Lời xin lỗi đẫm nước mắt của kẻ gây thảm án lúc say rượu
Uống rượu và không làm chủ được bản thân, gã trai bản đã dùng dao tước đi mạng sống của người cùng làm việc với mình. Để rồi, nỗi đau của gia đình hai bên không biết khi nào mới nguôi ngoai, còn bản thân gã phải nhận một mức án nghiêm khắc của pháp luật.
Giết người vì bị chê say rượu
Tại TAND tỉnh Hòa Bình, TANDTC đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Nguyện (SN 1990, trú tại xóm 8, xã Sủ Ngòi, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) về tội “Giết người” theo đơn kháng cáo của gia đình bị hại. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trước đó, Nguyện bị phạt 20 năm tù giam.
Tại hàng ghế dành cho bị cáo, Nguyện liên tục đảo mắt hướng về phía người thân. Đã hơn 5 tháng sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, Nguyện mới gặp lại mẹ và các anh chị em trong nhà. Mặc chiếc áo phông mà mẹ mới gửi cho, Nguyện gục đầu khóc vì ân hận sau tất cả những gì đã qua.
Giờ đây, khi nhận bản án nghiêm khắc dành cho mình và có thể còn bị tăng hình phạt sau khi phiên tòa này kết thúc, bị cáo này mới thấm thía giây phút mình gây ra thảm án.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 26/1/2013, Nguyện được mời tới dự bữa cơm tổng kết năm do anh Bùi Văn Sang (SN 1974, trú tại TP.Hòa Bình) chủ trì. Tới dự bữa cơm này còn có một số người làm công cho anh Sang, trong đó có anh Lê Văn Tiến (SN 1969).
Đến 21h, sau khi ăn cơm xong, Nguyện rủ hai người bạn đi hát karaoke. Khi quay lại nhà anh Sang, thấy anh Tiến đang ngồi chơi với một số người khác, mặc dù không quen biết nhưng Nguyện đi lại gần chỗ anh Tiến vỗ vai anh này nói: “Thôi, nghỉ đi”.
Video đang HOT
Anh Tiến quay lại thấy Nguyện sặc mùi rượu liền cười đáp: “Chú đi ra ngoài đi”. Nghe anh Tiến nói vậy, Nguyện trợn mắt, hất hàm hỏi: “Mày nói cái gì, nói lại xem”. Thấy Nguyện kém tuổi mình nhưng ăn nói không có phép tắc, anh Tiến mắng: “Mày say rượu rồi thì đi ngủ đi, sinh sự cái gì”.
Chỉ chờ có thế, Nguyện sấn sổ tới anh Tiến chửi bới, quát nạt. Được mọi người can ngăn, hai người đẩy nhau ra. Trong lúc giằng co với Nguyện, anh Tiến phát hiện ở thắt lưng quần thanh niên này có một con dao gấp dạng nhỏ gắn vào móc khóa nên chủ động bỏ chạy ra đường vì sợ Nguyện làm liều.
Thế nhưng, thấy anh Tiến bỏ chạy, Nguyện liền đuổi theo đến trước cửa hiệu thuốc Thanh Dung (thuộc tổ 4, phường Tân Thịnh, TP.Hòa Bình) rút con dao gấp đâm nhiều nhát vào người anh Tiến. Chỉ đến khi thấy mọi người chạy đến và hô hoán: “Dừng lại, chết người rồi”, Nguyện liền bỏ chạy về phía nhà anh Sang. Sau đó, thanh niên này lấy xe mô tô bỏ chạy về phía bờ đê sông Đà lẩn trốn.
Về phần anh Tiến, được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng nạn nhân đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng. Sáng ngày 27/1/2013, Nguyện được gia đình vận động đã ra đầu thú tại Công an TP.Hòa Bình. Tại đây, Nguyện đã thú nhận toàn bộ hành vi mình đã gây ra. Lúc này, Nguyện mới tỉnh rượu.
Lời xin lỗi muộn mằn
Trong khi câu chuyện của Nguyễn Văn Nguyện cứ râm ran bởi mọi người đến dự phiên tòa bàn tán thì tiếng khóc thút thít của bà Nguyễn Thị Kết (52 tuổi, mẹ Nguyện) đang gục đầu vào vai người con gái cả vẫn chưa ngừng.
Gia đình Nguyện có 6 anh chị em, lần lượt các anh chị đi lấy chồng, lấy vợ và ra ở riêng, chỉ còn duy nhất Nguyện sống với bố mẹ. Trái với những mong mỏi của bậc sinh thành, thanh niên này thay vì tu chí học hành đến nơi đến chốn lại quyết định bỏ ngang khi mới học đến lớp 9.
Bà Kết bán cặp bò nuôi từ đầu năm để lấy toàn bộ số tiền đem đến đền bù thiệt hại ban đầu cho gia đình anh Tiến. Từ khi Nguyện gây án, ông Điểu suy nghĩ quá nhiều mà ốm liệt giường.
Kết thúc phiên xét xử, HĐXX đã quyết định tăng hình phạt đối với Nguyễn Văn Nguyện từ mức án 20 năm tù lên mức án chung thân. Ngoài mức phạt trên, Nguyễn Văn Nguyện cùng gia đình có trách nhiệm phải bồi thường cho gia đình anh Tiến.
Được nói lời sau cùng, Nguyện vừa khóc vừa quay về phía người mẹ bao năm dưỡng dục và yêu thương mình nhưng cũng vì Nguyện mà đau khổ, lao đao: “Cho con xin lỗi bố mẹ cùng các anh chị. Con sẽ cố gắng cải tạo để sớm trở về chuộc lại lỗi lầm”.
Theo Pháp luật Việt Nam
WHO hoan nghênh Việt Nam ngay đầu năm mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam hôm qua (31/12) đã ra tuyên bố hoan nghênh quy định mới của Việt Nam về mũ bảo hiểm có hiệu lực chính thức từ ngày đầu tiên của năm mới (1/1/2014). Theo đó, kể từ ngày 1/1, Nghị định số 171 của Chính phủ yêu cầu 40 triệu người lái mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm có chứng nhận và dán nhãn theo tiêu chuẩn quốc gia.
Ảnh minh họa
"Nghị định 171 là một sáng kiến mới cho khởi đầu năm mới 2014. Nghị định này được hoan nghênh bởi Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam", Tiến sĩ Takeshi Kasai, Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam phát biểu.
Tiến sĩ Takeshi Kasai cho biết: "Nghiên cứu đã chứng minh việc đội mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn và được cài dây đúng cách có thể giảm tỷ lệ tử vong tới 42% và chấn thương sọ não tới 69%".
Kể từ khi thông qua luật đội mũ bảo hiểm có tính chất lịch sử của Việt Nam năm 2007, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của người lái xe mô tô, xe máy và người ngồi sau duy trì ở mức hơn 90%. Tuy nhiên, mối quan tâm về chất lượng mũ bảo hiểm ngày càng tăng lên sau khi Tổ chức Y tế thế giới tiến hành kiểm tra gần đây cho thấy 84% mũ bảo hiểm được sử dụng có khả năng bảo vệ không đáng kể đối với đầu và sọ não trong tai nạn.
Mô tô, xe máy chiếm 95% phương tiện giao thông của Việt Nam nhưng tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia vẫn còn thấp so với đại đa số.
Theo Nghị định 171, người đi trên mô tô, xe máy đội mũ không phải là mũ dành cho đi môtô, xe máy sẽ bị xử phạt như không đội mũ bảo hiểm. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam để hoàn thiện luật về mũ bảo hiểm của người đi trên môtô, xe máy.
Nằm trong một phần của Chương trình An toàn giao thông toàn cầu của Bloomberg Philanthropies tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan quốc tế khác đã và đang làm việc với các đối tác Chính phủ và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để hoàn thiện luật pháp về an toàn giao thông, đặc biệt là liên quan đến đội mũ bảo hiểm đối với người đi trên mô tô, xe máy và lái xe sau khi uống rượu bia và bảo đảm chất lượng mũ bảo hiểm cho người sử dụng.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, mới đây đã phát động chiến dịch truyên thông toàn quốc về lợi ích của việc sử dụng mũ bảo hiểm đạt chất lượng và hậu quả nghiêm trọng nếu không sử dụng mũ đạt chuẩn.
"Tổ chức Y tế thế giới sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt trong việc bảo đảm mũ bảo hiểm đạt chất lượng, và thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo đảm Nghị định 171 được thực thi một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu chung của chúng ta là cứu người trên những con đường của Việt Nam", Tiến sĩ Takeshi Kasai nói.
Hải Yến
Theo_VnMedia
Nga khởi tố hình sự 8 nghi phạm bóc lột lao động Việt Nam Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam. Cảnh sát Nga kiểm tra thẻ nhân dạng của những người nhập cư trái phép 1.200 lao động Việt Nam bị tạm giữ Trong chiến dịch đặc biệt...