Lời xin lỗi muộn màng
Xin lôi có lẽ là hai từ khó nói nhât trên thê gian này bởi vây nên em đã mât anh. Quán cà phê bât chợt vang lên giai điêu rât quen của môt bài hát tiêng anh khi em vô tình đi ngang qua.
Em không quá giỏi ngoại ngữ đê có thê nghe môt lân là hiêu được ngay từng câu từng chữ trong bài hát, nhưng em đủ sự tinh tê và nhạy cảm đê cảm nhân được sự day dứt toát ra từ giọng hát lúc thì trâm buôn, lúc lại cao vút, như thê môt sự ám ảnh khiên trái tim của bât kỳ ai đã từng mang môt vêt thương nông hay sâu dù chỉ nghe thôi cũng đủ thây những nhói đau quay vê.
Dĩ nhiên em không có cách nào đê ngăn cho trái tim mình khỏi dâng lên môt nôi buôn tê tái. Em đã từng muôn gặp anh đê nói môt lời xin lôi, nhưng đê làm gì khi mà sự hôi hân vào lúc này đã quá muôn màng. Xin lôi có lẽ là hai từ khó nói nhât trên thê gian này anh nhỉ và chính bởi nó khó nói ra nên em đã châm trê đên mức khi nhìn lại thì mới cay đắng nhân ra rằng anh đã chẳng còn ở bên cạnh mình.
Trong cuôc đời này có những điêu mà nhât định ta không được bỏ lỡ, tình yêu cũng vây, khi đã đánh mât cơ hôi yêu và chuôc lôi thì rât có thê tât cả mọi thứ sẽ mãi mãi biên tan (Ảnh minh họa)
Khi em bắt đâu học được thê nào là yêu môt người thì anh đã rời xa, khi em biêt quan tâm, biêt lo lắng, biêt tiêt chê đi cái tôi của mình thì anh đã chán nản đê em lại môt mình mà bỏ đi tìm môt chân trời khác. Mãi đên sau này em mới nhân ra rằng trong cuôc đời này có những điêu mà nhât định ta không được bỏ lỡ, tình yêu cũng vây, khi đã đánh mât cơ hôi yêu và chuôc lôi thì rât có thê tât cả mọi thứ sẽ mãi mãi biên tan, không bao giờ trở lại được nữa.
Những thanh âm ảo não mà day dứt của bài hát khi nãy cứ văng vẳng trong tâm trí, khiên trái tim em càng lúc càng thêm nhức nhôi phía bên trong lông ngực. Cảm giác ây là gì, có lẽ không chỉ đơn giản là sự hôi hân hay nuôi tiêc vê những gì đã qua mà còn là cảm giác đau đớn vì biêt trái tim mình vân còn yêu anh nhiêu lắm.
Có biêt bao cách đê kêt thúc môt cuôc tình, vây mà hai chúng ta lại chọn cái cách kêt thúc khiên cho chẳng ai cảm thây lòng thoải mái. Giá mà em chẳng quá trẻ con đê nhân ra mình sai và biêt xin lôi, còn anh đừng chọn cách im lặng, vây thì mọi chuyên đã đơn giản biêt bao nhiêu. Có những chuyên mà đã trải qua rôi, sau khi ngôi ngâm nghĩ lại ta mới biêt rằng mình ngôc nghêch, nhưng đên khi biêt được hướng giải quyêt tôt nhât thì lại lực bât tòng tâm mât rôi.
Em nhân ra rằng dù thời gian có trôi đi bao xa nhưng có những vêt thương mãi mãi không bao giờ có thê lành lặn được (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cuôc tình mình giông như môt giâc mơ mà cả em và anh đêu đã từng chìm đắm trong đó. Nhưng tiêc thay, anh đã tỉnh trước cả khi bình minh đên, còn em đên tân bây giờ đôi lúc vân mê man trong những cơn mơ. Em nhân ra rằng dù thời gian có trôi đi bao xa nhưng có những vêt thương mãi mãi không bao giờ có thê lành lặn được, hoặc giả là nhìn thì có vẻ đã liên sẹo nhưng sẽ ngay lâp tức nhức nhôi, tê buôt môi khi có ai đó vô tình chạm vào.
Dù biêt rằng đã từ rât lâu rôi anh chẳng còn đê tâm đên chuyên em đã nhân ra sai lâm hay chưa, rằng tình yêu của em vân còn tràn đây hay đã khô cạn, nhưng chẳng hiêu sao lòng vân dây lên môt cảm giác thât vọng, buôn bã không sao tả xiêt môi khi nghĩ đên viêc anh đang ở cạnh môt người con gái khác và mọi sự quan tâm, chăm sóc, âu yêm, dô dành… mà ngày đó anh đã dành cho em thì giờ đây anh lại trao vê phía người ta.
Có những con đường khi đã đặt chân vào người ta chỉ có thê bước tiêp mà không bao giờ được quyên quay trở lại. Có những sự thât mà dù cho không muôn nhưng người ta vân buôc phải châp nhân, chẳng hạn như viêc anh đã hêt yêu em.
Theo Eva
Chuyên viên đánh người: Hối hận muộn màng
Sáng 17-5, hội đồng kỷ luật Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Hoài, 51 tuổi, chuyên viên phòng nuôi dưỡng người già, vì đã đánh cụ bà 78 tuổi và một phụ nữ khác.
Đây cũng là mức kỷ luật mà trong bản kiểm điểm của mình, ông Hoài đã tự nhận trước hội đồng kỷ luật cơ quan.
Các văn bản làm rõ vụ đánh người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: T.T.D.
Vi phạm nghiêm trọng
Trước đó, ngày 30-4, do nghi cụ Nguyễn Thị Cúc (78 tuổi, quê huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, vào trung tâm từ tháng 2-2013) lấy trộm tiền, ông Hoài đã dùng một khúc cây khô đánh cụ Cúc gây sưng bầm bốn vết ở tay và mông.
Chị Nguyễn Thị Thắm (31 tuổi, ở P.Vĩnh Phước, TP Nha Trang, cũng là người được bảo trợ) thấy vậy đã can ngăn và la ông Hoài khiến ông này nổi xung dùng khúc cây đánh chị gây bảy vết sưng bầm ở đùi, chân.
Ông Trần Hiệp - phó giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa - cho biết hành vi trên của ông Nguyễn Minh Hoài đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước.
"Cụ thể đó là vi phạm quy định những điều viên chức không được làm trong Luật công chức - viên chức, vi phạm quy định cấm đánh đập đối tượng được bảo trợ theo thông tư số 04 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội. Hành vi của ông Hoài không những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín bản thân mà còn ảnh hưởng đến cơ quan và ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh Khánh Hòa, gây dư luận không tốt đối với xã hội" - ông Hiệp nói.
Với những vi phạm ấy lẽ ra ông Hoài sẽ bị xử lý kỷ luật rất nặng. Tuy nhiên, theo ông Hiệp, hội đồng kỷ luật Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa đã phân tích, thấy rằng đây là vi phạm lần đầu, ông Hoài là người có nhân thân tốt (cháu bà mẹ VN anh hùng, con liệt sĩ), trong quá trình làm việc tại trung tâm từ năm 2000 đến nay có nhiều cống hiến... do đó đã thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với chuyên viên này.
Ông Hiệp cho biết thêm tuần tới sẽ tổ chức họp toàn trung tâm để thông báo quyết định kỷ luật đối với ông Hoài, để toàn bộ cán bộ, viên chức của trung tâm xem đó là bài học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì để xảy ra sự việc này ngay trong trung tâm, một nơi làm công tác bảo trợ xã hội. Là lãnh đạo, chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm khi để xảy ra việc này. Tôi đã trực tiếp xin lỗi cụ Cúc, cháu Thắm và mong gia đình hai người cùng xã hội thông cảm. Chúng tôi hứa đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất để xảy ra việc chuyên viên trung tâm đánh người được bảo trợ xã hội" - ông Hiệp cam kết.
Hối hận muộn màng
Chiều cùng ngày, khi chúng tôi liên lạc, ông Hoài bày tỏ: "Bây giờ có nói gì đi nữa cũng không thể chuộc lại hết những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Tôi rất ân hận vì đã có hành vi không phải đạo đối với cụ Cúc và cả cháu Thắm.
Ban đầu tôi chỉ định dọa họ để ai có lỡ lấy tiền thì trả lại cho người mất, nhưng vì tôi quá nóng nảy, không kiềm chế được bản thân nên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc này".
Theo lời ông Hoài, khi nghe chị Nguyễn Thị Vân (21 tuổi, bị tâm thần nhẹ, đang được nuôi dưỡng ở trung tâm) la khóc kêu bị trộm mất tiền, ông đã đến phòng kiểm tra nhiều nơi nhưng không tìm thấy, sau đó thấy cụ Cúc có nhiều tiền nhưng giải thích không rõ ràng, ông đã có những hành động như trên.
"Thật sự tôi thấy cháu Vân đáng thương quá, bị bệnh mà thỉnh thoảng còn bị mất vặt thứ này thứ kia nên muốn nhanh chóng tìm lại số tiền giúp cháu, chứ không có định kiến gì với cụ Cúc hay cháu Thắm cả" - ông Hoài nói.
Hôm qua, tiếp xúc với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Vân, người mất tiền, cho biết chị cũng rất buồn khi có liên đới đến vụ việc. "Khi phát hiện mất tiền, tôi nghi cụ Cúc lấy nên vội báo cho cán bộ Hoài, nên cụ Cúc và chị Thắm bị đánh đau, oan. Không ngờ có một người khác đã giấu số tiền đó dưới gầm giường. Tôi rất hối hận, tôi đã xin lỗi và mong hai người tha thứ" - chị Vân nói.
Theo ông Nguyễn Hiệp, thường những người ăn xin, lang thang như cụ Cúc, chị Thắm được đưa vào trung tâm chỉ ở trong thời gian ngắn không quá 30 ngày, trường hợp đặc biệt thì không quá 90 ngày là phải lập hồ sơ gửi về lại địa phương. Theo quy định, những người này không được giữ tiền mà phải nộp cho trung tâm giữ hộ, khi nào rời trung tâm mới được nhận lại.
Riêng số tiền mà cụ Cúc, chị Vân có được là do các nhà hảo tâm đến thăm đã cảm thương nên gửi tặng.
Sau khi bị đánh và được chữa trị vết thương, cụ Cúc, chị Thắm đã rời Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi đã cố gắng nhưng không tìm được họ vì địa chỉ không rõ ràng.
Phẫn nộ
Đó là tâm trạng chung trong 180 ý kiến phản hồi của bạn đọc. Nhiều bạn đọc đã dùng các cụm từ như vô nhân tính, tàn nhẫn, lạm dụng quyền lực... cho hành động đánh cụ già 78 tuổi đang được bảo trợ tại trung tâm. Bạn đọc Thùy Vân viết: "Những người được bảo trợ thường là những số phận không may mắn, cần sự giúp đỡ và cần lòng yêu thương. Sao ông Hoài lại đối xử tàn nhẫn như thế với họ, ngay tại nơi mà người ta tìm đến để được giúp đỡ?". Nhiều bạn đọc đề xuất phải nghiêm trị đối với chuyên viên này, vì như phân tích của bạn đọc dttnnh@...: "Hành động này đã làm mất tư cách của người cán bộ ở cơ quan bảo trợ xã hội. Nếu ai cũng như ông này thì người dân sẽ không còn lòng tin vào các trung tâm bảo trợ xã hội".
Ông Nguyễn Trọng Đàm (thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội): Trường hợp hi hữu! Có 400 cơ sở bảo trợ xã hội trên toàn quốc nhưng chúng tôi chưa có số liệu nào về các vụ ngược đãi đối với những cá nhân được bảo trợ tại các trung tâm. Vụ ngược đãi diễn ra ở Khánh Hòa là rất hi hữu. Muốn hay không thì hành vi của chuyên viên bảo trợ xã hội đó là sai phạm. Còn sâu xa về vấn đề pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cũng đã có quy định hết. Hiện vụ việc xảy ra tại Khánh Hòa nên chúng tôi cũng chưa nhận được báo cáo, tuy nhiên chúng tôi sẽ cho kiểm tra thông tin báo Tuổi Trẻ nêu. Và đương nhiên sai phạm đến đâu phải xử lý đến đó tùy theo mức độ và không thể bao che. Tôi cũng sẽ yêu cầu Cục Bảo trợ xã hội kiểm tra và báo cáo thông tin về vụ việc cũng như phương hướng xử lý của địa phương. Chị Lê Minh Hiền (giám đốc Trung tâm Vì Ngày Mai, quận Ba Đình, Hà Nội): Phải xử lý nghiêm Người lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn nên mới được đưa về trung tâm để được chăm sóc và hưởng chế độ của Nhà nước, đương nhiên hoàn cảnh của họ đã là hết sức đáng thương rồi. Nhưng không phải bởi người ta là người ăn xin hay lang thang và nghèo mà có lòng tham. Không nên phân biệt đối xử với họ, không được nhìn người nghèo khổ và kém may mắn dưới con mắt khác. Và đương nhiên, việc đánh đập người được bảo trợ, người yếu thế dù họ có lỗi hay không cũng là không được. Khi nhân viên bảo trợ xã hội kết tội oan cho người ta thì ban lãnh đạo trung tâm phải xử lý nhân viên của mình một cách công khai và tương xứng để những người khác hiện đang sinh sống tại các trung tâm cảm thấy mọi việc được minh bạch và họ được đối xử công bằng. Hơn nữa, phải đặc biệt tôn trọng quyền bình đẳng của mọi người sống trong trung tâm bảo trợ xã hội, tất cả mọi thứ phải được góp ý minh bạch từ việc nhỏ như việc giám sát thực phẩm và chất lượng bữa ăn cũng nên để họ tham gia.
Theo viet bao
Hối hận muộn màng của nghịch tử chém cha Tức giận vì cha la mắng mẹ, Khoa dùng dao chém trọng thương cha ruột. Ngồi trong phòng trại giam, gã tỏ ra hối hận về những điều mình đã làm. Tuy nhiên, dù nước mắt rơi, xót xa khi kể lại mọi chuyện nhưng giờ, hắn vẫn là một nghịch tử trong mắt tất cả mọi người. Chém cha vì bênh mẹ...