Lợi và hại của quả chanh dây
Vì hạt chanh dây là một nguồn chất xơ ăn được nên không cần loại bỏ hạt khi uống. Nó giúp nhuận trường và chữa táo bón. Chanh dây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Chuyên trang Khoẻ & Vui có nhận được một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về công dụng của trái chanh dây. Bạn đọc Nguyễn Thị Sâm (quận 1, TP.HCM): “Cả nhà tôi rất thích uống chanh dây, một ngày uống từ hai đến ba cốc, tầm bốn, năm trái. Xin hỏi uống nhiều chanh dây có bị ảnh hưởng gì không vì tôi nghe nói uống chanh dây không tốt cho phụ nữ và có thể gây vô sinh?”.
Bạn đọc Lan Trang (trangfox24@…) thắc mắc: “Uống chanh dây thường xuyên có làm cho da mặt xấu đi?”. Bạn đọc Mỹ Dung (Cần Thơ): “Tôi đang mang thai tuần thứ bảy, uống nước trắng thấy nhạt nhẽo và buồn nôn nên hay mua chanh dây về pha nước uống. Xin hỏi chanh dây có ảnh hưởng tới em bé không?”… Chúng tôi giới thiệu bài viết của DS Lê Kim Phụng, giảng viên khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM trả lời chung cho những thắc mắc này.
Chanh dây (thuộc họ lạc tiên – Passifloraceae), tên tiếng Anh là “passion fruit” (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là chanh nhưng không bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó.
Những lợi ích từ chanh dây
Video đang HOT
Bắt mắt, thơm ngon, chanh dây xứng danh là “quả nồng nàn”. Ảnh: Lê Kiên
Người ta đã chứng minh trong chanh dây có đầy đủ nguồn vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cũng như các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ. Hạt chanh dây là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh dây có mùi thơm đặc biệt.
Nước ép từ chanh dây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ những chất hợp chất phytochemical tìm thấy trong cơm quả. Các axít phenolic và flavonoid có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng. Các chất tan trong nước cũng như tan trong dầu đều có tác dụng chống oxy hoá tế bào, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá. Chanh dây chứa nhiều loại đường đơn, giúp tăng cường thể lực nhưng không hại cho người tiểu đường. Chanh dây là một nguồn vitamin và chất xơ nên giúp gia tăng sức khoẻ mà không gây béo phì. Chanh dây có chứa hợp chất sterol thực vật nên không làm tăng cholesterol trong máu. Chanh dây còn có tác dụng an thần, giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh, nhức đầu, huyết áp tăng cao, phụ nữ nóng nảy trong giai đoạn tiền mãn kinh. Với người khó ngủ, uống nước chanh dây trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn dễ hơn để tìm thấy một giấc ngủ êm ái. Chanh dây được xếp vào danh sách thuốc hạ nhiệt an thần rất tốt và đã được bào chế thành dạng thuốc viên.
Vì hạt chanh dây là một nguồn chất xơ ăn được nên không cần loại bỏ hạt khi uống. Nó giúp nhuận trường và chữa táo bón. Mỗi ngày 1 – 2 quả, pha thành 1 – 2 ly là tốt. Khi dùng liều vừa phải, chanh dây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nhưng uống quá hoá hại
Dù chanh dây nhiều lợi ích, nhưng dùng thường xuyên và liều cao hơn sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim. Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Chanh dây cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh dây cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Cần đến bác sĩ ngay nếu thấy một trong các triệu chứng trên. Cũng không nên dùng liều quá cao cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Theo SGTT
Cảnh giác với biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết: "75% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong là do nguyên nhân tim mạch, đây là những biến chứng gây tổn hại nghiêm trọng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và có thể xảy ra nhiều năm trước khi căn bệnh này được chẩn đoán.
Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường ĐH Y Dược THCM, nếu như không có các biện pháp điều trị và phòng ngừa từ sớm, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tổn thương hệ thống mạch vành và bị các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tửnhiều gấp 2 lần, có khả năng mắc tai biến mạch não hơn 2,4 lần, viêm tắc động mạch chi dưới nhiều gấp 4,5 lần những người không mắc bệnh.
Nguyên nhân gắn liền với những tổn thương mạch máu
Đái tháo đường là điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mạch máu. So với những người cùng tuổi thì người đái tháo đường gặp phải tổn thương mạch máu nhiều gấp 10 lần những người không mắc bệnh. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh tiểu đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid, mà trong đó hiện tượng tăng đường huyết là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh ra bệnh và thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Những rối loạn chuyển hóa lipid này, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ phát sinh ra những mảng xơ vữa động mạch và dẫn đến các biến chứng tắc động mạch. Tổn thương này thường nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách và hệ quả là gây ra những biến chứng trên tim mạch kể trên.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Mặc dù những biến chứng tim mạch trên những bệnh nhân tiểu đường là rất nghiêm trọng và xảy ra từ rất sớm nhưng ý thức tầm soát bệnh và phòng ngừa những biến chứng chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, TP HCM) nhập bệnh viện Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác, lở loét lan rộng sau một lần cắt lẹm móng chân. Khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp bàn chân, bà mới biết mình bị đái tháo đường (ĐTĐ) lâu năm. Đây chính là biến chứng viêm tắc động mạch kèm theo nhiễm khuẩn có thể rất nặng trên những bệnh nhân ĐTĐ.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường và cả những biến chứng tim mạch nghiêm trọng này hoàn toàn có thể được tầm soát nếu như có những biện pháp can thiệp đúng đắn. Bên cạnh việc kiểm soát chỉ số đường huyết, bệnh nhân cần kiểm soát tốt chỉ số HbA1C và phòng ngừa, điều chỉnh rối loạn mỡ máu có thể gặp phải.
Hiện nay những sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng là xu hướng đang rất được quan tâm.Điển hình trong đó là dược liệu Dây thìa canh. TS Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội cho biết, khi mà thế giới chưa có thuốc trị ĐTĐ thì dân gian đã sử dụng Dây thìa canh để trị bệnh này. Cây thuốc này đã được sử dụng hàng nghìn năm ở Ấn Độ với tên gọi Gurma buuti (nghĩa là kẻ hủy diệt đường). Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường bên cạnh đó Dây thìa canh còn có tác dụng giảm chỉ số HbA1C, giảm cholesterol và điều hòa lipid máu do vậy có thể hỗ trợ phòng ngừa biến chứng đặc biệt là những biến chứng tim mạch. Ở Việt Nam cây thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu do trường Đại hoc Dược Hà Nội thực hiện.
Theo Dân Trí
5 loại quả giúp răng trắng bóng Những loại quả dưới đây sẽ hạn chế sự vàng ố, ngả màu của răng, bạn hãy thử xem nhé. 1. Quả dâu tây Trong quả dâu tây có chứa axit malic và citric, các vitamin A, B1, B2, C và nhiều các nguyên tố vi lượng như: Fe, Ca, P, K, Mg, Mn. Vì thế nó không chỉ được coi là thức...