.. buột miệng giờ mà vớ được đàn tầm chục con như vậy thì giờ này ông chỉ ngồi quán bia cho mát. Mỗi ngày, ông M và những lái lợn như ông phải cố kiếm được một đàn lợn dù ốm dù khỏe, nhưng gặp lợn ốm, tiền lời của thể gấp 3 lần tiền vốn.
Một con lợn ốm mua của người nuôi chỉ 100 nghìn đồng/con. Sau đó ông về tập hợp lại chọn những con đủ 6kg sẽ mang lên một nhà máy chế biến thực phẩm bán với giá 400 nghìn đồng/kg. Những con không đủ cân đủ lạng sẽ được bán cho những người chuyên làm lợn giả cầy, lợn sữa quay.
Đột nhập lò thu mua lợn ốm
Dưới trời nắng trang trang, 11h trưa, đàn lợn được những lái lợn chở về điểm cân hàng. Điểm cân hàng này nằm ngay trên đường quốc lộ thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Hưng và không có biển quảng cáo mua bán. Những người làm nghề này sẽ biết rõ con lợn nào cần đưa về lò, con nào mang bán cho dân nuôi tiếp.
Chúng tôi đột nhập vào bên trong lò thu mua này mới tận mắt chứng kiến được những con lợn quặt quẹo đang chờ được bốc lên ô tô tỏa đi khắp nơi. Những con quá ốm yếu được những chủ lò ở đây bán tháo với giá vài chục nghìn/con. Chuồng bên trong có hàng trăm con lợn. Những con bị bệnh nặng được tách riêng ra.
Người bán hàng cầm mấy con lợn mắc chứng tiêu chảy rao bán với giá 50 nghìn đồng/con. Những con khác to hơn thì giá nhỉnh hơn. Một số lái buôn có mặt tại đây nháy mắt ra hiệu có thể trả rẻ hơn người ta cũng bán.
Tấp nập lái buôn chở lợn đến gom hàng tại điểm mua xã Đông Tân
Một số lái buôn lao xao tán chuyện về những mẻ lợn nhà bà này, ông kia mà họ vừa gom được. Số lợn họ gom được quá một nửa là lợn có vấn đề. Lợn khỏe sẽ được những người buôn tách riêng ở nhà để tránh lây nhiễm bệnh. Họ cũng thừa biết, mua gom cả lợn ốm lợn khỏe như thế này thì không ai dám chắc những con lợn được cho là còn khỏe kia không bị nhiễm bệnh nay mai? Qua câu chuyện của họ, những con lợn trong lò thu mua kia đều là lợn được người nuôi bán chạy ốm. Một số con đã ốm hẳn, sắp chết.
Không chỉ có lợn con, những người mua bán lợn thu gom cả lợn thịt ốm, lợn xề còn sống hay đã chết... Những lái buôn tiết lộ, nếu mua được đàn lợn tầm 30kg đang có dấu hiệu bệnh họ sẽ bán trực tiếp cho những người giết lợn thịt đem ra chợ bán. Tâm lý của người bán thịt lợn ở quê muốn giết những con vừa cân để bán được rẻ và không tồn hàng. Mùa nắng, người ta không ăn thịt nhiều nên những con đó lên thớt là hợp nhất.
Một người đàn ông trong nhóm buôn khoe vừa bắt được một mẻ khá gồm cả lợn mẹ lẫn đàn con đang ốm. Gia chủ đã tiêm vài ngày nhưng không có dấu hiệu khỏi bệnh nên bán vội với giá 2 triệu đồng. Những người mua được sẽ mang về phân loại ra, lợn mẹ làm thịt, lợn con làm lợn sữa quay... tính ra cũng lãi tiền triệu.
Một ngày thu mua lợn của những người lái buôn kết thúc trước 4h chiều để nhập lợn vào kho. Họ có thể đi mua thêm vào lúc chiều tối nhưng với điều kiện lợn chưa bị bệnh nặng. Nếu bệnh nặng để qua đêm có thể bị chết. Một con lợn còn sống dù bị bệnh vẫn có giá gấp vài lần một con lợn đã chết hẳn.
Theo Phunutoday
Heo chết, heo bệnh tràn lan Nguồn heo này được giết mổ sẵn từ các địa phương lân cận TPHCM rồi chủ hàng dùng xe máy, xe tải tập kết vào vùng ven, tuồn dần vào các chợ lẻ hoặc bán thẳng cho các lò chế biến thực phẩm ở TP. Tại các chợ lẻ ở TPHCM gần đây lại xuất hiện nhiều quầy sạp buôn bán thịt heo...