Lời trần tình của viên cai ngục tàn bạo nhất nhà tù Phú Quốc
Trần Văn Nhu (tức Bảy Nhu, SN 1926) là viên cai ngục nổi tiếng ác nhất ở Nhà lao Cây Dừa (đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Giai đoạn những năm 1967-1973, ông ta tra tấn tù binh Cộng sản một cách tàn bạo. Những ngày sau chiến tranh, Bảy Nhu trở lại với cuộc sống của một lão nông và khước từ mọi lời mời ra nước ngoài sinh sống. Cuộc sống của người nổi tiếng tàn ác trong suốt 40 năm qua như thế nào?
“Hình phạt không bản án”
Để tìm hiểu về con người khét tiếng này, chúng tôi tìm về gặp ông Nguyễn Văn Nam, SN 1948, quê Phan Thiết, ngụ tổ 6 thị trấn An Thới, Phú Quốc. Ông Nam là người từng cận kề với Bảy Nhu… Cũng xin nhắc lại rằng, vào năm 1946, Bảy Nhu đi lính và phục vụ cho quân đội Pháp.
Mãi đến năm 1967, Trại tù binh Phú Quốc được thành lập, Bảy Nhu được điều ra đảo và ở đó cho đến khi nhà tù giải thể năm 1973. Ông ta lần lượt được thăng các cấp bậc và về sau giữ chức Giám thị trưởng Nhà lao Cây Dừa.
Bảy nhu – viên cai ngục tàn bạo năm xưa ở nhà tù Phú Quốc.
Theo như nhiều cựu tù Phú Quốc kể lại qua hồi ức rằng, trong thời gian làm cai ngục, Bảy Nhu cho áp dụng những đòn tra tấn tàn bạo để bẻ gãy ý chí của các tù binh Cộng sản bằng cách: Đục răng, dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng, đập vỡ mắt cá chân, dùng giẻ tẩm dầu đốt dương vật, móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt bị nổ tung, luộc người trong chảo nước sôi, dùng kìm rút móng chân tay…
Trong hồ sơ của Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc vẫn còn lưu giữ 24 ngón đòn tra tấn được các cai ngục thường xuyên sử dụng và phần nhiều được cho là do Bảy Nhu nghĩ ra. Bảy Nhu còn được cho là người chịu trách nhiệm về nhiều hành vi ngược đãi tù binh, đặc biệt là hành động ra lệnh bắn đạn cối vào trại tù binh.
Những chuyện về Bảy Nhu đến bây giờ vẫn còn là ẩn số đối với nhiều người. Viên cai ngục tàn ác đến như vậy, có nhiều cơ hội để được đi nước ngoài sinh sống nhưng ông ta đều khước từ tất cả. Ông đã quyết định ở lại Việt Nam đến những ngày cuối đời.
Video đang HOT
Theo tư liệu về trại giam Phú Quốc, xác nhận có đến 12 khu giam tương ứng với 12 giám thị và 1 ông phó trại, cộng cả Bảy Nhu là 13 người. Ngày đất nước thống nhất, 12 “tên ác ôn” nhanh chóng lên máy bay sang nước ngoài định cư, riêng Bảy Nhu nhất quyết ở lại. Liệu đây có phải là một bất thường đối với viên cai ngục từng được truyền miệng là có tiếng “ác ôn”. Và đến tận hôm nay, khi quá khứ đã trôi xa, nhưng người ta vẫn nhớ Bảy Nhu như biểu tượng của sự tàn bạo ở nhà tù khét tiếng tàn bạo.
Để tìm hiểu về cuộc sống của con người một thời bị người đời căm ghét này, chúng tôi tìm về căn nhà của Bảy Nhu nằm trên đường đi vào nhà tù Phú Quốc. Những năm tháng sau chiến tranh, viên cai ngục năm xưa gần như sống biệt lập với mọi người. Bảy Nhu sống khép kín và như luôn mang một nỗi niềm tâm sự về những năm tháng làm cai ngục đến hết phần đời còn lại.
Cải tạo xong, ông tình cờ gặp Đại tá Hai Ngán, Trưởng Công an huyện Phú Quốc. Đại tá Hai Ngán đưa ra những lời khuyên chí tình, chí nghĩa khiến ông Nam từ bỏ luôn ý định sẽ “vượt biên”. Ông đã ở lại Phú Quốc, chí thú làm ăn và được cất nhắc vào tham gia hoạt động các công tác xã hội tại địa phương. Không lâu sau, ông Nam được chỉ định làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng Phú Quốc.
40 năm qua, Bảy Nhu suy tư nhiều về những việc trong quá khứ. Ông Nam chia sẻ, đó cũng là một hình phạt “không bản án” đã dành cho viên cai ngục được mệnh danh “tàn ác” thuở nào. Thi thoảng, Bảy Nhu gọi điện thoại sang nhà ông Nam để hỏi thăm những câu xã giao. Viên cai ngục thường hay nhắc lại câu chuyện cũ và lấy đó làm nỗi ân hận để giày vò bản thân. Ông Nam nói nhiều về chiến tranh, mặc dù chưa từng phải cầm súng ra chiến trường. Ông hiểu cuộc chiến đã để lại cho người dân những hậu quả mà sau này nhiều người vẫn còn mãi day dứt.
Giáp mặt bảy nhu bây giờ
Hỏi thăm về Bảy Nhu, cậu ta đưa cặp mắt dò xét với thái độ dè chừng. Sau khoảng 3 phút lưỡng lự, người thanh niên này lại lê từng bước đi vào sau nhà. Một lát sau, dáng ông lão cao tầm 1,6m, tóc bạc phơ và đã rụng nhiều, hai tay dò dẫm vịn 2 bên tường bước ra. Ông lần mò tìm chìa khóa mở cửa chính để đón khách. Người lạ đến, Bảy Nhu thừa sức hiểu “khách” muốn gì và sẽ hỏi những gì. Bảy Nhu lịch sự mời khách lạ vào nhà để cùng trò chuyện. Nhìn sâu vào cặp mắt viên cai ngục vẫn còn tinh anh.
Bảy Nhu vẫn còn minh mẫn. Không cần đặt câu hỏi, ông ta chất vấn ngay: “Cậu cần gì ở tôi?”. “Cháu gặp ông ở đây, chỉ muốn được trò chuyện, muốn nghe ông kể về tuổi thơ của ông như thế nào?”, tôi đáp. Bảy Nhu như có vẻ dịu giọng rồi ông ta dẫn dắt lại tuổi thơ nghèo khó với một buổi đi học, một buổi ra đồng bắt cá, bắt cua và đổi lấy gạo ăn. Bảy Nhu sinh ra ở vùng Đồng Tháp Mười, trong một gia đình có truyền thống yêu nước.
Ông ta chỉ được học đến lớp 3 rồi ở nhà nghỉ phụ giúp gia đình. Cuộc sống của một người thanh niên cứ thế dần trôi, cùng tiếng bom đạn, cùng những kỷ niệm thiếu ăn đến ngày Bảy Nhu phải đi lính và trở thành viên cai tù nổi tiếng tàn ác như bây giờ. Cuộc đời của ông ta rất có thể sẽ không trở thành một cai ngục “khét tiếng” nếu trốn được quân dịch để an phận.
Trong câu chuyện Bảy Nhu kể, có những lúc ông ta đưa tay lên quệt vội ở khóe mắt khi nhắc lại quá khứ, tuổi thơ của mình. Phải chăng đây là một sự nuối tiếc, một sự hối lỗi ở tuổi gần đất xa trời? Bảy Nhu vừa nói, miệng ông ta cứ móm mém, thỉnh thoảng lại ho từng tiếng và đưa tay lên dằn lồng ngực để tránh phát thành cơn. Dẫn dắt câu chuyện về cuộc sống hiện tại, đôi mắt Bảy Nhu như chợt sáng lên.
Ông ta bất ngờ đứng dậy, bước vào tủ kiếng ở phía trước và mở cửa lấy trong tủ ra một cuốn sổ. Bảy Nhu khoe hai vợ chồng đã được chính quyền địa phương kết nạp làm hội viên Hội Người cao tuổi. Ông và vợ mỗi tháng được trợ cấp 180 ngàn đồng/người đủ mua các nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Từ sau giải phóng đến nay, Bảy Nhu vẫn bám lấy mảnh đất mà ngày xưa ông ta đã từng để lại tiếng ác. Ông vẫn gieo trồng những đợt hoa màu xanh tốt xen canh những cây lâu năm làm kế sinh nhai.
Cuối buổi nói chuyện, Bảy Nhu lại đưa ra cuốn sổ bé bằng nửa lòng bàn tay. Ông ta nói, ai đến tiếp chuyện đều xin lại chữ ký và hãy cứ trút những cơn “thịnh nộ” vào đấy để ông có thể được đọc.
Chiều lòng Bảy Nhu, tôi vẫn để lại cho ông những dòng chữ, nhưng hy vọng, ông ta đọc xong sẽ được an ủi ở những năm tháng cuối đời người. Sau 40 năm giành được độc lập thống nhất đất nước, Bảy Nhu tàn ác năm xưa nay đã trở về với cuộc sống của những con người bình dị.
Hà Long
Theo_Người Đưa Tin
Bảo tàng chiến sỹ Cách mạng: Nơi tri ân các anh hùng liệt sỹ
Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt do cựu chiến binh Lâm Văn Bảng xây dựng trên khuôn viên gia đình rộng hơn 2.000 m2.
Với hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh, Bảo tàng Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt tù đày ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là nơi lưu giữ những bằng chứng "sống" tố cáo tội ác chiến tranh cũng như ca ngợi tinh thần chiến đấu quật cường của các cựu tù Phú Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày tháng 4, Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên lại thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan. Ai cũng xúc động khi xem những tư liệu về cuộc chiến tranh chống Mỹ; những hình ảnh, mô hình về các thủ đoạn tra tấn và chứng tích về tội ác của Mỹ - ngụy; những tấm gương kiên trung của chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày trong nhà tù Phú Quốc.
Cảnh tra tấn tù binh của Mỹ - Ngụy được dựng lại bằng mô hình. (Ảnh: Hồng Bắc)
Đặc biệt, là hình ảnh cây đinh nhỏ đựng trong một chiếc hộp bọc nỉ đỏ. Đây là chiếc đinh mà quân thù đã dùng để đóng vào đầu thiếu úy Đặng Hồng Sơn - đặc công hải quân tại nhà tù Phú Quốc. Ông Sơn đã anh dũng hy sinh khi bị chúng đóng 9 chiếc đinh vào cơ thể. Hay lá cờ Đảng được các chiến sỹ của ta trong nhà tù Phú Quốc dùng để kết nạp Đảng viên.
Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày do cựu chiến binh Lâm Văn Bảng xây dựng trên khuôn viên 2.000 m2 đất của gia đình, với 10 gian trưng bày, tái hiện sinh động những năm tháng đấu tranh anh dũng của dân tộc. Ông Bảng chia sẻ:
Những tháng ngày bị giam cầm ở nhà tù Phú Quốc, hình ảnh đồng đội ngã xuống vì phải hứng chịu những trận tra tấn dã man của quân tay sai Mỹ Ngụy luôn ám ảnh ông. Vì vậy, suốt 20 qua, ông đã đi khắp trong Nam, ngoài Bắc sưu tầm kỷ vật chiến tranh, những hiện vật gắn với đồng đội trong những tháng ngày nghiệt ngã tại nhà tù Phú Quốc để thành lập bảo tàng nhằm tưởng nhớ những người đã khuất.
Ông Lâm Văn Bảng nói: "Những hiện vật ở đây là để báo cáo với Đảng, với quân đội, nhân dân, những người chiến sỹ bị sa vào tay giặc họ vẫn kiên trung bất khuất, trung thành vô hạn đối với Tổ quốc. Đến giờ phút này, bảo tàng thực sự là nơi tố cáo tội ác chiến tranh, là địa chỉ đỏ, là nơi sưởi ấm các linh hồn liệt sỹ, là mái nhà chung của những người chiến thắng trở về, chúng tôi muốn gửi gắm lại cho thế hệ trẻ."
Ông Lâm Văn Bảng - người thành lập bảo tàng. (Ảnh: Hồng Bắc)
Ngoài xây dựng các khu trưng bày hiện vật, năm 2003, ông Bảng cùng các đồng đội tìm về những chiến trường xưa, nghĩa trang liệt sĩ nơi thấm bao xương máu của những anh hùng liệt sỹ như Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, nghĩa trang Điện Biên Phủ, Thành cổ Quảng Trị, Đền thờ Bác Hồ ở Đá Chông, nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo, Hỏa Lò... xin đất và chân hương về lập bát hương cho đền thờ liệt sĩ trong bảo tàng.
Ông Kiều Văn Uỵch, Phó Giám đốc Bảo tàng cho biết: "Hiện nay, có nhiều đồng đội còn nằm rải rác trên các chiến trường chưa được về quần tụ với gia đình, quê hương chưa được hương khói nên chúng tôi mời về đây để dâng hương, dâng hoa, tri ân và mong những hương hồn các liệt sỹ được siêu thoát. Chúng tôi luôn suy nghĩ có những người đó chết thì chúng tôi mới được sống trở về."
Sau 8 năm đi vào hoạt động, đến nay, Bảo tàng chiến sỹ bị địch bắt tù đày của ông Bảng đã đón hàng vạn lượt người tới tham quan. Đó là những cựu chiến binh, các cơ quan, đơn vị, địa phương và đông đảo học sinh trên cả nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhiều lần về thăm bảo tàng và đánh giá cao giá trị của các hiện vật cũng như việc làm ý nghĩa của các cựu tù binh ở đây.
Xúc động về việc làm ý nghĩa và tình cảm của ông Lâm Văn Bảng đối với các đồng đội, đến nay 15 người lính, cựu tù Phú Quốc năm xưa tình nguyện làm công việc bảo quản, lưu giữ hiện vật và đưa đón, phục vụ khách tham quan Bảo tàng. Năm nào cũng vậy, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, 30/4, thống nhất đất nước, các cựu tù Phú Quốc ở khu vực phía Bắc lại hội tụ về đây để ôn lại những kỷ niệm một thời gian khổ hy sinh, cùng thắp nén hương thơm tri ân đồng đội mình, những chiến sỹ cách mạng đã anh dũng hy sinh để giành lại độc lập tự do của dân tộc./.
Hồng Bắc
Theo_VOV
Rùng mình chứng kiến những màn tra tấn tàn ác ở nhà tù Phú Quốc Nhằm lấy lời khai từ các tù binh cách mạng, cai ngục nhà tù Phú Quốc áp dụng 45 hình thức tra tấn dã man như chích điện, đóng đinh vào da thịt, đục răng, bắt nằm trong chảo nóng... Hậu quả, hơn 4.000 tù binh bị sát hại bởi những đòn tra tấn này. Nhà tù Phú Quốc do chế độ Mỹ...