Lợn chết bất thường ở Lạng Sơn: Dương tính với dịch tả lợn châu Phi
Kết quả mẫu bệnh phẩm lợn chết bất thường tại hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình ( Lạng Sơn) được xét nghiệm có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Sáng 15.3, đoàn công tác của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có buổi làm việc với UBND xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) về kết quả mẫu xét nghiệm lợn của hộ chăn nuôi dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.
Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Xuân Mãn cho biết: Ngày 11.3.2019, tại hộ gia đình ông Mã Ngọc Khăm (xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình) có tình trạng lợn ốm chết. Nhận được tin báo, chính quyền và thú y viên xã báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh và lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Huyện, xã đã thực hiện tiêu hủy toàn bộ 11 con lợn (3 con chết) của gia đình ông Khăm và thực hiện phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột toàn bộ khu vực có lợn ốm, chết.
Đại diện Cục thú y làm việc tại huyện Lộc Bình, Lạng Sơn – nơi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. (Ảnh: baolangson)
Cùng với đó, xã thành thành lập Ban chỉ đạo cấp xã về các vấn đề cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; ở các thôn thành lập các tổ phun tiêu độc khử trùng, chốt chặn ở đầu thôn để kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện chưa ghi nhận thêm trường hợp nào lợn ốm, bỏ ăn.
Video đang HOT
Về cơ chế hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện đã chi ngay ngân sách để hỗ trợ kịp thời hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng quy định.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá cao sự tích cực, chủ động của tỉnh Lạng Sơn trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, không để lây lan trên diện rộng.
Đồng thời đề nghị Sở NN&PTNT cần tiếp tục chỉ đạo Phòng nông nghiệp các huyện tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch, các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn hiện tượng tiếp tay cho việc nhập lậu lợn và sản phẩm từ lợn; tăng cường giám sát, tuyên truyền quyết liệt, công khai, minh bạch cho bà con nhân dân…
Thông tin về dịch tả lợn Châu Phi khiến sức mua của người tiêu dùng giảm hẳn.
Trước đó, Dân Việt đã đưa tin: “Lạng Sơn: Xuất hiện lợn chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân”, phản ánh tại 2 hộ dân ở xã Xuân Mãn và thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết rải rác chưa rõ nguyên nhân, trong khi Lộc Bình là huyện biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và có tuyến quốc lộ 4B qua địa bàn thông thương với tỉnh Quảng Ninh.
Cả Trung Quốc và tỉnh Quảng Ninh đều có lợn bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, do vậy, nguy cơ lây lan sang địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất lớn.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Xuất hiện lợn chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân
Những ngày vừa qua, tại 2 hộ dân ở xã Xuân Mãn và thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết rải rác chưa rõ nguyên nhân. Hiện, 14 con lợn của 2 hộ dân tại đây đều đã được lấy mẫu gửi xét nghiệm sau đó tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Được biết, từ ngày 10/3, trên địa bàn xã Xuân Mãn và thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết rải rác, chưa rõ nguyên nhân, trong khi Lộc Bình là huyện biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và có tuyến quốc lộ 4B qua địa bàn thông thương với tỉnh Quảng Ninh.
Cả Trung Quốc và tỉnh Quảng Ninh đều có lợn bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, do vậy, nguy cơ lây lan sang địa bàn là rất lớn.
Người dân xã Xuân Mãn rắc vôi bột khử trùng khu vực chuồng nuôi lợn sau khi xuất hiện tình trạng lợn bị chết (Ảnh baolangson)
Tính đến ngày 12/3/2019, trên địa bàn huyện Lộc Bình đã có 2 hộ xảy ra hiện tượng lợn chết chưa rõ nguyên nhân. Nhận được tin báo, chính quyền và thú y viên xã báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh và lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.
Huyện, xã đã thực hiện tiêu hủy toàn bộ 14 con lợn của 2 hộ dân tại xã Xuân Mãn và Khu Sơn Hà, thuộc địa bàn thị trấn Na Dương. Đồng thời tiến hành các biện pháp phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực gia đình có lợn chết; thực hiện khoanh vùng với bán kính 3km từ hộ có lợn chết và nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn tại địa bàn.
Theo thống kê, huyện Lộc Bình hiện có gần 5.500 hộ chăn nuôi lợn với tổng số trên 30.000 con. Để chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn, từ tháng 9/2018 đến nay, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn chủ động các biện pháp; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lợn giống bày bán tại các phiên chợ Lộc Bình cũng có thể làm tăng nguy cơ lân lan dịch bệnh.
Theo đó, các chốt kiểm dịch này được lập trên quốc lộ 1B (xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn); quốc lộ 31 (xã Lâm Ca, huyện Đình Lập); quốc lộ 4B (xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập); quốc lộ 279 (xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng); tỉnh lộ 243 (xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng); tỉnh lộ 242 (xã Thiện Kỵ) và 2 chốt tại tỉnh lộ 242 (xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng).
Chốt kiểm dịch được thành lập tại các địa điểm trên đều thuộc các xã giáp ranh với địa phận các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Tại các chốt kiểm dịch này, các lực lượng gồm công an, quản lý thị trường, thú y, dân quân và các đơn vị liên quan... Các chốt kiểm dịch sẽ hoạt động 24/24 giờ các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy, chủ nhật) và ngày lễ cho đến khi có chủ trương mới của UBND tỉnh.
Thông tin nhanh với PV Dân Việt, ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin: "Lạng Sơn không giấu dịch, nếu có sẽ công bố và dập dịch theo đúng quy định".
Hiện các cấp, ngành liên quan đã bố trí lực lượng, thực hiện các biện pháp chuyên môn, cung ứng hóa chất tiêu độc, khử trùng để các chốt kiểm dịch nhanh chóng đi vào hoạt động.
Theo Danviet
Nhầm tưởng về dịch tả lợn châu Phi, tiêu thụ thịt lợn giảm hẳn Những ngày qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở một số tỉnh miền Bắc đã khiến thị trường thịt lợn bị ảnh hưởng rõ rệt. Tại Lạng Sơn, mặc dù cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã tăng cường chống dịch, nhấn mạnh loại bệnh này không lây sang người, song sức mua các sản phẩm từ...