Lời trần tình chua xót của gã trai bao
“Khách em đi chủ yếu là nam giới. Mỗi lần 300 đến 500 ngàn đồng. Cũng có khi, gặp thằng Tây nó thương em, nó cho cả triệu. Em làm nghề này bốn năm rồi. Nói thật với anh, chẳng mất mát gì, lại có tiền gửi về quê cho em ăn học. Coi như mình hi sinh đời anh để em ăn học”, đó là tâm sự của H. – một thanh niên quê ở Lạng Sơn, có thâm niên 4 năm làm trai gọi phục vụ người đồng tính nam ở đất Sài thành hoa lệ.
Trong vai “khách làng chơi”
Để thâm nhập vào thế giới trai gọi, tôi đã bắt xe Hoa Mai vượt 127 cây số từ TP. Vũng Tàu lên TP Hồ Chí Minh – nơi được coi là “điểm dừng chân” và hoạt động khá nhộn nhịp của những chàng trai gọi. Xe Hoa Mai dừng bánh tại số 44 đường Nguyễn Thái Bình (quận 1), chẳng khó khăn lắm tôi nhận ra được thanh niên tên H. đã hẹn gặp từ trước.
Mặc quần bò, áo chẽn, đeo kính đen, ngồi trên yên xe, miệng ngậm thuốc lá, là phong cách rất “chuẩn men” của chàng trai này. Chỉ nhìn bề ngoài, không ai có thể nghĩ đó là một trai gọi chuyên nghiệp, nếu không được nghe chính H. kể về thân phận của anh.
Sau cái bắt tay xã giao, H. đảo mắt nhìn quanh rồi ngồi xuống chiếc ghế con trên vỉa hè. “Anh đi mệt không, hôm nay trời nóng quá. Anh uống cà phê nhé”. H. nói như đã thân quen tôi từ trước vậy. Để hiểu về thân phận trai gọi, tôi bắt đầu hóa mình trong vai “khách làng chơi” và bắt đầu “tình tự”: “Anh không nghĩ là em men hơn trong ảnh nhiều. Phải vậy mới okie chứ”. Nghe tôi nói vậy, H. xắn tay áo để lộ đường cơ bắp, cố để tôi nhìn rồi nhả khói thuốc lãng tử. Tuy không nói câu nào, nhưng tôi hiểu H. đang “tự hào” về cơ bắp cuồn cuộn của mình.
Trai gọi H. (bên phải) tại đường Nguyễn Thái Bình
- Bây giờ đi anh nhé. Lên quận 10 đi, chứ ở quận 1 này giá phòng mắc lắm. Họ cho thuê nguyên ngày chứ không cho thuê giờ như trên quận 10.
-Từ đây lên đó xa không?
- Nếu không kẹt xe chừng 25 phút thôi. Phòng có máy lạnh, tiện nghi đầy đủ.
-Chỗ đó có an toàn không?
- Anh yên tâm. Đó là những chỗ em quen mà.
Sau cuộc trao đổi ngắn gọn ấy, H. chở tôi chạy ngược lại đường Nguyễn Thái Bình, băng qua chợ Bến Thành rồi sang đường Sư Vạn Hạnh, quận 10. Giữa phố phường tấp nập người xe, H. quay lại nói “Anh yên tâm, chỗ đó chuyên cho thuê nhà nghỉ cho cặp đôi mà. Em sẽ làm anh vui”.
-Em làm nghề này lâu chưa?
- Bốn năm rồi anh.
Video đang HOT
-Quê em ở đâu?
- Tận Lạng Sơn. Nhưng bây giờ nhà em ở Đắk Lắk. Em sống ở đây một mình.
-Em có đi khách Tây không?
- Có, nhưng ít.
-Khách Tây chắc được nhiều tiền hơn à?
- Không anh. Cũng ba, bốn trăm. Thằng nào hào phóng thì cho em một triệu, nhưng mình làm cho nó cũng mệt hơn người mình.
Dừng xe trước khách sạn trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10), H. để tôi đứng ngoài cửa rồi chạy thẳng xe vào phía trong cầu thang. Ngước nhìn căn nhà ống 6 tầng ngất ngưởng, tôi rợn người. Bởi nhìn lượng xe máy dưới gầm cầu thang khách gửi, cũng đủ biết, phía trong căn nhà này đang có hàng chục cặp đôi đồng tính đang mây mưa tình ái. “Anh ơi, zô đi”. Mặt tôi đỏ bừng. Tôi móc điện thoại trong túi nhìn đồng hồ để trấn tĩnh tinh thần. “Nếu dừng ở đây thì sao biết được thân phận trai gọi”.
Không còn cách nào khác là “thâm nhập”, tôi mạnh dạn bước lên cầu thang. Những tưởng, đeo khẩu trang để che mặt, sợ xung quanh nhìn thấy, nhưng bà chủ khách sạn khoát tay: “Anh lên lầu đi. Anh đến lần đầu không quen thôi, chứ ở đây vậy là thường mà”. Tôi hiểu nhanh ý bà chủ khách sạn. Nghĩa là nơi đây là khách sạn dành riêng cho những cặp đôi đồng tính và trai gọi thuê với 60.000 đồng/giờ.
Vết trượt đầu đời
Cánh cửa khách sạn bật mở, tôi “bất đắc dĩ” bước chân theo H. vào trong. Một chiếc giường trải ga hoa màu tím, chiếc tủ kê sát tường, bàn trang điểm, tivi, máy lạnh. Thoáng lạnh tóc gáy nhìn chiếc gương lớn ngay đầu giường, tôi hiểu nó sẽ là công cụ phản chiếu trung thực nhất cho những “động tác” của những cặp đồng tính trong cơn hoan lạc.
“Em tắm trước nha. Bây giờ chỉ có hai thằng đàn ông thôi. Em là trai thẳng 100%, không ẻo lả đâu. Anh nhìn này”. H. cởi áo ngoài để lộ bộ ngực trần vạm vỡ. Trước khi bước vào nhà tắm, Hợp còn tắt điện thoại và kiểm tra lại túi hành nghề.
Trong khi H. trong nhà tắm, tôi “liều mạng” kiểm tra hành lý. Chẳng có gì ngoài cái bóp có 30 ngàn lẻ, một hộp gel bôi trơn, 2 cái bao cao su và cái chứng minh nhân dân mang tên H., hộ khẩu thường trú tại Lạng Sơn.
Trong khi tôi chưa kịp đưa máy ảnh chụp chứng minh nhân dân của H., thì cánh cửa phòng tắm bật mở. H. bước ra với chiếc khăn tắm quấn ngang từ hông trở xuống. “Anh vô tắm đi. Anh đi lần đầu à, tự nhiên đi anh. Bây giờ chỉ có hai thằng đàn ông thôi mà”. Tôi gai người nghe H. nhắc lại câu nói ấy.
Để không bị lộ, tôi đi nhanh vào nhà tắm xả nước. Bước ra sau 5 phút “sạch sẽ”, tôi hoảng hồn khi trước mặt mình một trai gọi nguyên nghĩa mặc mỗi chiếc sịp nằm trên giường chờ đợi. Lấy cớ thử chiếc máy ảnh mới mua, tôi đưa lên bấm liền 3 kiểu, nhưng H. đã kịp lấy khăn tắm che mặt.
“Đừng chụp em, em không muốn thế. Anh đến đây em “thư giãn” cho”. “Sao vội thế, em lại đây”, tôi tìm kế “hoãn binh”. H. bật ngồi dậy đến bàn cầm điếu thuốc lá đưa lên miệng châm lửa: “Anh là nhà báo à? Em không ngại. Có điều, đừng đưa mặt em lên báo, em còn lấy vợ nữa”.
H. trong nhà nghỉ.
Câu chuyện bắt đầu trở nên thân tình khi tôi nói đã có thời gian công tác tại Đắk Lắk, đã từng là sinh viên nghèo. Như sự bắt nhịp đúng tâm tư, H. bắt đầu chia sẻ về hoàn cảnh éo le của anh.
H. quê gốc ở Lạng Sơn. Năm 2010, H. rời đồi chè xứ Lạng vào TP Hồ Chí Minh học trung cấp du lịch. Những đồng tiền chắt chiu từ xứ chè được bố mẹ gửi vào không đủ cho H. trang trải cuộc sống. Tiền ăn, tiền học, tiền phòng trọ luôn làm cho H. “cháy túi”. Để kiếm thêm tiền đóng nhà trọ, H. đã đến quán cà phê nằm trên đường Trần Quang Khải, quận 1 để chạy bàn.
Đây là quán cà phê phục vụ những ai vừa thích xem phim, vừa nhâm nhi cà phê trên sân thượng và đếm sao trời. Một lần bưng cà phê, H. đã vô tình làm đổ vào áo một vị khách. “Thay vì lớn tiếng quở trách thì vị khách này lại xin số điện thoại em. Không thể không cho, vì em nợ họ một lời xin lỗi. Đó là người đầu tiên em trao thân cho họ”, H. nhớ lại.
Rít hơi thuốc dài rồi quay sang nói như phân trần: “Em không phải pê-đê đâu anh. Em là trai nguyên. Em cũng có người yêu ở Đắk Lắk. Vì nghèo quá nên em mới phải làm như thế thôi. Sau lần đầu tiên ấy, em hứa sẽ chừa, nhưng rồi em lại dấn thân làm liều mỗi lần không có tiền đóng trọ. Nhiều khi, em không biết mình là ai nữa. Em hận bản thân em”. H. ngước lên trần nhà để cố giấu giọt nước mắt lưng tròng.
“Chú có tính cưới vợ không?”, tôi hỏi. H. quay lại nhìn tôi tìm sự cảm thông: “Em không biết nữa. Em đã bán thân cho nhiều đàn ông, có người hơn cả tuổi bố em. Nói thật với anh, nhìn bề ngoài em men vậy thôi, chứ bây giờ em không còn cảm giác với phụ nữ nữa. Biết là chua xót, nhưng thật sự, những đồng tiền bẩn thỉu ấy đã giúp em gái em đang học đại học trên Tây Nguyên. Coi như hi sinh đời anh cho em ăn học”.
Tương lai nào cho đời trai gọi?
Hỏi về những người làm trai gọi ở Sài Gòn, H. cho biết: “Nếu muốn tìm hiểu, anh cứ vào trang Vietfun thì biết. Tìm call boy không khó đâu, nhưng tìm người đàng hoàng thì không dễ”. Và theo H., rất nhiều kẻ tự xưng là “trai thẳng, lịch sự, có học thức”, nhưng kỳ thực là “dân” móc túi chuyên nghiệp. Sau khi ngã giá đồng ý, những kẻ móc túi đưa khách về nhà trọ của mình. Trong lúc “mây mưa” trên giường, một kẻ khác nằm dưới gầm giường lục bóp lấy tiền. Lấy tiền xong, nhắn tin cho một kẻ khác đứng ngoài đập cửa giả vờ nhân viên đi thu tiền điện. Lúc đó khách mới biết mình bị lừa, nhưng không dám kêu, vì xấu hổ.
Theo tìm hiểu, ở Sài Gòn, trai gọi được chia làm ba loại. Loại thứ nhất chuyên phục vụ các bà, các cô nhiều tiền nhưng thiếu tình. Mỗi sô như vậy trai gọi được 400.000 đồng đến 500.000 đồng. Loại thứ hai là trai thẳng (call men thẳng) chuyên phục vụ cho đàn ông, kể cả doanh nhân thành đạt hoặc nghệ sĩ. Nắm được dân đồng tính rất thích “trai thẳng 100%”, nên những call boy này ra giá rất đắt từ 500.000 đồng/giờ đến 1 triệu/lần.
Những “trai thẳng” này cũng sẵn sàng đi chơi Đà Lạt, Vũng Tàu khi khách yêu cầu với sô trọn gói từ 2 đến 5 triệu đồng, tùy theo “chất men” của mình mà ra giá với khách. Loại thứ ba là “dân bóng lộ”, vừa có nhu cầu tình dục đồng giới, vừa muốn làm trai gọi để lấy tiền tiêu xài. Loại này chuyên đứng đường, hoặc vào vũ trường tìm khách và sẵn sàng móc túi, hành hung, thậm chí giết người cướp của khi có cơ hội.
Hiện tượng trai gọi ở TP Hồ Chí Minh đang nở rộ trên mạng Intenet. Ẩn trong mỗi trai gọi là một cảnh đời chua xót, hoặc là vì hoàn cảnh đành “nhắm mắt đưa chân”, hoặc là chịu nhục để lấy tiền tiêu xài, đua đòi. Phần nhiều những trai gọi không có kiến thức về an toàn trong tình dục đồng giới nên họ sẵn sàng “bán thân” mà không biết “phòng”.
Tương lai của những trai gọi sẽ là một mảng tối, nếu họ cứ dấn thân vào con đường tội lỗi. Dĩ nhiên, H. chỉ là một trong hàng ngàn trai gọi ở Sài Gòn hiện nay.
Theo Mạnh Tuấn
Cảnh sát toàn cầu
Giáo viên còn "lúng túng" thông tin về kỳ thi quốc gia
Đã hơn 1 tuần theo quy định học sinh sẽ làm hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia, thế nhưng tại nhiều trường THPT trên địa bàn TPHCM mới nhận được hồ sơ từ Sở GD-ĐT nên chưa hướng dẫn cho học sinh.
Đặc biệt, đến giờ nhiều cán bộ, giáo viên phụ trách hướng nghiệp tuyển sinh vẫn còn khá mơ hồ về những quy định trong việc đăng ký hồ sơ dự thi năm nay.
Thời điểm này theo quy định các trường hướng dẫn và nhận hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh nhưng nhiều giáo viên thắc mắc trước những thay đổi của kỳ thi.
Chương trình tọa đàm "Tập huấn quy trình tuyển sinh - kỹ năng vào đại học" do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức ngày 9/4 đã trở thành dịp để đại diện các trường THPT trên địa bàn bày tỏ nhiều thắc mắc về việc cách thức đăng ký dự thi. Còn quá nhiều băn khoăn nên đến nay công tác hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký thi tại nhiều trường vẫn chưa triển khai.
Đại diện đến từ các trường THPT Tây Thạnh, THPT Nguyễn Thái Bình, THPT Tân Phong... đều cho biết vừa mới nhận hồ sơ từ Sở GD-ĐT chuyển về. Cô Ngô Thị Trang - giáo viên phụ trách hướng nghiệp tuyển sinh của Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) cho biết dù quy định học sinh được nộp hồ sơ từ ngày 1/4 nhưng đến hôm qua, trường mới được nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ Sở GD-ĐT TPHCM chuyển về nên chưa triển khai gì đến cho học sinh.
Cô Trang cũng cho rằng năm nay, đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ văn bản chính thức từ phía Sở GD-ĐT hướng dẫn về mặt kỹ thuật như: mã trường có giống năm ngoái? lệ phí tuyển sinh, trường bàn giao lệ phí cho đơn vị nào, thí sinh tự do có được nộp hồ sơ dự thi tại trường hay không... Ngoài ra trường đang rất lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh có phải bỏ phiếu xét công nhận tốt nghiệp vào hồ sơ hay không?
Trong khi đó, các giáo viên vẫn tỏ ra lúng túng trước những vấn đề liên quan đến ưu tiên tuyển sinh vì quy định tuyển sinh năm nay, thí sinh phải chịu trách nhiệm về những gì mình khai trong hồ sơ đăng ký dự thi. Cô Liên - đại diện đến từ Trường THPT Tân Phong thắc mắc rằng những năm trước quy định học sinh tốt nghiệp ở đâu thì hưởng ưu tiên ở khu vực đó tuy nhiên năm nay không biết có thay đổi không? Trường hợp thí sinh học 3 năm tại Trường THPT Tân Phong, quận 7 nhưng lại có hộ khẩu ở huyện Cần Giờ, vậy hồ sơ sẽ ghi ưu tiên khu vực ra sao?
Đó cũng là thắc mắc tương tự của cô Thụy Anh - giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11). Cô Thụy Anh nêu rằng trường hợp thí sinh học tại trường mình nhưng có hộ khẩu ở huyện Phú Quốc, Kiên Giang có được hưởng ưu tiên khu vực hay không.
Ngoài ra, cô Thụy Anh cũng cho biết trường cũng chưa dám nhận hồ sơ của học sinh vì đang chờ hướng dẫn về việc thu lệ phí tuyển sinh. "Những ngày trước, Bộ GD-ĐT nói lệ phí tuyển sinh là 35 ngàn đồng/môn nhưng đến hôm qua lại có thông tin, lệ phí chỉ còn 30 ngàn đồng/môn?", cô giáo phụ trách tuyển sinh tỏ ra băn khoăn.
TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM trao đổi và "gỡ" phần nào những điều mà giáo viên còn lo lắng.
Trước nhiều vấn để của các giáo viên hỏi, TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, Thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 đã có những chia sẻ tháo gỡ thắc mắc cho giáo viên. Ông Nghĩa cũng nhìn nhận rằng những thay đổi liên tục trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay khiến giáo viên phổ thông chưa nắm kịp và bối rối. Không ít thí sinh, nhất là thí sinh tự do cũng cảm thấy lo lắng do chưa được hướng dẫn kỹ càng. Ông Nghĩa lưu ý rằng các trường phải cập nhật liên tục những thông tin liên quan đến kỳ thi để hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Liên quan đến những thắc mắc về ưu tiên khu vực, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng hiện nay vấn đề ưu tiên khu vực tác động rất lớn đến một lượng thí sinh. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 70% thí sinh sống tại các khu vực ưu tiên tuyển sinh. Riêng từ năm 2014, điều kiện về ưu tiên khu vực đã được điều chỉnh lại, nếu căn cứ theo quy định đại trà, là ưu tiên khu vực được xác định theo nơi các em đã, đang học và thi tốt nghiệp THPT thì sẽ có số lượng không nhỏ học sinh tuy có hộ khẩu nằm trong khu vực ưu tiên nhưng do đi học tại các xã, các trường THPT đóng trên địa bàn các xã thuộc diện ưu tiên không cao, các em sẽ bị mất quyền lợi.
Vì vậy, TS Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý cần phải có những hướng dẫn cụ thể để giúp các em xác định đúng khu vực ưu tiên của mình để tránh thiệt thòi về sau này. "Sở GD-ĐT từng địa phương cần công bố các trường phổ thông nào nằm ở xã nào, được hưởng ưu tiên khu vực loại gì, điều này cũng phải phổ biến đến từng học sinh để các em khai cho đúng, không để mất quyền lợi của các em".
Lê Phương
Theo Dantri
"Tăng lương là ưu tiên số một khi dôi ngân sách" Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 26/5, TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội - cho biết, UB Cải cách chính sách tiền lương quốc gia vừa họp bàn, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì đến cuối năm, sẽ sớm tăng lương cơ sở. Trong phiên thảo...