Lợn chết ở Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu) âm tính với dịch tả châu Phi
Chiều 16/3, thông tin từ Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Quỳnh Lưu cho biết, mẫu xét nghiệm của 1 con lợn bị chết trên địa bàn xã Quỳnh Thạch âm tính với dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Ông Trần Minh Quân – Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Quỳnh Lưu cho phóng viên biết, ngày 15/3 trên địa bàn xã Quỳnh Thạch có 1 con lợn trọng lượng 25 kg bị chết do bệnh.
Chiều 16/3 tại ổ dịch xóm 8, xã Quỳnh Mỹ đã lập 2 chốt chặn ra vào xóm. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trạm đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III lấy mẫu xét nghiệm.
Đến 15 giờ ngày 16/3, cơ quan Thú y vùng III đã có kết quả xét nghiệm là âm tính với dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Ông Hoàng Đăng Khoa – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thạch cho biết: Thống kê đầu tháng 3 của xã, trên địa bàn xã còn có 899 con lợn. Mặc dù mẫu xét nghiệm của con lợn chết ngày 15/3 âm tính với dịch bệnh tả lợn châu Phi, nhưng xã đã thành lập 2 đoàn đến các hộ chăn nuôi để kiểm tra, hướng dẫn người dân cách phòng trừ bệnh tả lợn châu Phi; cùng đó lập các chốt kiểm dịch ra vào địa bàn xã.
Một diễn biến khác, chiều 16/3 tại chuồng trại của gia đình bà Hà Thị Ngại – xóm 5, xã Quỳnh Hoa có 1 con lợn ước khoảng 80 kg bị chết. Nhận được thông tin, ông Đặng Văn Minh, Phó Chi cục Chăn nuôi – Thú y đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, sau đó tiêu hủy ngay tại chỗ.
Đáng nói, xóm 5 của xã Quỳnh Hoa giáp ranh với xóm 8 của xã Quỳnh Lâm, nơi vừa xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi./.
Xuân Hoàng
Theo baonghean
Người Hà Nội bớt lo bệnh sốt xuất huyết
Nhờ có sự quyết liệt của chính quyền địa phương, huy động các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay phòng chống dịch mà số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội đã giảm mạnh.
Giám sát chặt các ổ dịch cũ
Thời gian qua, 100% tổ dân phố có điểm nguy cơ bùng phát SXH tại quận Long Biên đã kiện toàn mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXH, thường xuyên kiểm tra, giám sát số hộ gia đình được phân công nhằm phát hiện các hộ có nguy cơ phát sinh bọ gậy. Công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy/lăng quăng được duy trì thường xuyên, đặc biệt là tại 5 phường trọng điểm (Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên).
Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi, hướng dẫn cộng đồng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN
"Các cấp, các ban, ngành, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên... luôn phải cùng chung tay với ngành y tế để giám sát chặt chẽ, nhắc nhở các hộ dân tiếp tục phòng chống dịch bệnh".
Ông Nguyễn Khắc Hiển
14/14 phường trên địa bàn quận đã đồng loạt tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh đợt I và đợt II năm 2018; qua đó đã huy động sự tham gia của các phòng, ban, ngành, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ Tình nguyện vì môi trường, cán bộ tổ dân phố, đội xung kích diệt bọ gậy và các hộ gia đình với tổng số 4.332 lượt người tham gia chiến dịch. Sau chiến dịch, các tuyến phố, khu vực công cộng, trường học, trụ sở... được tổng vệ sinh sạch sẽ, 90% số hộ gia đình sau chiến dịch không còn bọ gậy trong nhà, đã xử lý 10.313 ổ bọ gậy...
Quận cũng đã phát động và tổ chức tổng vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong các trường học, đặc biệt là phòng chống SXH tại tất cả các cấp học; phòng chống tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngoài ra, công tác giám sát, điều tra, xử lý dịch, phun hóa chất khu vực nguy cơ cao được duy trì thường xuyên.
Huyện Ứng Hòa cũng là địa phương phòng chống SXH hiệu quả, với chỉ 2 ca mắc trong 9 tháng đầu năm 2019. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và không để dịch bệnh bùng phát, ngay từ đầu năm, khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo 29 trạm y tế xã, thị trấn tăng cường giám sát, nhất là tại các ổ dịch cũ như SXH của năm 2017; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó, tăng cường công tác giám sát ca bệnh SXH Dengue và thực hiện các biện pháp phòng, chống không để SXH lan rộng thành dịch và xảy ra tử vong.
Không lơ là phòng dịch
Tại hội nghị giao ban công tác y tế 10 tháng đầu năm 2018, báo cáo của Sở Y tế Hà Nội khẳng định, 10 tháng đầu năm, ngành y tế đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, đảm bảo không có dịch bệnh lớn xảy ra, phát hiện và xử lý dịch kịp thời, không để dịch bệnh mới bùng phát... Tính từ đầu năm đến 31.10, toàn thành phố ghi nhận 2.338 trường hợp mắc SXH, phân bố rải rác tại 348 xã, phường, thị trấn; 436 trường hợp mắc sởi tại 232 xã, phường, thị trấn và 1.937 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong do các bệnh này.
Ông Nguyễn Khắc Hiến - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, các đơn vị y tế trong toàn ngành đã hết sức nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu y tế được giao trong năm 2018, thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Mặc dù vậy, từ nay đến cuối năm, tình hình thời tiết, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Các dịch bệnh như SXH, sởi, tay chân miệng, chỉ cần lơi là phòng chống là lại có nguy cơ bùng phát.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Công văn hỏa tốc khống chế Dịch tả lợn Châu Phi Trươc diên biên phưc tap cua tinh hinh bênh Dich ta lơn Châu Phi, sang ngay 9/3/2019 UBND tinh Quang Ninh đa ra công văn hoa tôc sô 1441/UBND-NLN3 gưi Giam đôc Sơ Nông nghiêp & Phat triên nông thôn, Chu tich UBND cac huyên, thi xa, thanh phô trên đia ban vê tâp trung không chê bênh dich ta lơn Châu Phi....