Lời tuyên bố của bố chồng “đánh bay” mọi lo lắng của nàng dâu năm đầu đón Tết ở nhà chồng
“Cứ cả gia đình đoàn viên, cùng nhau đi mua cây mai, cây quất rồi nấu mâm cúng Giao thừa, đốt lửa theo phong tục là đã đủ ấm áp, vui vẻ”, Uyên chia sẻ.
Có lẽ, nhiều cảm xúc đặc biệt nhất trong những dịp Tết là các cô dâu lần đầu tiên ăn Tết nhà chồng. Suốt nhiều năm ở nhà bố mẹ đẻ, quen với nếp sống, cách đón Tết của nhà mình. Bây giờ đến một gia đình khác, tiếp xúc với những cách sống khác chắc hẳn ai cũng có những điều lo toan.
Nàng dâu mới ăn Tết quê chồng
Uyên Bi – nàng hot girl nổi tiếng trên MXH vừa tổ chức hôn lễ vào tháng 7 vừa qua. Tết năm 2023 cũng là cái năm đầu tiên cô Tết ở nhà chồng.
Uyên và Đức Thành – chồng cô hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tuy nhiên, năm nay họ sẽ đón Tết cùng gia đình chồng ở Đắk Lắk.
Vốn là một người bận rộn với công việc người mẫu, beauty blogger, năm nay Tết đến sớm, Uyên cũng cố gắng sắp xếp công việc từ tháng trước và đẩy nhanh tiến độ để có thể dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị Tết.
“Năm đầu tiên làm dâu, gia đình mình sẽ bay về quê và ăn Tết cùng bên nội. Vì di chuyển xa và có con nhỏ nên hai vợ chồng không chuẩn bị quá nhiều. Bọn mình đã thống nhất khi vào đến nơi sẽ bắt đầu đi mua sắm mọi thứ chuẩn bị cho năm mới. Đương nhiên năm đầu về làm dâu mình cũng có nhiều cảm xúc khác lạ, cũng có hồi hộp và mong chờ lắm”, Uyên chia sẻ.
Vợ chồng Uyên vừa kết hôn vào tháng 7/2022.
Bên phía nhà chồng Uyên, các chị gần như đều định cư ở nước ngoài. Bởi vậy, việc sắm sửa, tổ chức đón Tết sẽ do gia đinh anh trai và vợ chồng cô đảm nhận.
Uyên tâm sự: “Gia đình chồng mình cũng xa quê lâu, Tết nhất về cũng để đoàn tụ họ hàng, thắp hương gia tiên. Bố mẹ chồng mình rất hiền lành và không có nhiều quy tắc trong nhà nên hai vợ chồng không quá nặng nề chuyện lên kế hoạch cho Tết. Cứ cả gia đình đoàn viên, cùng nhau đi mua cây mai, cây quất rồi nấu mâm cúng Giao thừa, đốt lửa theo phong tục là đã đủ ấm áp, vui vẻ”.
Với nhiều nàng dâu mới, đôi khi chuyện nấu cỗ Tết là một ác mộng. Có thể họ cũng khéo léo trong việc nội trợ nhưng cỗ Tết lại là một phạm trù khác và mỗi gia đình lại có phong cách riêng. Bản thân Uyên cũng có chút lo ngại dù không phải người vụng về nhưng cô không có nhiều kinh nghiệm trong việc nấu cỗ. Tuy nhiên, nhờ một câu của bố chồng mà Uyên hết lo các vấn đề này.
Cô dâu mới rất háo hức với Tết.
Video đang HOT
“Có lần mình hỏi trêu bố chồng: ‘Bố ơi con không biết làm gà thì phải làm sao?’. Tại người ta cứ bảo con dâu tháo vát gà vịt gì cũng biết làm đó. Bố chồng nghe thế trả lời luôn: ‘Cúng thịt luộc cũng được con ơi, quan trọng gì đâu, mình thành tâm là được’. Từ lúc đó mình đã biết bản thân rất may mắn khi được làm con dâu của bố mẹ. Bố mẹ hoàn toàn không có nguyên tắc hay yêu cầu gì quá mức cầu toàn với con dâu trong việc nấu cỗ”, Uyên chia sẻ.
Nàng dâu mới không “sợ Tết”
Với gia đình Uyên, Tết bắt đầu trở nên rộn ràng từ ngày 23 tháng Chạp. Đến ngày 27, vợ chồng cô cùng con trai cùng về quê. Vì năm đầu ăn Tết quê chồng nên cô không trang trí nhiều cho tổ ấm ở Hà Nội. Uyên chỉ mua một cành đào nhỏ xinh trang trí nhà và mang không khí của ngày đầu xuân năm mới mà thôi.
Về phần chuẩn bị quà Tết cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ, Uyên lại không coi đó là một vấn đề quá lớn.
“Bản thân mình suy nghĩ không phải Tết nhất mới mua sắm hay quan tâm đến ông bà, mà những ngày bình thường khi thấy cái gì hợp lý, cái gì tốt cho ông bà, hay ông bà thích là mình sẽ mua.
Tết cũng chỉ là hình thức thôi, ta cũng không nên đặt nặng quá, mà hãy quan tâm đến gia đình bất kể ngày nào trong năm, bất kể lúc nào mà ta nghĩ đến”, Uyên chia sẻ.
Nhiều người cho rằng, Tết của người độc thân thì nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái tụ tập hay gặp mặt bạn bè. Sau khi kết hôn và làm dâu thì nhiều người sẽ “sợ Tết” hay thậm chí nghĩ đến Tết là cảm thấy hãi, chỉ mong tất cả như ngày thường. Với Uyên Bi, những nỗi lo lắng đó dường như không tồn tại.
Cô chia sẻ: “Theo mình thì việc lo lắng không được tụ tập vui vẻ hay áp lực vì phải lo toan, phần lớn phụ thuộc vào thái độ của chồng mình hay tình cảm của gia đình đối với nhau.
Như mình chồng vẫn luôn quan tâm và chiều theo ý vợ, bố mẹ thì yêu thương, chị dâu cũng giúp mình rất nhiều nên mình không có cảm giác bị lạc lõng hay sốc so với những năm còn độc thân. Tết đối với mình vẫn nguyên vẹn ý nghĩa, vẫn háo hức và còn có phần mong chờ hơn vì muốn cùng con trai trải nghiệm những cảm giác đặc biệt chỉ Tết mới có”.
Gia đình Uyên tất bật chuẩn bị cho Tết.
Nàng dâu mới và chuyện ăn Tết luôn là một chủ đề mang theo nhiều câu chuyện khác nhau. Chúc mừng Uyên Bi với cái Tết đầu tiên trong không khí ấm áp, yêu thương ở nhà chồng.
Xa nhà về thấy mẹ bưng bát cháo gà cho con dâu ở cữ, tôi đổ thùng rác rồi đưa vợ về ngoại luôn
Ngày về tôi không báo trước với gia đình để mọi người được bất ngờ. Cũng gần giờ cơm trưa, bước vào nhà tôi thấy mẹ từ trong bếp đi ra, trên tay bưng bát gì đó.
Tôi vừa đi công tác được 2 ngày thì vợ nhập viện sinh con. Cũng vì cô ấy sinh sớm hơn ngày dự sinh đến 3 tuần. May mắn là mẹ tròn con vuông, con tôi chào đời khỏe mạnh, đủ cân nặng. Công việc đang dang dở, tôi không thể về ngay được.
Mấy ngày trong viện có bà ngoại dưới quê lên, khi xuất viện về nhà chỉ còn mẹ tôi chăm sóc con dâu ở cữ. Sức khỏe mẹ vẫn tốt, bà lại là người thương con thương cháu, tính tình cẩn thận tỉ mỉ nên tôi vô cùng yên tâm.
Nhưng vừa về nhà được 3 ngày vợ tôi đã than thở mẹ chăm cô ấy ở cữ không chu đáo, đồ ăn không hợp khẩu vị, mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn trong cách chăm sóc trẻ nhỏ. Rồi cô ấy đòi về ngoại ở cữ.
Công việc đang bù đầu, ban đầu tôi còn nhẹ nhàng khuyên nhủ cô ấy nhưng sau mấy lần thì tôi không nhịn được nữa. Tôi mắng vợ đừng đòi hỏi nhiều, mẹ không thương con cháu thì thương ai. Bà sống cả đời tích lũy bao kinh nghiệm lại tự tay nuôi tôi lớn nhường này, lẽ nào không bằng cô ấy còn trẻ người non dạ lại sinh con lần đầu. Tốt nhất là cô ấy cứ nghe lời mẹ chồng đi, khi nào con được 3 tháng thích về ngoại tôi sẽ cho về.
Vừa về nhà được 3 ngày vợ tôi đã than thở mẹ chăm cô ấy ở cữ không chu đáo... (Ảnh minh họa)
Sau đó quả nhiên vợ không than thở gì nữa. Chuyến công tác của tôi kéo dài gần 20 ngày, cuối cùng cũng kết thúc, tôi được về nhà đoàn tụ với vợ con.
Ngày về tôi không báo trước với gia đình để mọi người được bất ngờ. Cũng gần giờ cơm trưa, bước vào nhà tôi thấy mẹ từ trong bếp đi ra, trên tay bưng bát gì đó. Thấy tôi bà rất bất ngờ, hỏi ra mới biết mẹ định bưng cháo gà cho con dâu ăn trưa.
Tôi vội tiến đến giành việc bưng cháo vào phòng cho cô ấy mà mẹ lúng túng không đưa. Lúc ấy tôi nghĩ mẹ muốn con trai vừa về được nghỉ ngơi nhưng đến khi nhìn bát cháo thì tôi mới tái mặt hiểu rõ lý do.
Bát cháo gà lạnh ngắt không hề được hâm nóng, nhìn kỹ thì còn thấy cháo đã vữa nát do để lâu. Tôi hỏi mẹ sao đồ ăn cho bà đẻ lại như vậy? Mẹ lúng túng bảo tối qua sang nhà em gái tôi có nấu cháo gà nên bà mang về để hôm nay cho con dâu ăn, mà lại trót quên không để vào tủ lạnh.
Bảo sao tôi thấy trong bát cháo chỉ có mấy miếng cổ cánh chứ không có thịt ngon. Mẹ quên không bỏ tủ lạnh thì nấu nồi khác là được, vậy mà mẹ còn cho con dâu ăn, thật không chấp nhận được. "Trời lạnh thức ăn có ảnh hưởng gì đâu, mẹ hơi mệt nên để nó ăn tạm, tối sẽ nấu nướng đàng hoàng...", mẹ tôi biện minh như vậy.
Nếu không tận mắt chứng kiến thì tôi vẫn không tin được mẹ có thể đối xử với con dâu khác biệt hoàn toàn khi có mặt và khi không có mặt con trai. Vợ tôi đã đành, lẽ nào bà không nghĩ đến sức khỏe của cháu nội?
Bực bội tôi đổ bát cháo gà vào thùng rác, đến người khỏe mạnh bình thường còn không muốn ăn, huống chi là bà đẻ cơ thể chưa hồi phục. Tôi gọi cháo mới nóng bên ngoài cho vợ ăn, cẩn thận hỏi vợ chuyện từ hôm ở cữ đến giờ. Biết mẹ nấu ăn rất qua loa sơ sài, thậm chí còn sơ suất như bát cháo gà kia, tôi thật không yên tâm nhờ bà chăm vợ con.
Ngày hôm sau tôi lập tức thuê xe đưa vợ con về quê ngoại, vừa để vợ được mẹ đẻ chăm sóc tốt hơn, vừa cho tâm lý vợ được thoải mái. Công việc của tôi rất bận, không có nhiều thời gian dành cho cô ấy. Tôi cũng đã nói chuyện lại với mẹ về vấn đề này nhưng mẹ vẫn khăng khăng ăn vậy không sao cả, ngày xưa các cụ còn phải ăn đói.
Tôi không biết phải giải thích với mẹ thế nào, khi mà món ăn đến người khỏe mạnh còn không nên ăn? Bà đẻ ở cữ cần ăn uống ra sao?
Ngày hôm sau tôi lập tức thuê xe đưa vợ con về quê ngoại... (Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh
Suốt 9 tháng thai kỳ, những loại thực phẩm bạn dung nạp chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cả bạn lẫn em bé. Nhưng sau khi sinh, chế độ ăn uống cũng quan trọng không kém, bởi nó giúp cơ thể bạn phục hồi và cung cấp năng lượng cần thiết để chăm sóc em bé mới sinh.
Sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1800 đến 2200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.
Để đạt được nhu cầu năng lượng này, bạn cần:
- Ăn tăng bữa: Khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
- Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: Ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh) vì quá trình sinh nở đã bị mất máu nhiều.
Bị đòi nợ, anh trai tỉnh bơ nói một câu khiến tôi giận tím mặt Biết anh trai đã nhận tiền thưởng Tết, tôi hỏi anh ấy về số tiền nợ 2 năm nay. Nhưng câu trả lời của anh ấy khiến tôi bực mình. 2 năm trước, anh trai tôi bị thất nghiệp nên kinh tế khó khăn. Anh ấy hỏi vay tiền tôi nhiều lần. Mỗi lần tuy không nhiều nhưng cộng dồn lại cũng hơn...