Lời tự thú thật như đếm từ cặp đôi khẳng định hạnh phúc dù nói không với ‘chuyện ấy’
Câu chuyện của cặp vợ chồng giấu tên dưới đây chứng minh rằng tình yêu và tình dục không nhất thiết lúc nào cũng phải đi đôi với nhau. Mấu chốt của hạnh phúc đó là hai người trong cuộc hôn nhân đồng điệu về sở thích, lối sống, tâm hồn.
(Ảnh minh hoạ).
Vợ chồng tôi đã ở bên nhau ngót nghét chục năm. Chúng tôi gặp nhau ở ngưỡng tuổi 20, khi cả hai vẫn còn đang sống cùng bố mẹ và bước vào một mối quan hệ tình cảm với những cảm xúc nồng nhiệt, cháy bỏng nhất. Lúc mới yêu, chúng tôi điên cuồng lao vào nhau mỗi lúc mỗi nơi chỉ có 2 người: trên ô tô, trên ghế sofa phòng khách,…
8 năm nhanh chóng trôi qua. Trong khoảng thời gian không hề ngắn đó, cuộc sống của hai vợ chồng đều có những thay đổi nhất định. Sau khi hoàn thành việc học, tôi đi làm. Chúng tôi đã mua một ngôi nhà. Và một năm sau kết hôn, chúng tôi hầu như ngừng quan hệ tình dục.
Đó đương nhiên không phải là một quyết định có ý thức. Giống như nhiều cặp đôi khác, cuộc sống của vợ chồng tôi vô cùng bận rộn. Chúng tôi mệt mỏi vì làm việc quá sức. Đối với “chuyện ấy”, hai chúng tôi thường có hứng ở những thời điểm khác nhau. Một trong hai người tỉnh táo khi người kia không thể mở mắt là chuyện hết sức bình thường. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy thân mật giữa vợ chồng như là một nhiệm vụ chứ không còn là điều hai bên cùng mong muốn.
Càng ở bên nhau lâu, chúng tôi càng ít quan hệ tình dục. Hàng tuần rồi hàng tháng một lần, đến một lúc chúng tôi nhận ra vợ chồng chỉ còn gần gũi nhau trong những dịp đặc biệt. Lắm khi “yêu” chồng mà tôi không nhớ nổi lần gần nhất có “chuyện ấy” là khi nào.
Ảnh minh họa
Mặc dù tôi không quá nhớ nhung những động chạm thể xác nhưng tôi thấy lo. Có điều gì đó sai ở tôi phải không? Liệu chồng có còn muốn ở bên cạnh tôi nếu tôi nói với anh rằng tôi không còn hàm muốn? Anh cũng không đòi hỏi quan hệ tình dục với tôi bởi anh không còn yêu tôi, không còn bị tôi hấp dẫn?
Chồng tôi dường như không quá lo lắng hay thất vọng trong khi tôi ngày càng rối bời. Điều này rõ ràng không bình thường chút nào. Nếu anh ấy không được “yêu” bởi vợ, liệu anh có đi tìm điều đó ở một nơi nào khác? Phải mất một thời gian dài sau chúng tôi mới đủ can đảm thảo luận với nhau về chuyện này. Tôi sợ nói ra hôn nhân giữa chúng tôi sẽ tan vỡ.
Vợ chồng tôi đã nói chuyện nghiêm túc với nhau. Tôi đã cố gắng hết sức để tỏ ra bình thường. Anh trấn tĩnh tôi bằng cách nói rằng bản thân cũng có suy nghĩ tương tự. Anh thừa nhận rằng anh đôi lúc cũng không chắc chắn, cũng nghi ngờ về sức hấp dẫn của bản thân cũng như sự khỏe mạnh của cuộc hôn nhân này. Chúng tôi kết thúc cuộc trò chuyện một cách chân thành. Hai vợ chồng đều thừa nhận rằng chuyện tình dục đã không còn quan trọng trong cuộc sống của cả hai. Chúng tôi đồng ý rằng điều duy nhất chúng tôi đã bỏ lỡ và cần duy trì trở lại đó là việc trao nhau những cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Khi biết rằng cả hai đều có cùng suy nghĩ, tôi cởi mở hơn trong việc chia sẻ. Tôi thừa nhận với chồng rằng tôi từng muốn hôn anh ấy nhưng lại sợ nó sẽ dẫn đến những chuyện “phức tạp hơn”. Chúng tôi thống nhất sẽ dành thời gian trước khi ngủ để trò chuyện, ôm nhau, thể hiện tình cảm với nhau. Cả hai chúng tôi đều không thích được âu yếm khi đang ngủ. Và dần dần khoảng thời gian đó trở thành thời điểm được tôi mong đợi nhất trong ngày. Đó là khi vợ chồng thực sự chia sẻ, kết nối, làm cho nhau cảm động. Nó dịu dàng, trọn vẹn và có ý nghĩa vô cùng.
Cuộc hôn nhân giữa vợ chồng tôi ở thời điểm hiện tại cực kỳ hạnh phúc. Và tôi thật sự không thể nhớ đã bao lâu rồi hai chúng tôi chưa “yêu” nhau. Tôi không còn lăn tăn nhiều về chuyện này nữa. Thậm chí điều đó còn khiến mối quan hệ giữa chúng tôi khỏe mạnh hơn. Hai vợ chồng giao tiếp tốt hơn, dành nhiều thời gian cho nhau và mỗi lúc ở bên nhau đều đặc biệt “chất lượng”. Hiện tại tôi cảm tưởng có thể nói với anh về bất cứ điều gì.
Tất nhiên, vẫn có những lúc tôi lo lắng. Bởi nhìn chung xã hội vẫn đem tần suất và chất lượng chuyện tình dục để “đo” độ bền vững, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân. Nhưng vợ chồng tôi sau nhiều lần trò chuyện đã đồng ý với kết luận rằng chúng tôi không giống với số đông. Chúng tôi hạnh phúc dù “định nghĩa” Hạnh Phúc của cả hai chẳng giống bất kỳ cặp đôi nào ngoài kia. Cùng nhau, chúng tôi xây dựng cuộc hôn nhân tuyệt vời theo cách của riêng mình.
Theo Afamily
Câu hỏi muôn thuở: Yêu bao lâu là đủ để quyết định 'góp gạo thổi cơm chung'?
Kết hôn là việc trọng đại của cuộc đời, chính vì vậy không thể vội vàng mà cần có thời gian tìm hiểu đối phương. Vậy thời gian tìm hiểu, yêu nhau bao lâu là phù hợp trước khi quyết định dọn về chung một nhà?
(Ảnh minh hoạ).
Chúc mừng bạn nếu đã tìm thấy một nửa của mình và cảm thấy vô cùng hòa hợp về mọi mặt. Có thể hai người chỉ vừa ở bên nhau trong 2 tuần, cũng có thể đã trải qua 8 năm mặn nồng, và cả hai đều xác định hôn nhân chính là đích đến cho tình yêu này. Vậy đây có phải lúc nghĩ về việc kết hôn hay chưa, liệu có cần thêm thời gian để tìm hiểu đối phương? Thời điểm tốt nhất để trao lời hẹn thề sau thời gian tìm hiểu là lúc nào?
Câu hỏi khi nào thì một cặp tình nhân nên kết hôn đã được các nhà khoa học nghiên cứu dựa trên nhiều cuộc khảo sát. Giả sử, nếu câu trả lời là sau 3 tháng đã có thể hiểu tương đối một con người đủ để quyết định dọn về chung tổ ấm thì liệu người ta có cần hẹn hò đến 2, 3 năm hoặc lâu hơn nữa? Nói cách khác, nếu hẹn hò là một phần quan trọng trong việc xác định đối phương có phù hợp với mình không, thì sau bao lâu bạn sẽ thu thập đủ thông tin để biết nên "chốt" bằng một lời cầu hôn.
Nên tìm hiểu một người trong bao lâu trước khi quyết định cưới? (ảnh: Pinterest)
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory đã khảo sát hơn 3000 người ở Hoa Kỳ về vấn đề hẹn hò và kết hôn. Dù nghiên cứu này tập trung phần lớn vào việc chi tiêu của các cặp đôi cho đám cưới, nhưng nó cũng bao gồm nhiều yếu tố liên quan khác như sự tan vỡ sau hôn nhân và phát hiện rằng:
Những cặp đôi có thời gian hẹn hò, tìm hiểu trong khoảng 1 đến 2 năm trước khi tiến đến hôn nhân có khả năng ly hôn thấp hơn khoảng 20% so với các cặp cưới nhau chỉ sau vài tháng gặp gỡ. Và những cặp có thời gian hẹn hò từ 3 năm trở lên có tỷ lệ ly hôn thấp hơn đến dưới 50%. Từ kết quả này có thể thấy rằng, thời gian tìm hiểu đối phương trước một vài năm có thể sẽ hữu ích và giúp hôn nhân của bạn bền vững sau này.
Tuy nhiên, các kết quả này chỉ mang tính tương đối và không phù hợp với tất cả mọi người. Bởi lẽ những cặp đôi gặp gỡ và bắt đầu mối quan hệ năm 21 tuổi sẽ khác với những người gặp nhau khi 31 hay 41... Mỗi độ tuổi sẽ có tâm sinh lý cùng mẫu người lý tưởng khác nhau, chưa kể là hoàn cảnh sống và nhân sinh quan cũng khác biệt rất nhiều.
(ảnh: Pinterest)
Hơn nữa, một vài cặp đôi đến với nhau từ những người xa lạ, số khác đã là bạn một thời gian trước khi quyết định trở thành tình nhân. Và một điểm lý thú được phát hiện nữa là nếu cả hai đều cảm nhận người bạn đời rất tuyệt vời tại thời điểm kết hôn thì tỷ lệ ly hôn cũng giảm xuống khá nhiều.
Thay vì tập trung vào khoảng thời gian bạn hẹn hò, bạn hãy cân nhắc những việc khác để đánh giá liệu bạn đã sẵn sàng cho hôn nhân hay không. Ví dụ:
Bạn có nghĩ rằng kết hôn như là nút khởi động lại cho tình cảm của cả hai?
Kết hôn là sự gắn kết thiêng liêng giữa hai người, nhưng không có nghĩa việc này sẽ giúp hàn gắn hay khiến tình cảm của các cặp đôi nồng nhiệt trở lại, đặc biệt là những mối quan hệ vốn dĩ đã không lành mạnh. Đừng nghĩ hôn nhân sẽ có thể thay đổi một ai đó trở nên tốt hơn, đây cũng là một trong những lý do khiến hôn nhân của nhiều cặp đôi bị khủng hoảng trong 2 năm đầu. Bởi lẽ, một khi kết hôn được xem như chìa khóa để giải quyết rắc rối thì nó sẽ dễ dẫn đến sự vỡ mộng nhanh hơn.
Hai bạn đã thực sự hiểu rõ nhau?
Một vấn đề khiến các cặp đôi kết hôn vỡ mộng hơn cả là đối tác đã thay đổi quá nhiều, không giống như người ta đã từng yêu. Nhưng thực sự là ai kết hôn rồi cũng dễ dàng thay đổi hay ta đã không hiểu rõ đối phương trước khi quyết định về chung nhà? Bạn đã hiểu rõ quan điểm về chi tiêu của bạn trai/bạn gái? Hay họ sẽ thế nào nếu trở thành phụ huynh? Tìm hiểu thêm những góc khuất của đối tác sẽ giúp cho hôn nhân của bạn bớt đi xung đột về sau này.
Bạn nghĩ bạn sẽ hạnh phúc thế nào?
Bạn mong muốn tương lai sẽ hạnh phúc thế nào thì hãy giữ vững mong muốn như thế ấy, không thỏa hiệp và hạ các tiêu chí để làm hài lòng đối phương. Vì nếu như thế, chẳng khác nào bạn đang dần làm lệch đi con đường mưu cầu hạnh phúc của chính mình. Một khi bạn cảm thấy hạnh phúc thực sự trong mối quan hệ hiện tại, thì bạn mới sẵn lòng làm những chuyện lớn lao hơn cùng bạn đời và nguy cơ ly hôn cũng giảm xuống mức thấp nhất.
Bạn có kết hôn vì điểm "hấp dẫn chết người" của đối phương không?
Đôi khi, điểm hấp dẫn nhất của đối phương khiến ta xiêu lòng cũng chính là điểm sẽ giết chết tình cảm của ta. Nghiên cứu của Felmlee, D. H. (1995) chỉ ra những "điểm thu hút chết người" này thường theo một dạng nhất định, ví dụ như "cô ấy cực kỳ nhiệt tình", "anh ấy vô cùng thân thiện"... và chúng ta thường bị hấp dẫn nhất thời. Nhưng khi giai đoạn cao trào của tình cảm qua đi, thì liệu bạn còn yêu thương và muốn gắn bó với đối phương?
Hôn nhân không phải ngày một ngày hai, cần tìm hiểu khả năng tương thích lâu dài của mình và đối tác trước khi quyết định cùng xây tổ ấm. Chứ đừng vì một điểm "hấp dẫn chết người" mà vội tính chuyện trăm năm.
Bạn có mong đợi rằng mọi thứ sẽ khác đi trong hôn nhân?
(ảnh: Pinterest)
Trước khi kết hôn, mối quan hệ của bạn thường diễn ra như thế nào? Bạn có phải là một cặp đôi có mức độ hòa hợp cao? Nhiều người cho rằng hôn nhân sẽ cho người ta nhiều trải nghiệm mới mẻ, đồng thời cũng làm thất vọng không tưởng. Nhưng thực tế là, các xung đột và rắc rối của cặp đôi sau khi kết hôn đa phần đều giống với những gì họ đã trải qua thời còn là tình nhân. Thay vì kết hôn bởi nghĩ rằng việc này sẽ giúp hai bạn hạnh phúc và hạn chế mâu thuẫn, hãy dành thời gian để giải quyết xung đột thường gặp trước, và thử thách mức độ chịu đựng lẫn nhau trước khi về chung một nhà.
Bạn "sống thử" trước hôn nhân vì điều gì?
Ngày nay các cặp đôi thường sống cùng nhau trước hôn nhân. Lý do họ làm như vậy là để kiểm chứng sự hòa hợp của đối phương, cũng như lường trước các vấn đề rắc rối có thể nảy sinh trong cuộc hôn nhân sau này.
Và các cặp đôi sống thử với lý do thực tế như tìm hiểu trách nhiệm "cơm áo gạo tiền" thường dễ thất vọng về đối phương hơn, cũng như sẽ kém tự tin trong mối quan hệ về lâu về dài. Còn những cặp đôi sống chung với nhau vì lý do khác như muốn dành thời gian bên nhau nhiều hơn, thì tỷ lệ tiến tới hôn nhân cũng cao hơn.
Tóm lại, không có thời gian hẹn hò cố định nào là phù hợp, để các cặp đôi dựa vào đó mà đưa ra quyết định kết hôn. Thay vì quan trọng về vấn đề hẹn hò bao lâu là đủ, thì bạn hãy tìm hiểu nhiều hơn về đối phương, về suy nghĩ, lối sống và sự hòa hợp của cả hai. Đừng cưới chỉ vì yêu đã lâu hay vì sự "hấp dẫn chết người" lúc mới gặp. Bởi đó là sự đánh cược quá liều lĩnh, mà hôn nhân muốn bền vững thì cần được xây dựng trên nền tảng thấu hiểu, hòa hợp dài lâu.
Theo Afamily
Chúng ta gặp nhau làm gì để cuối cùng vẫn phải xa nhau Em không tiếc những khoảng thời gian xưa cũ, em không hối hận về lựa chọn phân chia cuộc sống của em cho những người em yêu thương, ngày đó, em, dành một phần thế giới của mình cho anh! Tại sao chúng ta lại gặp nhau? Em thường tự hỏi mình như thế, tại sao em gặp anh chứ không phải một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ

Đã 2 lần "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", bố mẹ tôi sẽ thế nào khi biết tin đứa con gái duy nhất đang mắc căn bệnh ung thư?

Gia đình bạn trai phũ phàng khi tôi mang thai nhưng 7 năm sau, tai nạn khiến anh ta mất khả năng làm bố thì họ lại tìm đến xin nhận cháu

Ba tôi luôn dạy 3 đứa con gái... bỏ cuộc, không cần phải cố gắng

Biết mẹ chồng bệnh nặng, chị dâu đòi lập di chúc chia tài sản, tôi phản đối thì chị đanh thép nói một câu choáng váng

Bố chồng không có lương hưu, tôi vẫn chăm sóc chu đáo, lúc hấp hối, ông đưa tôi cái gối rách rồi thì thào: "Cho con dâu"

Hôn nhân đang bế tắc thì mẹ vợ bỗng đến ở vài ngày và cao tay giải quyết khiến con rể quay đầu xin lỗi vợ

Sau một năm sống chung nhà, con trai và con dâu dọn ra ngoài ở riêng: Nguyên do từ những mâm hải sản, thịt thà mời mà bố mẹ không ăn

Từ mặt cháu gái 8 năm, ông nội đột ngột gọi tôi về thừa kế gia sản bạc tỷ nhưng lại kèm theo một điều kiện oái oăm

Lương hưu của mẹ chồng 20 triệu/tháng, ngày bà mất trí nhớ, trong nhà không có đồng nào, khi một cậu thanh niên xuất hiện thì bí mật sáng tỏ

Vay chị chồng 1 tỷ để mua nhà nhưng điều kiện chị đưa ra là giấy tờ chỉ được phép đứng tên 1 mình chồng tôi

Xem phim "Sex Education", tôi giật mình biết nguyên nhân con trai thường bị dập ngón tay trước khi thi: Yêu con nhưng khiến con phản kháng tiêu cực
Có thể bạn quan tâm

3 chòm sao có số mệnh "giàu có", không cần đàn ông vẫn là phú bà tự thân
Trắc nghiệm
2 phút trước
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ
Pháp luật
1 giờ trước
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
1 giờ trước
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
1 giờ trước
Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập
Sao châu á
1 giờ trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
1 giờ trước
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
1 giờ trước
'Khai hoang' sân thượng tầng 5 làm vườn, mẹ đảm thu hút 117.000 người theo dõi
Sáng tạo
1 giờ trước
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
1 giờ trước
Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần
Thế giới
2 giờ trước