Lời tỏ tình mùa thu với xứ sở Kangaroo
Nhận lời mời của người bạn Australia tại một cuộc họp công đoàn ở Manila (Philippines) đã lâu, nhưng nay chúng tôi mới có dịp chạm ngõ nước Úc. Đón chúng tôi tại sân bay Sydney là những nụ cười và ánh mắt ấm áp cùng lời chào xởi lởi của hải quan nước bạn.
Nụ cười ấy, ánh mắt ấy…
Đón bình minh bên cầu cảng Sydney nổi tiếng
Dù chuyến bay khá dài nhưng đoàn du khách Việt 12 người chúng tôi đi tour Úc từ ngày 25/4 ai cũng hài lòng với cung cách phục vụ toàn những điểm son của Singapore Airlines. Điều khá thú vị nữa (mà có thể bây giờ chúng tôi mới biết) là mỗi du khách còn được hưởng khoản tiền “tip” qua tấm séc 20 dollar Sing được tặng khi transit qua sân bay quốc tế Changi.
Đổ bộ xuống sân bay Sydney sáng 26/4, dù việc kiểm tra hành lý diễn ra rất nghiêm ngặt với sự hiện diện thường xuyên của các nhóm nhân viên lực lượng phòng chống ma túy có chó nghiệp vụ đi kèm, nhưng bầu không khí không vì thế mà quá căng thẳng. Vì sao ư? Cũng dễ hiểu thôi. Đó là thay vì những gương mặt hình sự cùng ánh mắt hình viên đạn (mà dân ta thường kêu ca là gắn chặt với hình ảnh nhiều CBNV các ngành hành chính và dịch vụ thường thấy ở nhiều nơi) là những nụ cười cùng lời chào và ánh mắt ấm áp của các nhân viên hải quan Úc (họ không hề viện cớ mỗi ngày phải đón bao nhiêu khách để…không thể cười đâu nhé), giúp vơi bớt mệt mỏi cho hành khách sau những chặng bay dài.
Dãy núi đá Ba chị em – 1 trong những điểm đến nổi tiếng nhất của vườn quốc gia Blue Mountain ở ngoại vi Sydney
Chúng tôi còn được chứng kiến sự cởi mở của các nhân viên hải quan Úc để cảm kích hơn vào chuyến trở lại khi làm thủ tục hoàn thuế mua hàng. Thủ tục chứng nhận hàng đã mua được thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản dù khách khá đông. Băn khoăn chút chút vì tôi quên 1 con số trên Visa card để ở nhà của mình, anh nhân viên trực tiếp làm thủ tục bước 2 nhanh chóng khuyên tôi chấp nhận để tiền hoàn thuế được trả chung vào Visa card của một bạn đồng hành trong đoàn. Và rồi lời chào bằng tiếng Việt khá rành rọt “Chúc mừng năm mới!” (dù lúc đó là vào tối 1/5) càng khiến chúng tôi có cảm tình hơn với con người ấy. Thật tuyệt khi ở nơi xa lạ mà ta luôn nhận được sự giúp đỡ chí tình của người khác, chẳng như cái cách “hành là chính” vẫn tồn tại quanh ta…
Hồ thu ở xứ sở Kangaroo
Ngược lại, tình cờ khi ra cổng chúng tôi gặp một người Việt đã có tuổi tiến tới hỏi xem có phải đoàn từ Sài Gòn tới? Nghe đáp “Chúng tôi từ Hà Nội”, ông ta lảng ngay ra xa sau khi buông lời cay đắng, rằng sợ quá nên phải rời xứ ra đi đã mấy mươi năm… Làm báo cũng khá lâu, chúng tôi phần nào hiểu được tâm tư của kiều bào ta ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt ở Úc nói riêng, để cho rằng âu đó cũng là điều bình thường với mỗi phận đời xa xứ.
Chụp ảnh lưu niệm trước tòa nhà Quốc hội mới ở thủ đô Canberra
Người Việt thứ hai chúng tôi chỉ gặp trong chớp nhoáng, khi chiếc xe bus nhỏ chở đoàn (kéo theo chiếc rơmoóc nhỏ chở hành lý phía sau trông khá ngộ) tham quan Sydney ngày đầu tiên. Chẳng kịp hỏi tên, chỉ thấy anh nở nụ cười rất tươi chào hỏi chúng tôi bằng giọng miền Nam sau khi nghe bác tài xế gốc Hoa nhắc: “Chào những người đồng hương của anh đi!”
Video đang HOT
Tòa nhà quốc hội bang Victoria.
Một số người Việt khác chúng tôi gặp sau đó trong các quán ăn, siêu thị, chợ trái cây…có thể là chủ hàng, là nhân viên hoặc sinh viên đi làm thêm… Ai cũng tỏ ra vui vẻ, thân thiện và cởi mở như phong cách chung của những người dân xứ Kangaroo. Đồng thời vẫn có chút gì đó khiến chúng tôi cảm thấy họ gần gũi hơn, cũng có thể do được nghe tiếng Việt với âm sắc nhẹ nhàng, tình cảm chăng?
Người lái xe chở đoàn chúng tôi dạo chơi ngày cuối cùng tại Melbournecũng là người Việt. Anh vui vẻ ăn chung với chúng tôi vài chiếc kẹo cà phê VN, không chờ đợi bên ngoài mà rời xe đi dạo cùng cả đoàn. Vừa ngắm cơn mưa lá vàng rơi xao xác xuống thảm cỏ nhung xanh mướt mượt điểm những chùm hoa dại lấm tấm trắng, chúng tôi vừa cùng anh trôi nổi qua những quãng đời với không ít đoạn trường đưa con người này từ VN sang Mỹ rồi phiêu dạt tiếp tới Úc. Để rồi gia nhập nhóm ít ỏi chỉ bao gồm 4 người Việt làm nghề lái xe tại thành phố được cộng đồng VN ví von là “Mel buồn” này.
Những phận đời bèo dạt mây trôi thời hậu chiến, đất nước nào có lẽ cũng tương tự vậy cả thôi…
Trang trại Warrook Cattle Farm ở ngoại vi Melbourne – thủ phủ bang Victoria
Điệp khúc mùa thu
Thật ra sắc thu vàng lộng lẫy tuyệt đẹp, đoàn chúng tôi chỉ nhận thấy bao trùm và nổi trội nhất tại thủ đô Canberra. Cái độc đáo ở thành phố thủ đô còn rất trẻ tuổi đời này là không gian mênh mang khiến tầm mắt ta không hề bị hạn chế bởi liên tiếp những khối nhà chọc trời hoặc những công trình kiến trúc quá đồ sộ, hoành tráng. Ngay giữa thủ đô, con người vẫn được tiếp xúc với thiên nhiên xanh – sạch – đẹp và bầu không khí trong trẻo, thoáng đãng với rất nhiều cỏ cây hoa lá rực rỡ muôn sắc màu ở khắp mọi nơi, từ trung tâm thành phố trải dài ra bốn phương tám hướng rất xa, rất xa…
Nhà thờ Thánh Patrick ở TP Melbourne
Dù nghề báo cũng đã tạo cho chúng tôi kha khá cơ hội đi tới một số nước phát triển khác, nhưng nếu được lựa chọn, chắc chắn riêng cá nhân tôi sẽ bấm 1 like thật lớn chọn nơi đáng sống nhất cho nước Úc – quốc đảo lớn nhất và cũng là lục địa nhỏ nhất trên thế giới, với diện tích 7.682.300 km vuông mà chỉ có khoảng 21 triệu dân này.
Vì sao ư? Tất nhiên du khách nào mà không bị cuốn hút bởi những địa danh nổi tiếng như nhà hát con sò Sydney ( Sydney Opera House), cầu cảngSydney (Sydney Harbour Bridge), bến cảng Darling, di sản thiên nhiên thế giới Blue Mountain, cảng cá Sydney… tại thành phố cảng Sydney. Còn ở thủ đô Canberra là tòa nhà Quốc hội mới, đồi Thủ đô, công viên Commonwealth, khu vực các đại sứ quán, hồ Burley Griffin, Đài tưởng niệm và bảo tàng chiến tranh…
Nhưng ấn tượng nhất với chúng tôi ở chặng cuối dừng chân tại thành phố mà ở đó ta có thể gặp cả bốn mùa trong một ngày – Melbourne, lại là tuyến xe điện gợi nhớ “leng keng tàu sớm khuya” thủa nào của thủ đô Hà Nội. Tất nhiên những địa điểm du lịch có tiếng khác cũng rất hút khách. Nào là tòa nhà Quốc hội, nhà thờ Thánh Patrick, quảng trường Federation, vườn thực vật Fitzroy…Nào là bán đảo Mornington với mê cung xanh Ashcombe, “mê cung” tím đượm hương thơm quyến rũ của loài hoa oải hương dù vừa qua mùa thu hoạch…Còn chương trình tham quan nông trại để tự tay vắt sữa, cho bê ăn, xem xén lông cừu, xem “show” chó chăn cừu biểu diễn hoặc tự tay cho Kagaroo ăn thì thật ra chưa được hấp dẫn vì… có vẻ thiên về diễn nhiều hơn.
Du khách tự tay cho Kangarroo ăn tại trang trại Warrook Cattle Farm
Nhưng để nói về đặc trưng khác biệt của nước Úc so với nhiều nước khác, theo cảm nhận của chúng tôi, có lẽ đó là xúc cảm liên tiếp trào dâng như những đợt sóng ngầm (mà lâu nay vì quá bộn bề với những lo toan cho cuộc sống nên ta có phần nào sao nhãng) về tình yêu, nỗi nhớ và cả sự cô đơn thấm kín ẩn giấu đâu đó trong những góc khuất trái tim.
Chỉ cần ra khỏi thành phố là những con đường êm ái uốn lượn lên xuống như đôi dải lụa mềm mại càng trở nên thênh thang, thoáng đãng. Song song với hai làn đường xuôi ngược là làn đường dành riêng cho xe cứu hộ vắng lặng nhưng bất khả xâm phạm. Không hề gặp cảnh kẹt xe tắc đường, đôi khi xe chỉ hơi ùn lại trước cửa ngõ vào thành phố. Nhìn chung lượng xe ôtô không quá nhiều và cũng không có gì là đặc sắc, nhưng xe gắn máy thì khá là “khủng”, rất đẹp và lạ. Xe đạp cũng không nhiều như ở Hà Lan, mà có lẽ nhiều và bắt mắt nhất là xe… nôi chở những thiên thần bé nhỏ vô cùng xinh đẹp, đáng yêu hiện diện ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là tại các tụ điểm công cộng và điểm tham quan, du lịch.
Phong cảnh đồng quê nên thơ với những cánh đồng rộng mênh mông tới ngút tầm mắt, hoặc mướt mượt màu cỏ xanh trồng để nuôi gia súc (nhiều nhất là giống bò đen cho thịt chất lượng hàng đầu cùng đàn cừu xinh xắn trông xa chẳng khác gì những túm bông ai vứt rải rác trên tấm thảm nhung xanh nõn xanh nà), hoặc óng ả sắc vàng mê ly của những ruộng nho mùa thu đang rực lên sắc màu đẹp nhất trước khi trút hết lá lúc đông về.
“Mê cung” hoa oải hương màu tím rộng hơn 25ha trên bán đảo Mornington, Melbourne
Những hàng cây khuynh diệp sum suê tạo thành đường viền thật đẹp và độc đáo cho hầu khắp mọi tuyến đường. Trong khi số khác ít hơn nhưng đậm vẻ đặc trưng hơn cho bức tranh mùa thu là những đường phố được viền bằng cây ngô đồng đang mùa khoe sắc lá vàng – tím – đỏ – hồng… khiến ta không thể rời mắt.
Và rồi trong tâm ta chợt có những khoảng lặng chùng xuống trong cảm giác “trăm năm cô đơn” trước sự hiện diện của những “cụ” cây lưu niên giữa cánh đồng bát ngát. Cái dáng đơn côi, kiêu hãnh và thế nghiêng theo chiều gió, xòe chòm lá sum suê tạo bóng mát lý tưởng giữa mênh mông đất trời đầy nắng gió… thật đáng kính nể!
Cộng đồng nhỏ
Phải chăng Úc là lục địa mới đất rộng người thưa với đa sắc tộc cư dân, nên tính cách chung của người dân vùng đất này vừa khá phóng khoáng vừa ân cần, cởi mở và dễ tiếp nhận những nền văn hóa khác biệt. Bởi thế nên người ta cũng dễ dàng trao tặng nhau nụ cười, sự quan tâm và chia sẻ để khoảng cách về địa lý được khép lại dần bằng tình người, tình yêu, tình bạn…
Sinh viên VN tại Australia tham dự Ngày văn hóa VN tại trường UTS (ảnh: ABC – Australia, nguồn: Lao Động)
Đất lành chim đậu. Nghe hướng dẫn viên của Vietravel nói xứ này kiếm việc làm khá dễ, mức sống cao, môi trường được bảo vệ rất tốt nên có quá nhiều nơi khiến ta liên tưởng tới khung cảnh như thực như mơ của “thiên đường hạ giới”. Cũng nghe nói ở xứ này người ta dễ trở nên khá giả, nhưng vì phải đóng thuế khá nhiều để dành cho phúc lợi sau này nên muốn giàu cũng không dễ dàng gì. Nghe nói nhanh giàu nhất là những người “làm linh tinh mấy việc” (chắc chắn tới 99% là… trồng “cỏ” siêu lợi nhuận), và cũng nhanh trắng tay nhất khi chẳng may lại vướng vào thú đam mê casino. Mà máu làm giàu cũng như máu đỏ đen xem ra với không ít người Việt ta ở xứ này cũng… kha khá.
Người phụ nữ Việt gốc Hà Nội lấy chồng Úc, đã có 1 cậu con trai chừng 6,7 tuổi chúng tôi gặp trên du thuyền dạo quanh cảng Darling, vui mừng ra mặt khi gặp đoàn VN. Cô ríu rít hỏi han tình hình “bên nhà”, trong khi anh chồng Úc chỉ tủm tỉm ngồi nghe vợ “tám” tiếng Việt với những đồng hương tình cờ gặp gỡ trong một ngày rất đẹp trời.
Khu phố người Việt đông đúc ở Footscay – cách Melbourne 5 km về phía tây (ảnh: ABC – Australia, nguồn: Lao Động)
Sự cởi mở và ân cần như của cặp vợ Việt chồng Úc này chúng tôi còn được thấy ở hầu hết những người đồng hương khác tại khu phố Việt ở Melbourne, khi tới thưởng thức vài món ẩm thực quê nhà vào ngày cuối cùng trước khi rời Úc. Nhìn cảnh khá đông thực khách Việt đang tập trung ăn uống tại đây, có thể cảm nhận được rằng thế giới nhỏ gần như mang vẻ Việt rất riêng này là nơi giúp tiếp thêm sức mạnh cộng đồng cũng như gắn bó tình người giữa những người con xa xứ.
Đã lại trở về Hà Nội rồi và từ nơi xa lại muốn nhấn thêm nhiều like nữa cho xứ sở Kangaroo – tình yêu mùa thu 2013 của chúng tôi.
Theo Dantri
New Zealand hưởng lợi do Australia hủy hợp đồng mua 10 trực thăng
Chính phủ New Zealand vừa phê chuẩn kế hoạch mua 10 chiếc máy bay trực thăng chống ngầm Super Seasprite và các trang thiết bị đi kèm của hãng hàng không Kaman (Mỹ).
Số trực thăng này ban đầu được chế tạo cho Hải quân Australia, nhưng vào năm 2009, Canberra đã hủy bỏ hợp đồng sau khi giá được đội lên quá cao và do vấn đề kỹ thuật.
Tổng giá trị hợp đồng, bao gồm 8 chiếc trực thăng Super Seasprite SH-2G(I) thành phẩm và 2 chiếc mua rời từng bộ phận, cùng với một máy bay mô hình phục vụ huấn luyện, tên lửa đối hạm Penguin và các bộ phận kèm theo là 242 triệu đô la New Zealand (204 triệu USD), Bộ Quốc phòng New Zealand cho biết trong một tuyên bố.
"Lô hàng của Tập đoàn hàng không Kaman này sẽ cung cấp cho Hải quân một phiên bản trực thăng nâng cấp, Seasprite SH-2G (I). Nó sẽ cho phép máy bay trực thăng được triển khai trên hai chiếc khinh hạm lớp ANZAC (Te Mana và Te Kaha) cũng như các tàu tuần tra ven bờ và tàu đa năng HMNZS Canterbury", Bộ trưởng Quốc phòng Jonathan Coleman cho biết.
10 chiếc trực thăng chống ngầm này sẽ thay thế phi đội 5 chiếc trực thăng SH-2G Seasprites đã được biên chế từ những năm 1990 và sẽ sớm bị loại ra khỏi biên chế.
Hiện nay, cái giá 204 triệu USD dành cho 11 chiếc máy bay cùng với lượng trang bị, vũ khí đi kèm nói trên là không đắt, thậm chí còn được coi là rẻ. Có khả năng New Zealand đã được hưởng lợi từ việc Australia hủy bỏ hợp đồng nên Kaman cũng muốn bán để thu hồi vốn.
Số trực thăng này hiện đang được bảo quản trong kho tại bang Connecticut, Mỹ, và theo kế hoạch, toàn bộ 10 chiếc trực thăng sẽ được bàn giao cho New Zealand từ năm 2014-2016.
Trực thăng Super Seasprite có khả năng cất cánh với trọng lượng rỗng 4,1 tấn, trọng lượng tải tối đa 6,1 tấn, vận tốc 222km/giờ và phạm vi hoạt động khoảng 1.000km.
Ngoài các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị chuyên dụng săn ngầm, trực thăng Super Seasprite SH-2G (I) còn được trang bị tên lửa đối hạm Kongsberg Penguin với đầu đạn có kích thước gấp 3 lần và tầm bắn gấp 2 lần so với tên lửa Maverick trang bị cho trực thăng SH-2G. Hai giá treo cho phép nó mang thêm 2 ngư lôi chống ngầm Mk 46 hoặc Mk 50.
Theo ANTD
Các nước trong khu vực ủng hộ dự thảo COC Phát biểu trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Thủ đô Canberra hôm 24-10, Thủ tướng Australia Julia Gillard hối thúc các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC). Bà Gillard cho biết, Australia không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng kêu...