Lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ bao nhiêu?
Theo quy định, lợn bị mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ tới 38.000 đồng/kg và thời gian giải quyết hồ sơ chậm nhất 15 ngày
Cụ thể, theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn kiểm tra công tác phòng và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, mức hỗ trợ đối với lợn là 38.000 đồng/kg; 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mức hỗ trợ này đảm bảo đủ chi phí giá thành sản xuất cho người chăn nuôi. Đối với những hộ không may có lợn bị dịch tả heo châu Phi buộc phải tiêu hủy, mức hỗ trợ theo quy định là 38.000 đồng/kg.
Cũng theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP, các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản. Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.
Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Hà Nội, Hòa Bình vào tháng 01/2019.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị đinh này.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Như Dân Việt đã thông tin, từ đầu tháng 2.2019, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.
Cụ thể, tổng số lợn tiêu hủy ở TP.Hưng Yên là 33 con; ổ dịch ở huyện Yên Mỹ 101 con; ổ dịch ở Thái Bình là 123 con, chủ yếu là lợn con theo mẹ, lợn choai,… Đến nay, các ổ dịch đã qua 18 ngày và không phát hiện lây lan thêm ở những hộ xung quanh.
Theo Danviet
Đáng lo: Sát ổ dịch tả, thịt lợn "xách tay" vẫn tuồn qua biên giới
Liên tiếp trong các ngày gần đây, tại khu vực giáp biên giới Trung Quốc thuộc huyện Hải Hà (Quảng Ninh) lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thịt lợn không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, dịch tả châu Phi - một loại dịch bệnh nguy hiểm do virus gây ra - đã và đang lây lan ra nhiều tỉnh thành của nước này gây thiệt hại lớn.
Liên tiếp phát hiện buôn lậu lợn
Vào hồi 6 giờ 30 phút ngày 12.9, trên QL18B, Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Hải Hà, phối hợp với Công an xã Quảng Đức đã bắt giữ một xe tải vận chuyển trái phép hơn 300kg thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ đi hướng từ Cửa khẩu Bắc Phong Sinh ra QL18A.
Người điều khiển xe tải có BKS 14C-126.33 là Nguyễn Văn Phú, sinh năm 1970, trú tại bản Kháy Phầu, xã Quảng Đức, trên xe chở 320kg thịt lợn không rõ nguồn gốc.
Xe tải 14C-126.33 do Nguyễn Văn Phú điều khiển chở 320kg thịt lợn bị bắt giữ đưa về trụ sở UBND xã Quảng Đức. Ảnh: Hữu Việt
Các đối tượng thu mua thịt lợn nhỏ lẻ, rồi chủ yếu vận chuyển bằng xe máy về nội địa. Ảnh: Hữu Việt.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm mới nổi, nguy hiểm do virus gây ra và chưa có vaccine, thuốc đặc hiệu trị bệnh. Bệnh lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao 100% đối với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Đáng lưu ý, dịch tả lợn châu Phi có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua việc vận chuyển, lưu hành các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh.
Tại cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Phú khai nhận thu mua số thịt lợn trên từ bản Pò Hèn, xã Quảng Đức, vận chuyển về các chợ trong huyện Hải Hà để tiêu thụ và không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của số thịt lợn đã thu mua.
Trước đó, vào ngày 8.9, Công an xã Quảng Đức đã bắt giữ Đỗ Thị Mỹ Duyên, sinh năm 1999, trú tại thôn 2, xã Quảng Phong, điều khiển xe máy chở 130kg thịt lợn không rõ nguồn gốc đi từ khu vực Cửa khẩu Bắc Phong Sinh ra QL18A.
Cũng tại huyện Hải Hà, vào ngày 16.8, trong quá trình tuần tra Công an xã Quảng Đức cũng đã phát hiện Đỗ Thị Xuyến, sinh năm 1992, trú tại thôn 9, xã Quảng Phong, điều khiển xe máy chở 100kg thịt lợn không rõ nguồn gốc.
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây các đối tượng vẫn lén lút vận chuyển lợn thịt, lợn giống vào Việt Nam qua cung đường thuộc khu vực vành đai biên giới giáp với Trung Quốc, thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Dọc QL 18C, khu vực vành đai biên giới từ cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu) đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và lối mở Pò Hèn - Thán Sản (xã Hải Sơn, TP.Móng Cái), cũng tồn tại nhiều điểm tập kết lợn thịt, lợn giống không rõ nguồn gốc. Điểm tập kết có thể là nhà dân ở các thôn, bản giáp biên, lùm cây ven suối, hoặc đơn giản là chính chiếc xe tải chuyên dùng vận chuyển lợn.
Người dân cho biết, bản Mốc 13, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà được xem là một trong những điểm thuận lợi nhất cho việc vận chuyển lợn nhập lậu. Nơi này chỉ cách thôn Lý Hỏa, Thị trấn Na Lương (Trung Quốc) một con suối nhỏ, bản này chủ yếu là người dân tộc Dao sinh sống, làm nghề nông, lâm nghiệp và bốc hàng thuê ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
Do địa hình thuận lợi như vậy, lại có đông đảo lực lượng lao động địa phương sẵn sàng sang Trung Quốc gánh lợn qua suối về nên tình trạng người dân vận chuyển mỡ lợn, thịt lợn từ Trung Quốc về nội địa có diễn biến vô cùng phức tạp.
Cách nào ngăn chặn hiệu quả?
Trao đổi với phóng viên NTNN vào chiều 12.9, ông Nguyễn Văn Đông-Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, cho hay: "Ngay sau khi nhận được công điện khẩn về việc chủ động ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Sở NNPTNT tỉnh, xã đã tăng cường công tác tuần tra nắm bắt tình hình, kiểm tra, phát hiện và xử lý các đối tượng cố tình mua bán lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, chủ yếu là công an xã và dân quân tự vệ, nên vẫn tồn tại một số vụ".
Số thịt lợn do đối tượng Nguyễn Văn Phú thu mua, vận chuyển bị bắt giữ và tiêu hủy ngay trong ngày 12.9. Ảnh: Nguyễn Quý.
Cũng trong ngày 12.9, Trung tá Trần Xuân Khánh - Đồn trưởng Đồn biên phòng Quảng Đức, khẳng định: "Không có tình trạng vận chuyển với số lượng lớn qua biên giới xã Quảng Đức. Mỗi người chỉ qua biên giới xách vài cân thịt về, rồi các đối tượng thu mua lại, tập trung lên xe vận chuyển vào nội địa. Lực lượng biên phòng đã tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, tuyệt đối không để tình trạng vận chuyển thịt lợn trái phép từ bên kia biên giới về Việt Nam".
Trong khi đó, tại Lạng Sơn - nơi có trên 231km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc - tình trạng vận chuyển, buôn bán và nhập lậu sản phẩm từ thịt lợn trên địa bàn vẫn xảy ra. Riêng trong tháng 8.2018, các lực lượng chức năng của tỉnh này đã tổ chức tiêu hủy 1.500kg nầm lợn có nguồn gốc từ bên kia biên giới, do vậy nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn là rất cao.
Trước nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả châu Phi vào địa bàn rất cao, ông Lý Việt Hưng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lạng Sơn cho biết: Sở đã ban hành Công văn số 1108/SNN-TY ngày 5.9 về việc tăng cường phòng, chống và chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam gửi UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là 5 huyện biên giới và các cơ quan chuyên môn của Sở.
"Tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới" - ông Hưng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hưng, hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, Sở NNPTNT xác định và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; thực hiện các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và hướng dẫn người dân chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Theo Danviet
Dịch tả lợn tiến sát biên giới Việt-Trung, Phó Thủ tướng nói gì? Sáng nay (14/9), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành địa phương liên quan đặt ra mục tiêu kiên quyết không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, tránh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp, cũng như thu nhập, đời sống của người dân, nông...