Lời xin lỗi muộn dành cho người không cùng thời điểm
Chỉ đến sau này, trải qua nhiều sóng gió, tôi mới nhận ra người từng yêu thương mình đã khổ sở nhiều đến mức nào…
Tôi yêu thích những chuyện tình. Tôi tìm thấy chúng trong sách vở, trong phim ảnh, trong những câu chuyện của bạn bè mỗi ngày… Tôi vẫn hằng ngày nghe người ta nói về những chuyện tình đẹp, và cả những chuyện tình dang dở nhưng đáng nhớ. Tôi đọc về thứ tình yêu ngọt ngào nhất là thời thanh xuân, thứ tình yêu bền vững nhất là cùng nhau già đi… và thứ tình yêu nuối tiếc nhất là không cùng thời điểm.
“Anh biết không? Chúng ta bây giờ, chính là đã sai thời điểm rồi – một người quá sớm, còn một người lại quá muộn”. Câu nói của ai đấy vẫn làm tôi ám ảnh. Câu nói ấy làm tôi nhớ tới Summer và Tom trong bộ phim 500 days of Summer: hai người với hai tâm hồn trưởng thành hoàn toàn khác nhau, cũng là không còn chung thời điểm nữa.
Tôi đã không biết đau lòng là gì, đã không biết sự nuối tiếc đến xót xa đó là gì? Cho đến ngày, tôi buông lời xin lỗi muộn màng với người từng hết lòng vì mình.
Tình yêu là thứ kỳ diệu và cũng khó hiểu không kém. Chúng ta nhọc công đi tìm nó, nhưng lại chẳng mảy may bắt gặp. Khi chúng ta hờ hững và không phòng bị nhất, nó lại tìm tới. Đôi khi nhẹ nhàng tới mức, ta chẳng thể tin nổi đó là tình yêu.
Tình yêu của tôi cũng từng nhẹ nhàng như thế, và rất đỗi bình yên đến mức tôi không tin được, cảm giác thật không an toàn. Một người bỗng nhiên bước vào cuộc đời tôi, nói rằng anh yêu tôi. Khi tôi chưa kịp định thần và thấu hiểu, tôi chỉ muốn biết tại sao? Tôi vốn không nhận ra rằng, tình yêu đôi khi chỉ ở một khoảnh khắc mà không có lý do rõ ràng. Quả thực, nếu trả lời rằng lúc ai đó cười dưới ánh đèn vàng của quán café thì ta đã đem lòng yêu họ, có vẻ lại vô lý hơn cả. Nên đành để sự im lặng cùng những hành động yêu thương dịu dàng thế chỗ.
Video đang HOT
Thứ tình yêu nhẹ nhàng mà không cần cố gắng vẫn có được, dễ khiến người ta sinh hư. Tôi chỉ biết chú mục vào bản thân mình, hưởng thụ tất cả sự yêu chiều và chăm nom. Rất nhiều khi, chẳng biết quý trọng. Tôi chỉ nghĩ cho cảm giác của mình, nhìn người kia nỗ lực hết lần này đến lần khác mà chẳng mảy may cảm động. Có lẽ sâu thẳm trong tim, người được yêu nghĩ rằng tình yêu đó sẽ mãi mãi ở lại bên mình. Và rằng, họ yêu mình kia mà, hãy để họ thoải mái thể hiện tình yêu đó…
Tôi để lại cho họ những tin nhắn “đã đọc” mà thật lâu sau mới trả lời. Vì tôi bận. Tôi xếp họ sau cả những cuộc hẹn với những người mà hầu như ngày nào tôi cũng gặp. Tôi e ngại việc mình là người lên tiếng trước, là người chủ động hẹn họ một buổi gặp. Tôi cảm thấy mất tự do nếu như ngày nào họ cũng muốn ở cạnh mình. Sự vắng mặt đột ngột của họ, chỉ làm tôi thắc mắc một chút nhưng lại thôi, vì cho rằng bản thân đã cho họ thoải mái với cuộc sống riêng của mình rồi… Tôi không chia sẻ với họ cuộc sống cá nhân của mình, nghĩ rằng điều đó quả thực không cần thiết. Tôi thờ ơ khi họ gửi tôi một bản tình ca, hay ngỏ ý muốn cùng tôi xem một bộ phim ý nghĩa…
Người ta hay nói rằng, tình yêu là sợi dây hai người cùng kéo. Yêu một người thờ ơ với mình, vốn là việc rất can đảm. Hơn nữa, không phải ai cũng chờ đợi được mình. Cuối cùng, họ ra đi.
Chỉ khi, bước vào chính xác vị trí của một người, ta mới hiểu được họ từng trải qua những gì. Tôi vẫn không tiếc nuối gì mối tình thoáng qua, hay cảm nhận được mình đã tổn thương họ nhiều đến thế nào. Cho đến khi, tôi ở vào đúng vị trí của họ.
Yêu từ cái nhìn đầu tiên vốn không phải là việc tốt, vì người đó thường sẽ không yêu lại bạn. Tôi đã yêu và đã theo đuổi tình yêu. Tôi đã đối tốt, đã dùng những cử chỉ và lời nói dịu dàng nhất để trao cho họ. Tôi đã nghĩ mình yêu và tình nguyện cho đi trái tim mình. Tôi mong chờ và nhớ thương. Tôi mỗi ngày đều nói yêu họ nhiều đến thế, họ quan trọng đến thế… Đổi lại, những gì tôi nhận cũng là sự thờ ơ và lịch thiệp đến buồn lòng. Giống như việc, họ là những người tử tế không muốn người khác tổn thương, nhưng chính khoảng cách và sự tốt bụng đến bình thản đó, mới là sự tổn thương.
Tôi không tin và vốn không nghĩ, tất cả những gì mình nhận lại, là kết quả mình từng đối xử với người khác. Tôi chợt nhận ra, chính mình trước kia đã tệ và tàn nhẫn đến mức nào. Tôi nhận ra, mỗi người có một tật xấu đó là tự cho bản thân là nhân vật chính trong câu chuyện của mình, tốt đẹp và luôn đúng. Giờ đây, tôi không ưa nổi chính bản thân mình trong câu chuyện khi xưa.
Dù muộn màng, tôi đã nói với họ một câu tôi xin lỗi, từ tận đáy lòng. Đi qua những đau thương và tuyệt vọng, đi qua những thất bại ê chề… thì mới nhận ra được giá trị của thứ mình từng có. Mỗi kí ức lại là một bài học, một câu chuyện đủ màu sắc buồn vui chất chứa. Người ấy trả lời tôi rằng: “Trong tình yêu không gì là có lỗi cả. Chỉ có một điều đáng tiếc duy nhất là chúng ta không đúng thời điểm”.
Đúng vậy, quả thật là đáng tiếc. Nhưng có phải vì thế mà tôi học được cách trân trọng thứ hạnh phúc giản dị. Đó là việc có một người tình nguyện vì mình mà quan tâm, trao đi yêu thương, tình nguyện chăm sóc người kia từng chút một, lắng nghe, chờ đợi mình dưới cơn mưa với chiếc dù trong tay… Thứ hạnh phúc cùng nhau làm việc gì đó, cùng nhau chia sẻ cuộc sống… Thứ hạnh phúc quý giá hơn là được đáp lại tình yêu.
Nếu lần sau người có xuất hiện trong đời tôi, hứa rằng, sẽ chẳng bao giờ để người phải hối tiếc, ra đi vì chúng ta “không cùng thời điểm” nữa. Bởi một người, khi đã thực sự trưởng thành, thời điểm sẽ do chính bản thân họ tạo ra.
Theo Trí Thức Trẻ
Chồng đánh con vì cháu không muốn đi du lịch với bà nội
Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
ảnh minh họa
Tôi 35 tuổi, lấy chồng được 10 năm, có một cháu trai 9 tuổi và một cháu gái 3 tuổi rưỡi. Chồng tôi làm kinh doanh vật liệu xây dựng nối nghiệp bố mẹ, tôi là quản lý bộ phận cho một doanh nghiệp nước ngoài. Kinh tế trong nhà do anh đóng góp chủ yếu, bù lại anh bận rộn đi lại các nơi, ít có thời gian giúp đỡ tôi việc nhà và dạy dỗ chăm sóc các con. Chúng tôi yêu nhau từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, tôi xin học bổng đi du học thạc sĩ tại Ba Lan 2 năm, còn anh không đi kiếm việc mà tiếp quản công việc quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng của bố mẹ.
Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng chúng tôi cũng đến được với nhau dù hai gia đình phản đối. Bố mẹ tôi làm công chức nhà nước, mong muốn tôi lấy một người có cùng gia cảnh và học vấn. Tôi học thạc sĩ còn chồng tốt nghiệp một trường cao đẳng hạng trung, một phần cũng vì tôi không theo tiếp chương trình học tiến sĩ mà về nước để lấy anh. Bố tôi từng hy vọng chuyện tôi tiếp tục học tiến sĩ ở nước ngoài vì ông đã dang dở cơ hội này. Tuy nhiên tôi thấy mình không đủ can đảm để học tiếp 5 năm nên đã về nước rồi kết hôn. Còn phía gia đình chồng tôi ban đầu không thích tôi, lý do tôi trầm tính, ngoại hình bình thường, công việc không thể hỗ trợ gì cho việc kinh doanh của anh.
Tôi đến bây giờ cũng nhiều lúc thấy hối hận khi không nghe lời khuyên của bố ngày trước. Việc nền tảng, lối sống của hai gia đình khác nhau khiến cuộc sống chúng tôi có nhiều mâu thuẫn. Chồng tôi đã suy nghĩ thoáng hơn bố mẹ anh, nhưng nhiều quan niệm sống và tư duy của anh vẫn có nhiều điều giống ông bà nội, đặc biệt trong vấn đề giáo dục con cái. Trong khi tôi luôn hướng cho 2 con tự lập, sống giản dị, yêu thiên nhiên, ham thích khoa học thì phía nhà nội luôn chê trách tôi dạy con không khéo, để các cháu còi dù chiều cao cân nặng các cháu đều trong chuẩn, đen vì các cháu đều thích vận động ngoài trời, không cho cháu đi học thêm, không ăn diện cho các cháu.
Mỗi lần cho các cháu về nhà nội chơi là một lần tôi phải căng mình để bảo vệ các con khỏi những "lời dạy dỗ" của nhà nội. Tôi dạy con ý thức bảo vệ thân thể mình thì ông bà chê trách các cháu không tình cảm, lạnh lùng như mẹ, không cả cho bà nội "sờ chim". Con trai tôi rất thích chó thì ông bà bắt cháu xem cảnh làm thịt chó "để sau này còn biết mà làm" khiến cháu bị ám ảnh mất nhiều ngày, đến bữa còn bắt cháu ăn dù cháu không thích, mắng cháu yếu đuối. Cô em gái của chồng tôi thì mang con gái tôi ra trang điểm để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Hai ông bà thường xuyên lén tôi cho các cháu ăn bánh kẹo, trà sữa, đồ ăn vặt chiên rán để vỗ béo cháu. Ông nội đi đánh bài ăn tiền còn rủ con trai tôi đi cho cháu "tập làm toán". Bà nội và cô cho con gái tôi mặc những trang phục không phù hợp, nhồi vào đầu cháu suy nghĩ "sau này phải xinh đẹp thì mới lấy được chồng giàu có".
Tôi đã nhiều lần nói với chồng về việc này, nhưng chồng tôi chỉ ậm ừ. Anh nói hiểu cách giáo dục cháu của ông bà không phù hợp nhưng lại không nói thẳng thắn được với ông bà. Có lẽ chính anh cũng một phần ngầm đồng tình với những điều đó. Đỉnh điểm là việc con trai tôi đạt giải thưởng một cuộc thi sáng tạo cho trẻ em, phần thưởng cho cháu là một chuyến du lịch 2 ngày 2 đêm quan sát thiên nhiên tại một khu du lịch với một người thân là cha mẹ hoặc ông bà ruột thịt. Đây là thành quả nỗ lực của cháu suốt nhiều tuần đọc sách tìm hiểu, ghi chép và làm mô hình với sự giúp đỡ của ông ngoại. Cháu rất hào hứng cho chuyến đi và muốn ông ngoại đi cùng.
Bà nội cháu biết chuyện, muốn đi cùng nhưng cháu nói là muốn đi cùng ông ngoại do ông đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây dựng mô hình. Trong lúc tức giận, bà có chửi cháu: "Mày được thông minh giỏi giang như này là giống nhà nội, chứ giống ông ngoại mày thì được cái trò trống gì". Con trai tôi cãi lại: "Ông ngoại trước đây làm kỹ sư mới lắp được mô hình cho cháu, cả nhà nội toàn người không đi học có ai biết gì mà giúp cháu đâu". Ngay lập tức, cháu bị bố đánh vì tội láo, dám cãi ông bà. Chồng còn chỉ trích tôi dạy con khinh thường nhà nội dù tôi chưa bao nói điều gì không tôn trọng nhà nội với cháu.
Hiện tại chúng tôi chiến tranh lạnh với nhau. Bố tôi biết chuyện, gọi điện nói dối cháu là có hẹn với bạn nên không đi với cháu được, còn động viên cháu rủ ông bà nội đi cùng. Tuy nhiên nhìn cháu buồn rầu, đi chơi trong miễn cưỡng làm tôi không cam lòng. Vợ chồng tôi đều bận không thể đi được cùng cháu, chứ tôi không muốn bao công sức cháu cố gắng để rồi lại có một chuyến đi không vui vẻ. Làm sao để nhà nội tôn trọng cách sống và quyết định của các cháu? Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
Theo VNE
Với mình, hạnh phúc giản dị vô cùng khi ngắm chiếc khăn hơn 20 năm của bố tặng mẹ Đêm hôm rét căm căm, bố mình đạp xe đạp suốt 30km đi mua thuốc về cho mẹ. Khi bố về đến nhà, tay chân đã tím tái và run lẩy bẩy vì quá mệt. Quen nhau 1 năm, bố mình dẫn mẹ về thành phố ra mắt ông bà nội. (Ảnh minh họa) Mình là độc giả quen thuộc của mục. Hàng...