Lời tự thú của người đàn ông Việt bám gầm xe tải sang Anh trồng cần sa
Cuong Nguyen là một trong số hàng nghìn người di cư Việt Nam sang Anh trồng cần sa tại các trang trại bất hợp pháp, ước mơ làm giàu để gửi tiền về quê nhà.
Ẩn mình tại vùng ngoại ô nước Anh, Cuong Nguyen, 41 tuổi, dành nhiều tháng cẩn thận chăm chút cho những cây cần sa. Anh là một trong hàng nghìn người di cư Việt Nam làm việc trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD này của Anh.
Cuong Nguyen nhập c ảnh vào Anh bất hợp pháp. Tại đây, anh trồng cần sa trong nhà, trong khách sạn và thậm chí trong chuồng nuôi gia súc. Ước mơ lớn trở thành động lực thôi thúc Cuong mạo hiểm đi từ vùng quê nghèo ở Hải Phòng đến trang trại cần sa bất hợp pháp ở Anh.
“Tất cả những gì tôi muốn là kiếm tiền… dù là hợp pháp hay bất hợp pháp”, Cuong nói trong phóng sự của AFP. Giờ anh đã trở lại Việt Nam
Cuong Nguyen từng di cư bất hợp pháp tới Anh. Ảnh: AFP.
“Nếu rơi xuống đường, bạn sẽ chết”
Công việc trồng cần sa của Cuong do các băng đảng xã hội đen Việt Nam đứng sau điều khiển. Theo các nhà nghiên cứu, ngành công nghiệp trái phép này tại Anh mang lại 3,2 tỷ USD mỗi năm.
Cuong tuyên bố anh đến Anh hoàn toàn tự nguyện và để kiếm tiền, bởi đây là quốc gia có giá cần sa cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, nhiều người khác, bao gồm cả trẻ em, đã bị lừa và bán cho những ông trùm ma túy Việt Nam.
Phóng sự của AFP cho thấy góc nhìn trong cuộc về đường dây tội phạm này, những kẻ lợi dụng đói nghèo và lao động cần việc làm để tuyển người mới.
Trước đây, Cuong từng lừa đảo và nghiện ma túy. Năm 2008, ở tuổi 29, anh lên đường sang Anh với hy vọng làm giàu từ cần sa. Cuong trả 15.000 USD cho bên môi giới để lấy hộ chiếu giả và trà trộn vào nhóm du lịch tới châu Âu.
Video đang HOT
Trốn khỏi đoàn du lịch ở Pháp, Cuong chật vật tìm đường tới một địa điểm ở Calais, nơi nhóm người Việt buôn lậu cho anh nấp dưới gầm xe tải để vào Anh.
“Nếu bạn rơi xuống đường, bạn sẽ chết”, Cuong miêu tả cuộc hành trình xuyên đêm của mình đến Dover cùng với ba người Việt khác.
Do không nói được tiếng Anh, Cuong không có nhiều sự lựa chọn. Anh tìm đến mạng lưới người Việt di cư để tìm sự trợ giúp. Cuối cùng, Cuong đến Bristol và làm việc cho chủ trang trại cần sa ở ngoại ô.
Cuộc đột kích của cảnh sát
Cuong cho biết anh phải tự mình làm việc, không được rời khỏi nơi ở và phụ thuộc vào thực phẩm được phát hàng tuần.
“Tôi dậy sớm, ăn cơm và chuẩn bị chăm sóc cần sa… Tôi đặt những cây cần sa dưới ánh đèn trong hai giờ đồng hồ và tưới nước cho chúng”, Cuong hồi tưởng lại.
Cảnh sát phát hiện trang trại cần sa khổng lồ trong hầm chứa hạt nhân cũ ở Wiltshire, Anh, hồi tháng 2/2017. Ảnh: Solent News.
Tại Anh, rất nhiều ngôi nhà ở vùng ngoại ô được thuê hoặc mua lại để trở thành nơi sản xuất ma túy. Cảnh sát đã tìm thấy cần sa được trồng trong cũi chó, quán rượu, bệnh viện bỏ hoang và thậm chí là hầm ngầm hạt nhân không còn được sử dụng.
Khoảng 12% những người bị kết án liên quan đến cần sa là người Đông Nam Á, nhiều hơn các khu vực khác ngoài châu Âu, theo Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia Anh.
Cảnh sát mất 6 tháng để truy lùng được ra khu vực của Cuong. Hoảng sợ, anh cố gắng nhét nhiều cần sa nhất có thể vào túi đựng rác và bỏ chạy.
Không lâu sau đó, Cuong lại trồng cần sa trong một khách sạn gần Bristol. Anh kiếm được gần 19.000 USD nhưng cũng cáo buộc ông chủ quỵt lương của mình hàng nghìn USD.
Nạn buôn người và cưỡng bức lao động
Hầu hết người Việt di cư đến từ các tỉnh miền Trung nghèo. Nhiều người đến Vương quốc Anh, gửi tiền mặt về nhà để xây lại nhà cửa, mua sắm xe cộ. Nhưng cuộc hành trình mạo hiểm này không hề rẻ.
Các bên môi giới trái phép tính phí lên tới 40.000 USD để làm giả giấy tờ du lịch và vé máy bay đến Đông Âu, từ đó theo đường bộ đến Anh.
Một số trở thành nạn nhân của đường dây buôn người. Vào thời điểm họ trên đường đến Anh, người Việt di cư bất hợp pháp mắc nợ hàng nghìn USD và bị buộc phải làm việc trong các nhà thổ, tiệm làm móng hoặc trang trại cần sa.
Theo báo cáo của các tổ chức Anti-Slavery International, ECPAT UK và Pacific Links Foundation, hơn 3.100 người trưởng thành và trẻ em Việt Nam được xác định có khả năng trở thành nạn nhân của đường dây buôn người từ năm 2009-2018.
Cuối cùng, Cuong đến London, sống chui lủi ở đây vài năm để bán ma túy và đào tạo lao động mới trồng cần sa. Đến năm 2014, Cuong bị bắt vì sử dụng cần sa và dấu vân tay của Cuong cho thấy anh có liên quan đến trang trại cần sa ở Bristol.
Cuong phải ngồi tù 10 tháng ở Anh vì trồng cần sa. Ảnh: AFP.
Cuong bị kết án 10 tháng tù và bị trục xuất vì tội trồng cần sa. Từ năm 2014, Cuong cùng với hơn 1.600 người Việt Nam khác trở về quê nhà theo diện tự nguyện hoặc ép buộc. Trong đó, có ít nhất 22 người dưới 14 tuổi, theo số liệu của Bộ Nội vụ Anh.
Cơ quan này cũng xác định hàng trăm trẻ em khác có khả năng trở thành nạn nhân của đường dây buôn người.
Theo chuyên gia nghiên cứu về nạn buôn người Mimi Vu, nhiều lao động di cư bất hợp pháp quay trở lại Việt Nam trong tình trạng nợ nần và có nguy cơ bị buôn bán trở lại.
Về đến Việt Nam, Cuong chỉ còn “tay trắng” và gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống tại quê nhà Hải Phòng.
Tuy nhiên, Cuong cho biết anh hy vọng sẽ được cải tạo và mở một thẩm mỹ viện cho phụ nữ để kiếm bạn gái. “Trong quá khứ tôi đã phải trở hên hung tợn, còn giờ đây tôi phải nhẹ nhàng và tử tế”, Cuong nói.
Hương Ly
Theo Zing.vn
Maroc thu giữ hơn 4 tấn cần sa trong cuộc truy bắt các ca nô khả nghi
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Maroc đã thu giữ tổng cộng hơn 4 tấn cần sa trên một số ca nô tại vùng biển gần thành phố Assila, miền Bắc Maroc.
Theo Đài Phát thanh quốc gia Maroc ngày 16/8, số cần sa nói trên được thu giữ sau khi lực lượng bảo vệ biển nước này phát hiện một số cano đang di chuyển với tốc độ cao và có nhiều dấu hiệu khả nghi. Các lực lượng an ninh đã tiến hành cuộc truy bắt các cano này.
Bất chấp những nỗ lực trong nhiều năm qua của Chính phủ Maroc nhằm triệt phá các nông trại trồng cần sa, nước này vẫn nơi sản xuất cần sa lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy cũng như Báo cáo về tội phạm ma túy thế giới năm 2016, Maroc là nước đứng đầu thế giới trong danh sách 129 nước sản xuất cần sa giai đoạn 2009-2014, tiếp đến là Afghanistan, Liban, Ấn Độ và Pakistan.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Tổng thống Iran chê hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ yếu kém Tổng thống Iran Hassan Rouhani chê hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ yếu kém, tạo điều kiện cho Houthi thực hiện cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ Ả-rập Xê-út. Ngày 24/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, phiến quân Houthi có thể tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út là do khả năng yếu...